Lý thuyết Hai mặt phẳng song song (mới 2023 + Bài Tập) - Toán 11

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song lớp 11 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song.

1 4,559 25/01/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song

Bài giảng Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song

A. Lý thuyết

I. Định nghĩa

Hai mặt phẳng (α), (β) được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.

Khi đó ta kí hiệu (α) // (β) hoặc (β) // (α).

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

II. Tính chất

- Định lí 1. Nếu mặt phẳng (α) chứa hai đường thẳng cắt nhau a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng (β) thì (α) song song với (β).

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ta có:

a,bα,ab=Ma // βb // βα//β

- Định lí 2. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Hệ quả 1. Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (α) thì qua d có duy nhất một mặt phẳng song song với (α).

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Hệ quả 2. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.

- Hệ quả 3. Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng (α). Mọi đường thẳng đi qua A và song song với (α) đều nằm trong mặt phẳng đi qua A và song song với (α).

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Định lí 3. Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau.

α//βa=αγb=βγa // b

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Hệ quả. Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng nhau

α//βaα=A,bα=A'aβ=B,bβ=B'AA'=αγBB'=βγAA'=BB'

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ví dụ 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm của SA, SD và AB. Chứng minh:

a) M, N, O, P  đồng phẳng.

b) mp(MON) // mp(SBC).

Lời giải:

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

a) Ta có MN là đường trung bình của tam giác SAD nên MN // AD  (1).

Và OP là đường trung bình của tam giác ABC nên OP // BC // AD  (2).

Từ (1) và (2) suy ra MN // OP // AD nên 4 điểm M, N, O, P  đồng phẳng.

b) Vì MP  //  SBOP  // BCMP,  OP  (MNOP)SB,  BC  (SBC)

Suy ra, (MNOP) // (SBC) hay (MON) // (SBC).

Ví dụ 2. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi I là trung điểm của A’B’. Mặt phẳng (IBD) cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?

Lời giải:

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Ta tìm giao tuyến của 2 mp(IBD) và (A’B’C’D’)

BD​​  //   B'D'BD    (IBD);  B'D'  (A'B'C'D')I    chung

Suy ra, giao tuyến của (IBD) với (A’B’C’D’) là đường thẳng d đi qua I và song song với BD.

- Trong mặt phẳng (A’B’C’D’), gọi M là giao điểm của d và A’D’.

Suy ra,  IM // BD // B’D’.

Khi đó thiết diện là tứ giác IMDB và tứ giác này là hình thang.

III. Định lí Ta – let (Thalès)

- Định lí 4 (định lí Ta- let). Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

- Nếu d, d’ là hai cát tuyến bất kì cắt ba mặt phẳng song song (α), (β), lần lượt tại các điểm A, B, C và A’, B’, C’ thì:

ABA'B'  =BCB'C'  =  CAC'A'

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

IV. Hình lăng trụ, hình hộp

Cho hai mặt phẳng song song (α) và (α’). Trên (α) cho đa giác lồi A1A2…An. Qua các đỉnh A1, A2,.., An ta vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt (α’) lần lượt tại .

Hình gồm hai đa giác A1A2…An,  và các hình bình hành A1A1’A2’A2;

A2A2’A3’A3,…, AnAn’A1’A1 được gọi là hình lăng trụ và được kí hiệu là A1A2…An..

- Hai đa giác A1A2…An, gọi là hai mặt đáy của hình lăng trụ.

- Các đoạn thẳng A1A’1, A2A2’,…., AnAn’ gọi là các cạnh bên của hình lăng trụ.

- Các hình bình hành A1A1’A2’A2, A2A2’A3’A3, …, AnAn’A1’A1 được gọi là các mặt bên của hình lăng trụ.

- Các đỉnh của hai đa giác được gọi là các đỉnh của hình lăng trụ.

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Nhận xét:

+ Các cạnh bên của hình lăng trụ bằng nhau và song song với nhau.

+ Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành.

+ Hai mặt đáy của hình lăng trụ là hai đa giác bằng nhau.

Người ta gọi tên của hình lăng trụ dựa vào tên của đa giác đáy, chẳng hạn:

+ Hình lăng trụ có đáy là hình tam giác được gọi là hình lăng trụ tam giác.

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

+ Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

V. Hình chóp cụt

Định nghĩa:

Cho hình chóp S.A1A2…An ; một mặt phẳng (P) không qua đỉnh, song song với mặt phẳng đáy của hình chóp cắt các cạnh SA1, SA2, …,SAn lần lượt tại A1’; A2’,.., An’. Hình tạo bởi thiết diện A1’A2’..An’ và đáy A1A2…An của hình chóp cùng với các tứ giác A1A1’A2’A2, A2A2’A3’A3,…, AnAn’A1’A1 gọi là hình chóp cụt.

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Đáy của hình chóp gọi là đáy lớn của hình chóp cụt, còn thiết diện A1’A2’..An’ gọi là đáy nhỏ của hình chóp cụt.

Các tứ giác A1A1’A2’A2, A2A2’A3’A3,…, AnAn’A1’A1 gọi là các mặt bên của hình chóp cụt.

Các đoạn thẳng A1A’1, A2A2’,…., AnAn’ gọi là các cạnh bên của hình chóp cụt.

- Tính chất của hình chóp cụt

(1) Hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và các tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.

(2) Các mặt bên là những hình thang.

(3) Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng quy tại một điểm.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi H là trung điểm của A’B’. Chứng minh: B’C // (AHC’).

Lời giải:

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Gọi M là trung điểm của AB.

Suy ra AMB’H là hình bình hành

Do đó, MB’// AH  mà AH  mp(AHC') nên MB’// mp(AHC’)    ( 1) .

- Vì MH là đường trung bình của hình bình hành ABB’A’

Suy ra MH song song và bằng BB’ nên MH song song và bằng CC’

 MHC’C là hình hình hành.

Suy ra: MC // HC’ mà HC'    mp(AHC') nên  MC // (AHC’)     ( 2) 

Từ (1) và (2), suy ra (B’MC) // (AHC’).

Suy ra, B’C // (AHC’).

Bài 2. Cho hình bình hành ABCD. Vẽ các tia Ax, By, Cz, Dt song song, cùng hướng nhau và không nằm trong mp (ABCD). Mp(α) cắt Ax, By, Cz, Dt  lần lượt tại A’, B’, C’, D’. Chứng minh:

a) mp (AA’B’B) // (DD’C’C).

b) A’B’C’D’ là hình bình hành.                        

c) OO’ // AA’.

Trong đó O là tâm hình bình hành ABCD, O’ là giao điểm của A’C’ và B’D’.

Lời giải:

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

a) Ta có :

AB  //  DCAA'  // DD'AB,AA'ABB'A'DC,DD'DD'C'CABB'A'  //  DD'C'C

b)  Tương tự câu a, ta chứng minh được (ADD’A’) // (BCC’B’).

Vì :

αABB'A'=A'B'αDCC'D'=C'D'ABB'A' // DCC'D'A'B'  //  C'D'  (1)

và :

αADD'A'=A'D'αBCC'B'=C'B'ADD'A' // BCC'B'A'D'  //  C'B'  (2)

Từ (1), (2) suy ra tứ giác A’B’C’D’ là hình bình hành.

c) Do O và O’ lần lượt là trung điểm của  AC và  A’C’ (tính chất hình bình hành) nên OO’ là đường trung bình trong hình thang AA’C’C.

Do đó OO’// AA’.

Bài 3. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’.  Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BB’ và CC’. Gọi ∆ là giao tuyến của hai mặt phẳng (AMN)  và (A’B’C’). Chứng minh ∆ // BC.

Lời giải:

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Do M và N lần lượt là trung điểm của BB’ và CC’ nên MN là đường trung bình của hình bình hành BCC’B’ nên MN // B’C’.

Ta có:

MN  (AMN);B'C'(A'B'C')MN  //  B'C'(AMN)  (A'B'C')  =  Δ

Suy ra: ∆ // MN // B’C’  (1).

Lại có BCC’B’ là hình bình hành nên BC // B’C’  (2).

Từ (1) và (2) suy ra ∆ // BC.

Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Tam giác SBD đều. Một mặt phẳng (P) song song với (SBD) và qua điểm I thuộc cạnh AC (không trùng với A hoặc C). Thiết diện của (P) và hình chóp là hình gì?

Lời giải:

Lý thuyết Hai mặt phẳng song song chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

- Gọi MN là giao tuyến của mặt phẳng (P) và mặt đáy (ABCD).

Vì (P)  //  (SBD)(P)    (ABCD)  =MN(SBD)    (ABCD)  =  BD  

 Suy ra MN // BD  (tính chất)

 - Lập luận tương tự, ta có

(P) cắt mặt (SAD) theo đoạn giao tuyến NP với NP // SD.

(P) cắt mp (SAB) theo đoạn giao tuyến MP với  MP // SB.

Vậy tam giác PMN  đồng dạng với tam giác SBD nên thiết diện của (P) và hình chóp S.ABCD là tam giác đều MNP.

Trắc nghiệm Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song

Câu 1: Một mặt phẳng cắt hai mặt đối diện của hình hộp theo hai giao tuyến là a và b.  Hãy Chọn Câu đúng:

A. a và b song song.

B. a và b chéo nhau.

C. a và b trùng nhau.

D. a và b cắt nhau.

Đáp án: A

Câu 2: Chọn Câu đúng :

A. Hai đường thẳng a và b không cùng nằm trong mặt phẳng (P) nên chúng chéo nhau.

B. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.

C. Hai đường thẳng phân biệt lần lượt nằm trên hai mặt phẳng khác nhau thì chéo nhau.

D. Hai đường thẳng không song song và lần lượt nằm trên hai mặt phẳng song song thì chéo nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

A sai vì còn trường hợp song song.

B sai vì còn trường hợp cắt nhau.

C sai vì còn trường hợp song song.

Câu 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi (α) đi qua MN và song song với mặt phẳng (SAD).Thiết diện là hình gì?

A. Tam giác

B. Hình thang

C. Hình bình hành

D. Tứ giác

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 2)

Ta có

 MSABαSABSAD=SA

SABα=MKSA,KSB

Tương tự 

 NSCDααSADSCDSAD=SD

SCDα=NHSD,HSC

Dễ thấy HK=αSBC. Thiết diện là tứ giác MNHK

Ba mặt phẳng ABCD,SBC và α đôi một cắt nhau theo các giao tuyến là MN,HK,BC , mà MNBCMNHK. Vậy thiết diện là một hình thang.

Câu 4: Chọn Câu đúng :

A. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì chúng song song.

B. Hai đường thẳng cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.

C. Hai mặt phẳng không cắt nhau thì song song.

D. Hai mặt phẳng không song song thì trùng nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo hệ quả 2 sgk trang 66.

Câu 5: Hãy Chọn Câu sai :

A. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với mặt phẳng kia.

B. Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) và (Q) song song với nhau.

C. Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) song song nhau thì mặt phẳng (R) đã cắt (P) đều phải cắt (Q) và các giao tuyến của chúng song song nhau.

D. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì sẽ cắt mặt phẳng còn lại.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo định lý 1 trang 64 sgk: Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) và (Q) song song với nhau

Câu 6: Cho một đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với (P)?

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. vô số.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 4)

Có duy nhất một mặt phẳng chứa a và song song với (P).

Câu 7: Hãy Chọn Câu đúng :

A. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng kia.

B. Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì song song với nhau.

C. Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau.

D. Hai mặt phẳng phân biệt không song song thì cắt nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 5)

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 6)

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 7)

Câu 8: Cho một điểm A nằm ngoài mp(P). Qua A vẽ được bao nhiêu đường thẳng song song với (P)?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. vô số.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 8)

Qua A vẽ được vô số đường thẳng song song với (P).

Câu 9: Cho đường thẳng a nằm trên mpα và đường thẳng b nằm trên mpβ. Biết α//β.

Tìm câu sai:

A. a//β

B. b//α

C. a//b

D. Nếu có một mp γ chứa a và b thì a//b

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song có đáp án– Toán lớp 11 (ảnh 9)

Chọn C. vì còn có khả năng a, b chéo nhau như hình vẽ sau.

Câu 10: Giả thiết nào sau đây là điều kiện đủ để kết luận đường thẳng a song song với mpα?

A. ab  bα.

B. ab bα.

C. ampβ βα.

D. aα=.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo định nghĩa SGK Hình học 11.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Lý thuyết Ôn tập chương 2 

Lý thuyết Vectơ trong không gian

Lý thuyết Hai đường thẳng vuông góc

Lý thuyết Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

1 4,559 25/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: