Lý thuyết Phép cộng và phép trừ đa thức – Toán lớp 8 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 8 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 8.

1 1325 lượt xem


Lý thuyết Toán 8 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức - Kết nối tri thức

Bài giảng Toán 8 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Phép cộng và phép trừ đa thức

Cộng (hay trừ) hai đa thức tức là thu gọn đa thức nhận được sau khi nối hai đa thức đã cho bởi dấu “+” (hay dấu “–”)

Phép cộng đa thức cũng có các tính chất giao hoán và kết hợp tương tự như phép cộng các số.

+ Giao hoán: A + B = B + A

+ Kết hợp: (A + B) + C = A + (B + C)

Ví dụ:

Cho 2 đa thức

A=x22y+xy+1

B=x2+yx2y21

Tìm đa thức C = A +B

C=A+BC=(x22y+xy+1)+(x2+yx2y21)C=x22y+xy+1+x2+yx2y21C=(x2+x2)+(2y+y)+xyx2y2+(11)C=2x2y+xyx2y2

Vậy đa thức C=2x2y+xyx2y2

B. Bài tập Phép cộng và phép trừ đa thức

Bài 1. Cho:

A – 6x2 + xyz = xy + 3x2 + 5xyz – 2;

5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8 – B = – x3y2 + 2x3y + 3xy2 – 5x2 + 2y;

a) Tìm đa thức A, B.

b) Tính giá trị của đa thức A và B tại x = 0; y = – 1; z = 2.

Hướng dẫn giải

a)

A – 6x2 + xyz = xy + 3x2 + 5xyz – 2

A = xy + 3x2 + 5xyz – 2 – (– 6x2 + xyz)

A = xy + 3x2 + 5xyz – 2 + 6x2 – xyz

A = xy + (3x2 + 6x2) + (5xyz – xyz) – 2

A = xy + 9x2 + 4xyz – 2

Vậy đa thức A = xy + 9x2 + 4xyz – 2.

5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8 – B = – x3y2 + 2x3y + 3xy2 – 5x2 + 2y

B = (5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8) – (– x3y2 + 2x3y + 3xy2 – 5x2 + 2y)

B = 5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8 + x3y2 – 2x3y – 3xy2 + 5x2 – 2y

B = (5x2 + 5x2) + (– 2x3y – 2x3y) + (7x3y2 + x3y2) – 8 – 3xy2 – 2y

B = 10x2 – 4x3y + 8x3y2 – 8 – 3xy2 – 2y

b)

Thay x = 0; y = – 1; z = 2 và đa thức A, ta được:

A = 0.(– 1) + 9.02 + 4.0.(– 1).2 – 2

A = – 2

Vậy A = – 2 tại x = 0; y = – 1; z = 2.

Thay x = 0; y = – 1; z = 2 và đa thức B, ta được:

B = 10.02 – 4.03.(– 1) + 8.03.(– 1)2 – 8 – 3.0.(– 1) 2 – 2.(– 1)

B = – 8 + 2

B = – 6

Vậy B = – 6 tại x = 0; y = – 1; z = 2.

Bài 2. Cho ba đa thức:

M = 5x3 + 4x2y – 3x + y; N = 6xy + 3x – 2; P = 4x3 – 2x2y + 6x + 1.

a) Tính M + N – P.

b) Tính M – N + P.

Hướng dẫn giải

a) M + N – P = (5x3 + 4x2y – 3x + y) + (6xy + 3x – 2) – (4x3 – 2x2y + 6x + 1)

= 5x3 + 4x2y – 3x + y + 6xy + 3x – 2 – 4x3 + 2x2y – 6x – 1

= (5x3 – 4x3) + (4x2y + 2x2y) + (– 3x + 3x – 6x) + y + 6xy + (– 2 – 1)

= x3 + 6x2y – 6x + y + 6xy – 3.

b) M – N + P = (5x3 + 4x2y – 3x + y) – (6xy + 3x – 2) + (4x3 – 2x2y + 6x + 1)

= 5x3 + 4x2y – 3x + y – 6xy – 3x + 2 + 4x3 – 2x2y + 6x + 1

= (5x3 + 4x3) + (4x2y – 2x2y) + (– 3x – 3x + 6x) + y – 6xy + (2 + 1)

= 9x3 + 2x2y + y – 6xy + 3.

Bài 3. Tính tổng và hiệu của hai đa thức:

P = 2x2y – x3 + xy2 – 7 và Q = x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6.

Hướng dẫn giải

P + Q = (2x2y – x3 + xy2 – 7) + (x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6)

= 2x2y – x3 + xy2 – 7 + x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6

= (2x2y + 3x2y) + (– x3 + x3) + (xy2 – xy2) + (– 7 + 6) + 2xy

= 5x2y – 1 + 2xy

P – Q = (2x2y – x3 + xy2 – 7) – (x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6)

= 2x2y – x3 + xy2 – 7 – x3 + xy2 – 2xy – 3x2y – 6

= (2x2y – 3x2y) + (– x3 – x3) + (xy2 + xy2) + (– 7 – 6) – 2xy

= – x2y – 2x3 + 2xy2 – 13 – 2xy.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Phép nhân đa thức

Lý thuyết Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Lý thuyết Bài 6: Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

Lý thuyết Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

Lý thuyết Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương

1 1325 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: