Giáo án Phép đối xứng trục mới nhất - Toán 11

Với Giáo án Phép đối xứng trục mới nhất Toán lớp 11 được biên soạn bám sát sách Toán 11 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 1579 lượt xem
Tải về


Giáo án Toán 11 Bài 3: Phép đối xứng trục

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được khái niệm phép đối xứng trục, tính chất của phép đối xứng trục.

- Xác định được ảnh của điểm, đoạn thẳng, tam giác, đường thẳng, đường tròn qua phép đối xứng trục.

- Vận dụng được phép đối xứng trục trong đồ họa và trong một số vấn đề thực tiễn (tạo hoa văn, hình khối,...)

2. Năng lực

 - Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

             + Soạn KHBH, và chuẩn bị các kiến thức liên quan, dự kiến các tình huống và cách sử lý khi lên lớp.

            + Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu...

            + Đọc trước bài. Làm BTVN

            + Làm việc nhóm ở nhà, trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước.

            + Kê bàn để ngồi học theo nhóm

            + Đồ dùng học tập: SGK, vở ghi, vở bài tập, bút, thước, compa. Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã biết về phép đối xứng trục để giới thiệu bài mới

b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan bài học đã biết

H1- Xác định trục đối xứng của các hình sau.

Tài liệu VietJack

H2- Kể tên các hình có trục đối xứng trong phòng học.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

L1- Học sinh xác định được trục đối xứng của hình

L2- Khăn trải bàn, cửa, bảng,...

d) Tổ chức thực hiện:

*) Chuyển giao nhiệm vụ : GV nêu câu hỏi

*) Thực hiện:  HS suy nghĩ độc lập 

*) Báo cáo, thảo luận:  

- GV gọi lần lượt 3 hs, lên bảng trình bày câu trả lời của mình

-  Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:

- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.

- Dẫn dắt vào bài mới.

 ĐVĐ. Làm thế nào để xác định được ảnh của một hình qua phép đối xứng trục?

2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. ĐỊNH NGHĨA

HĐ. Định nghĩa.

a) Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và biết xác định ảnh của một điểm, của một hình qua phép đối xứng trục.

b)Nội dung: GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ, tiếp cận kiến thức mới và áp dụng kiến thức mới vào hoàn thành ví dụ

       H1: Quan sát hình vẽ : bàn cờ tướng , hình ảnh ngôi nhà trên mặt nước, bóng điện qua mặt nước? Có nhận xét gì về hai phần được phân chia qua đường thẳng d ?( các em đã học ở lớp 7)

       H2: Cho đường thẳng d , và điểm M . Hãy vẽ điểm M0 là chân đường vuông góc của M  trên d , M' và d  sao cho  là đường trung trực của MM' .

       H3: Phát biểu định nghĩa ( SGK-T8).

              Phép dối xứng trục của một hình:Nếu hình (H')  gồm tập hợp tất cả các ảnh M'  của MH  qua phép đối xứng trục d:Đd  thì ĐdH=H' .

       H4: Ví dụ 1 (H1.11-T9-SGK): Quan sát hình vẽ H1.11, Xác định ảnh của các điểm  qua phép đối xứng trục đường thẳng d .

      H5: Ví dụ 2( H1.12- sgk-T9): Cho hình thoi ABCD , tìm ảnh của các điểm A,B,C,D  qua phép đối xứng trục AC .

      H6: Ví dụ 3: Cho tam giác đều ABC  tìm ảnh của tam giác ABC  qua phép đối xứng trục AC .

      H6: Củng cố:

-      ĐdM=M'd     là đường trung trực của MM' .

-     ĐdM=M'MM0d=M0MM0=M0M'     .

-      ĐdM=M'ĐdM'=M   

  c) Sản phẩm:

1. Định nghĩa.

H1: Khoảng  cách các điểm M,M'  đến đường thẳng d  như nhau. Đường thẳng d  luôn là trung trực của MM'  tương ứng.

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

 

a-Định nghĩa: Cho đường thẳng d , phép biến hình biến mỗi điểm M   thuộc d  thành chính nó, biến mỗi điểm M  không thuộc d  thành M'  sao cho d  là đường thẳng trung trực của MM'  được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d  hay phép đối xứng trục d .

  Phép đối xứng trục qua đường thẳng d  kí hiệu Đd .

   Như vậy ĐdM=M'dMM'dM,d=dM',d .

Tài liệu VietJack

b-Ví dụ :

Ví dụ 1( T8 – SGK)( H1.11)

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Ta có : A',B',C' là ảnh của A,B,C  qua phép đối xứng trục là đường thẳng d .

Ví dụ 2( T9-SGK): a) Dựng BE= AB . Khi đó:

Lời giải

Gọi O=ACBD . Do ABCD  là hình thoi nên ACBD,BO=OD .

Phép đối xứng trục AC  biến A,B,C,D  thành các điểm A,D,B,C .

Ví dụ 3:

Lời giải

Tài liệu VietJack

Kẻ B'  đối xứng với B  qua AC . Khi đó phép đối xứng trục AC  biến tam giác ABC  thành tam giác AB'C .

b) Nhận xét:

+ ĐdM=M'd  là đường trung trực của MM' .

+ ĐdM=M'MM0dM0dMM0=M0M' .

ĐdM=M'ĐdM'=M

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

-  Quan sát hình vẽ xác định mối quan hệ các điểm M,M'  trên hình vẽ với đường thẳng d

- Phát hiện định nghĩa phép đối xứng trục.

nội dung bài học

Thực hiện

- HS nêu được  nếu M  không thuộc d  chỉ ra mối qua hệ  đoạn thẳng MM'  và đường thẳng d ; và M  thuộc d  thì M'M .

- HS nêu được định nghĩa phép đối xứng trục.

- HS xác định được ảnh của một điểm qua phép đối xứng trục.

- Học sinh xác định được ảnh của một hình qua phép đối xứng trục.

-Thảo luận nhóm ví dụ 1 ( 4 nhóm : 2 nhiệm vụ)

 - HS - GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm

Thảo luận nhóm ví dụ 2 ( 4 nhóm : 2 nhiệm vụ)

 - HS - GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm

Thảo luận nhóm ví dụ 3 ( 4 nhóm : 2 nhiệm vụ)

 - HS - GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm

- Giáo viên cho học sinh nhận xét và củng cố định nghĩa phép đối xứng trục.

Báo cáo thảo luận

 -  Đại diện nhóm lên thực hiện Ví dụ 1, Ví dụ 2, Ví dụ 3.

- HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo

- Chốt kiến thức và các bước thực hiện tìm ảnh của của một điểm, một hình qua phép đối xứng trục cho trước.

II. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ

a)      Mục tiêu: Viết và áp dụng được biểu thức tọa độ của một điểm qua phép đối xứng trục

b)     Nội dung: GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ, tiếp cận kiến thức mới và áp dụng kiến thức mới vào hoàn thành ví dụ

       H1: GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ xác định tọa độ điểm M'  đối xứng với M  qua trục Ox,Oy.      

       H2: Ví dụ 1: Xác định tọa độ điểm A',B'  là ảnh của A1;2,B0;5  qua phép đối xứng trục Ox.

c) Sản phẩm:

2. Biểu thức tọa độ

a) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ảnh M'x';y'  của Mx;y  qua phép đối xứng trục Ox

      x'=xy'=y

Tài liệu VietJack

b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , ảnh M'x';y'  của Mx;y  qua phép đối xứng trục Oy

     x'=xy'=y 

Tài liệu VietJack

c)      Ví dụ :

Ví dụ 1: Xác định tọa độ điểm A',B' là ảnh của A1;2,B0;5  qua phép đối xứng trục Ox.

Lời giải:

A'1;2,B'0;5

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

Vẽ hình và xác định tọa độ điểm M'x';y'  dựa vào tọa độ điểm Mx;y  qua phép đối xứng trục Ox&Oy .

Thực hiện

- Đối với H1,H2,H3:HS làm việc độc lập, đưa ra câu trả lời nhanh nhất. GV quan sát, nhận xét,chính xác hoá kiến thức

Báo cáo thảo luận

- HS lắng nghe câu trả lời của bạn, từ đó nêu nhận xét.

- GV nhận xét sau cùng. HS lĩnh hội kiến thức

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh

- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV kết luận, và dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới

III-TÍNH CHẤT.

a) Mục tiêu: Hiểu được tính chất phép đối xứng trục.

b)Nội dung:  GV yêu cầu học sinh phát hiện ra các tính chất, và thực hiện được các ví dụ áp dụng

HĐ 1. Tính chất 1

H1: Quan sát hình vẽ H 1.11( SGK-T8). Chỉ ra mối quan hệ độ dài đoạn thẳng AB&A'B' .      

H2: Phát biểu tính chất 1( SGK-T10)

 HS đọc ĐN SGK-tr 95.GV chính xác hoá lại định nghĩa.

H3: Chứng minh tính chất 1: Chọn d là trục Ox, đặt Ax1;y1,Bx2;y2 . Tìm A',B' và chứng minh.

H4:Ví dụ 1: Qua phép đối xứng trục d, tam giác ABC biến thành tam giác MNP. Chứng minh ΔABC=ΔMNP .

HĐ 2. Tính chất 2:

H2.1:Quan sát hình vẽ phát hiện ra tính chất 2

H2.2:Phát biểu tính chất 2( SGK-10)

HĐ3:Vẽ hình mô tả tính chất 2:

HĐ 4: Ví dụ

HĐ4.1:  Ví dụ 2. Cho tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A, và đường thẳng d. Tìm ảnh của tam giác ABC qua Đd

c) Sản phẩm:

3. Tính chất

a) Tính chất 1:

- Quan sát H1.11 ( SGK-T9): ĐdA=A',ĐdB=B'A'B'=AB .

- Tính chất 1: Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách hai điểm bất kì.

- Chứng minh: Chọn hệ tọa độ Oxy, sao cho dOx Ax1;y1,Bx2;y2ĐdA'x1;y1,B'x2;y2

AB=A'B'.

- Ví dụ 1: ĐdΔABC=ΔMNPAB=MN,AC=MP,BC=NP

  Nên ΔMNP=ΔABC(ccc) .

b) Tính chất 2:

- Quan sát hình vẽ H1.11 : Suy ra tính chất 2.

- Tính chất 2: Phép đối xứng trục  biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến 1 góc thành 1 góc có cùng số đo, biến 1 tam giác thành tam giác bằng nó, biến một đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

- Vẽ hình minh họa:

Tài liệu VietJack

- Ví dụ:

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A, và đường thẳng d. Tìm ảnh của tam giác ABC qua Đd

Tài liệu VietJack

Lời giải.

Tài liệu VietJack

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

HS quan sát hình vẽ phát hiện ra các tính chất 1, và 2.

Thực hiện

- Đối với tính chất 1:

  HĐ 1,HĐ 2:HS làm việc độc lập, đưa ra câu trả lời nhanh nhất. GV quan sát, nhận xét,chính xác hoá kiến thức

-Đối với  H3-H4 , HS  được chai làm 4 nhóm thực hiện , một học sinh trình bày cách giải, các học sinh khác chuẩn hóa kết quả.

- GV quan sát, chuẩn hóa kết quả các nhóm . Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu nội dung các vấn đề nêu ra

Báo cáo thảo luận

-Các nhóm thực hiện HĐ 3.1 qua bảng phụ, đại diện nhóm treo bảng phụ và trình bày, giải thích các lớp

- Một HS lên thực hiện VD ( HĐ3.2) .HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, của các nhóm ghi nhận và tuyên dương học sinh , nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo

- Chốt kiến thức và các bước thực hiện tìm ảnh của một tam giác , một đường tròn, một hình qua phép đối xứng trục.

IV- TRỤC ĐỐI XỨNG CỦA MỘT HÌNH.

a) Mục tiêu: Hiểu được và xác định trục đối xứng của một hình.

b) Nội dung:  GV yêu cầu học sinh tiếp cận kiến thức mới và áp dụng kiến thức mới vào hoàn thành ví dụ

HĐ 1. Định nghĩa

       H1: Quan sát hình vẽ : Ảnh chữ T và đường thẳng d suy ra khái niệm trục đối xứng của một hình.

       H2:  Đường thẳng d là trục đối xứng của hình (H) khi nào?

            HS đọc ĐN SGK-tr 10.GV chính xác hoá lại định nghĩa.

       H3: Ví dụ:

       H3.1:Ví dụ 1: Tìm số đường trục đối xứng của các hình sau.

Tài liệu VietJack

       H3.2: Ví dụ 2: Trong các hình sau, hình nào không có trục đối xứng.

Tài liệu VietJack

       H3.3: Ví dụ 3: Những hình tứ giác nào có trục đối xứng?

c)      Sản phẩm:

4. Trục đối xứng của một hình:

- Quan sát hình vẽ :

Tài liệu VietJack

Nhận xét: Mỗi điểm M thuộc hình (H) qua phép đối xứng trục d, biến thành M' thuộc hình (H).

                    Ta có d là trục đối xứng của hình vẽ.

- Định nghĩa (như SGK)

Kí hiệu: ĐdH=H  thì đường thẳng d là trục đối xứng của hình (H).

- Ví dụ :

Ví dụ 1: Tìm số đường trục đối xứng của các hình sau.

Tài liệu VietJack

Lời giải

Tài liệu VietJack

Ví dụ 2: Trong các hình sau, hình nào không có trục đối xứng.

Tài liệu VietJack

Lời giải

-          Không có hình nào có trục đối xứng.

Ví dụ 3: Những hình tứ giác nào có trục đối xứng?

Lời giải

Hình vuông có 4 trục đối xứng, hình chữ nhật có 2 trục đối xứng, hình thoi có 2 truc đối xứng, hình thang cân có 1 trục đối xứng.

d)     Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

Quan sát hình vẽ , suy ra khái niệm trục đối xứng của một hình.

Thực hiện

- Đối với H1,H2.:HS làm việc độc lập, đưa ra câu trả lời nhanh nhất. GV quan sát, nhận xét,chính xác hoá kiến thức

-Đối với  HĐ 3 , HS làm việc theo  nhóm đôi

- GV quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu nội dung các vấn đề nêu ra

- gọi HS lên bảng thực hiện

Báo cáo thảo luận

-  Ba HS lên thực hiện VD ( Ví dụ 1, Ví dụ 2, Ví dụ 3) .HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh,của các nhóm ghi nhận và tuyên dương học sinh , nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo

- Chốt kiến thức và cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc trong không gian

3. HOẠT ĐỘNG 3:  LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức để xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng trục, tìm trục đối xứng của một hình vào các bài tập cụ thể.

b) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

GV: Chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức, giao nhiệm vụ

HS: Nhận 

Thực hiện

GV: điều hành, quan sát, hướng dẫn

HS:  Đọc, nghe, nhìn, làm ( cách thức thực hiện: cá nhân/cặp/nhóm)

Báo cáo thảo luận

HS báo cáo, theo dõi, nhận xét /hình thức báo cáo

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo

4. HOẠT ĐỘNG 4:  VẬN DỤNG.

a)Mục tiêu: Giải quyết một số bài toán ứng dụng phép đối xứng trục trong thực tế

b) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 3

HS: Nhận nhiệm vụ,

Thực hiện

Các nhóm HS thực hiện tìm tòi, nghiên cứu và làm bài.

Báo cáo thảo luận

HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm.

 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

- Chốt kiến thức tổng thể trong bài học.

- Hướng dẫn HS về nhà tự xây dựng tổng quan kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy và phát phiếu học tập số 4. Yêu cầu học sinh tìm hiểu, trình bày sản phẩm vào tiết học sau

 

Ngày   ......   tháng   .......    năm 2021

                                                                       TTCM ký duyệt

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 11 hay, chi tiết khác:

Giáo án Phép đối xứng tâm

Giáo án Phép quay

Giáo án Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

Giáo án Phép vị tự

Giáo án Phép đồng dạng

1 1579 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: