Giáo án Dãy số mới nhất - Toán 11

Với Giáo án Dãy số mới nhất Toán lớp 11 được biên soạn bám sát sách Toán 11 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 2,699 18/08/2022
Tải về


Giáo án Toán 11 Bài 2: Dãy số

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được định nghĩa dãy số, dãy số hữu hạn, ba cách cho một dãy số, cách biểu diễn hình học của dãy số, dãy số tăng, dãy số giảm và dãy số bị chặn.

- Biết tìm số hạng cụ thể của dãy số, tìm công thức số hạng tổng quát của dãy số đơn giản, biết biểu diễn hình học một dãy số,

- Tự cho một vài dãy số theo các cách cho một dãy số đã học, nhận dạng cách cho một dãy số.

- Xét được tính chất tăng, giảm, bị chặn của một dãy số.

- Biết cách sử dụng phương pháp quy nạp toán học trong việc xây dựng công thức số hạng tổng quát của dãy số.

2. Năng lực

 - Năng lực tự học:Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điềuchỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 Giáo viên

- Hệ thống câu hỏi các kiến thức bài học; máy chiếu

- Chọn lọc bài tập thông qua các phiếu học tập.

- PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề

Học sinh

+ Tìm hiểu trước trước bài học

+ Chuẩn bị bảng phụ, bảng nhóm, bút viết bảng, máy tính cầm tay.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC     

1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Ôn tập lại hàm số có tập xác định là tập con của

b) Nội dung:

H1- Cho hàm số fn=12n1. Tính f1,f2,f3,f2021.

H2- Cho các số : 1, 4, 7, 10, 13, 16,…… dự đoán số hạng tiếp theo? Nhận xét gì về các số này?

c) Sản phẩm:

L1: f1=1;f2=13;f3=15;f2021=14041.

L2:  Các số đã cho có dạng: 3n2;n*.

d) Tổ chức thực hiện: 

Chuyển giao

- GV yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời.

- HS nhớ lại kiến thức đã học và làm bài

Thực hiện

- HS trả lời câu hỏi, học sinh dưới lớp lắng nghe và bổ sung nếu cần.

- GV viết và chuẩn hóa câu trả lời của học sinh lên bảng

Báo cáo thảo luận

 - Sau khi các học sinh làm xong bài GV gọi HS dưới lớp nhận xét và chữa bài trên bảng nếu cần

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo

- Chốt kiến thức và các bước thực hiện

 ĐVĐ. Dãy số có mối liên hệ như thế nào với hàm số và được cho bằng cách nào?

2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HĐ1. Định nghĩa

a) Mục tiêu: - Biết khái niệm dãy số vô hạn và dãy số hữu hạn.

- Xác định được số hạng tổng quát của dãy số, số hạng đầu và số hạng cuối của dãy số hữu hạn.

- Lấy được ví dụ cho dãy số vô hạn, dãy số hữu hạn.

b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK, hoàn thành các phiếu học tập

Phiếu học tập số 1

Cho hàm số un=n23, nN*. Tính u(1), u(2), u(3), u(4), u(5).

c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức và hoàn thành phiếu học tập

I. Định nghĩa

1. Định nghĩa dãy số. Cho hàm số u:*

                                                         n      un

Hàm số u được gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số), kí hiệu là u(n) trong đó un=un

u1: số hạng đầu

un: số hạng thứ n và là số hạng tổng quát của dãy số.

Dạng khai triển của dãy số u(n): u1,u2,u3,...,un,...

2. Định nghĩa dãy số hữu hạn. Mỗi hàm số u xác định trên tập M=1,2,3,...,m m* được gọi là dãy số hữu hạn. Dạng khai triển của nó là u1,  u2,  u3,...,  um trong đó u1 là số hạng đầu, um là số hạng cuối.

Ví dụ 1

Dãy các số chính phương 1,4,9,16,25,.... có số hạng đầu u1=1, số hạng tổng quát un=n2             

Dãy số hữu hạn 12,14,18,116,132 có số hạng đầu u1=12, số hạng cuối u5=132.

 

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

 

 Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1, 2 hoàn thành Phiếu học tập số 1; Nhóm 3, 4 hoàn thành Phiếu học tập số 2. Các nhóm nhận phiếu học tập và viết câu trả lời vào bảng phụ.

Thực hiện

- Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập. Viết kết quả vào bảng phụ.

- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi.

Báo cáo thảo luận

 

- Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày.

- HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.

- HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về câu trả lời.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận:

Tập hợp các giá trị tương ứng của u(n) được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của n trong tập : u(1), u(2), u(3), u(4), u(5),… tạo thành một dãy số.

Với mỗi số nguyên dương n, ta có vn=12n1, công thức này xác định một hàm số với biến là số tự nhiên. 

Như vậy, ta thấy có một sự tương ứng giữa một hàm số với biến tự nhiên với một dãy các số thực trong hai phiếu học tập trên. Vì thế, ta có thể coi dãy số là một hàm số xác định trên tập hợp các số nguyên dương.

- GV chốt kiến thức, kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS, chuyển giao nhiệm vụ mới, HS ghi chép, thực hiện các yêu cầu mới của giáo viên.

 

HĐ2. Cách cho một dãy số

a) Mục tiêu

            - Biết được ba cách cho dãy số (bởi công thức của số hạng tổng quát, bởi hệ thức truy hồi, bằng mô tả).

            - Lấy được ví dụ minh họa ba cách cho dãy số.

            - Tìm được số hạng thứ  trong dãy số cho bởi một trong ba cách trên.

b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK. Học sinh nhận phiếu học tập, GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi sau trong phiếu học tập.

H1: Có bao nhiêu cách cho một dãy số? Cho ví dụ từng cách cho một dãy số đó.

Phiếu học tập số 3

Cho các dãy số sau:

un:un=3n,     vn:u1=u2=1un=un1+un2,  n3,       wn: Dãy các số nguyên tố.

1) Hãy viết 5 số hạng đầu tiên của mỗi dãy số trên?

2) Với k là số tự nhiên cho trước, ta có thể xác định được số hạng thứ k của mỗi dãy trên hay không?

 

c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức và hoàn thành phiếu học tập

II. Cách cho một dãy số

1. Dãy số cho bằng công thức của số hạng tổng quát

un:un=fn,nN*

Ví dụ 2. un:un=nn+1

2. Dãy số cho bằng phương pháp truy hồi (hay quy nạp)

- Cho số hạng thứ nhất u1  (hoặc một vài số hạng đầu)

- Với n2, cho công thức tính un nếu biết un-1 (hoặc một vài số hạng đứng ngay trước nó).

Công thức truy hồi thường gặp là

u1=aun=fun1,  n2, u1=a,u2=bun=fun1,un2,  n3

3. Dãy số cho bằng phương pháp mô tả

Ví dụ: 1) Dãy các số nguyên dương nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3 là: 3, 6, 9.

2) Dãy các số chính phương lớn hơn 10 và nhỏ hơn 50 là: 16, 25, 36, 49.

 

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

 

 Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm nhận phiếu học tập và viết câu trả lời vào bảng phụ.

Thực hiện

- Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập. Viết kết quả vào bảng phụ.

- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi.

Báo cáo thảo luận

 

- Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày.

- HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.

- HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về câu trả lời.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận: Mỗi dãy số được coi là xác định nếu ta biết cách tìm mọi số hạng của dãy số đó. Với k là số tự nhiên cho trước ta luôn xác định được số hạng thứ k của mỗi dãy trên. Do đó, các dãy số đã cho ở trên là hoàn toàn xác định và ta nói u(n) là dãy số cho bằng công thức của số hạng tổng quát, v(n) là dãy số cho bằng phương pháp truy hồi, w(n) là dãy số cho bằng phương pháp mô tả.

- GV chốt kiến thức, kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS, chuyển giao nhiệm vụ mới, HS ghi chép, thực hiện các yêu cầu mới của giáo viên.

HĐ3. Dãy số tăng, dãy số giảm

a) Mục tiêu

- Biết khái niệm dãy số tăng, dãy số giảm.

            - Xét được tính tăng, giảm của dãy số.

- Biết khái niệm dãy số bị chặn trên, dãy số bị chặn dưới, dãy số bị chặn.

            - Chứng tỏ được một dãy số bị chặn trên, bị chặn dưới, bị chặn.

b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK. Học sinh nhận phiếu học tập, GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi sau trong phiếu học tập

Phiếu học tập số 4

Cho dãy số un:un=1+1n

a) Tính un+1?

b) Xét dấu un+1un, từ đó hãy so sánh un+1 và un với mọi n?

c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức và hoàn thành phiếu học tập

IV. Dãy số tăng, dãy số giảm và dãy số bị chặn

1. Dãy số tăng, dãy số giảm

a) Định nghĩa 

u(n) là dãy số tăng un+1>un, n*.

u(n) là dãy số giảm un+1<un, n*.

Các dãy số tăng và dãy số giảm được gọi chung là dãy số đơn điệu.

b) Phương pháp xét tính đơn điệu của dãy số

Phương pháp 1. Xét hiệu un+1un

- Nếu un+1un>0, n*

     un+1>un, n* u(n) là dãy số tăng

- Nếu un+1un<0, n*

    un+1<un, n* u(n) là dãy số giảm

Phương pháp 2. Nếu un>0 n* thì lập tỉ số un+1un rồi so sánh với 1

- Nếu un+1un>1,nN*un+1>un, n*

     u(n) là dãy số tăng

- Nếu un+1un<1nN*un+1<un, n*

    u(n) là dãy số giảm

Ví dụ 3. Xét tính tăng, giảm của các dãy số sau

a) un:un=2n1

b) vn:vn=n3n

c) un:un=3n

Chú ý. Có những dãy số không tăng, không giảm, chẳng hạn un:un=3n.

2. Dãy số bị chặn

Định nghĩa

u(n) bị chặn trên M: unM,n*.

u(n) bị chặn dưới m: unm,n*.

u(n)bị chặn M,m: munM,n*.

Ví dụ 4

a) Dãy số Phi-bô-na-xi bị chặn dưới vì un1, n*

b) Dãy số un:un=nn2+1 bị chặn vì 0<un12, n*.

Ví dụ 5. Trong các dãy số u(n) sau, dãy số nào bị chặn dưới, bị chặn trên và bị chặn?

a) un=2n21            b) un=1nn+2          c) un=sinn+cosn    d) un=12n21

 

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

 

 Học sinh nhận phiếu học tập. Nhóm 1, 2 hoàn thành Phiếu học tập số 4; Nhóm 3, 4 hoàn thành Phiếu học tập số 5. Các nhóm nhận phiếu học tập và viết câu trả lời vào bảng phụ.

Học sinh nhận phiếu học tập. Nhóm 1, 2 hoàn thành Phiếu học tập số 6; Nhóm 3, 4 hoàn thành Phiếu học tập số 7. Các nhóm nhận phiếu học tập và viết câu trả lời vào bảng phụ.

Thực hiện

- Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập. Viết kết quả vào bảng phụ.

- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi.

Báo cáo thảo luận

 

- Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày.

- HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.

- HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về câu trả lời.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận: Dãy số u(n) được gọi là dãy số tăng, dãy số v(n) được gọi là dãy số giảm.

- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận: Dãy số u(n) được gọi là bị chặn trên, dãy số v(n) được gọi là bị chặn dưới.

- GV chốt kiến thức, kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS, hoàn thành ví dụ 3 và chuyển giao nhiệm vụ mới. HS ghi chép, thực hiện các yêu cầu mới của giáo viên.

 

3. HOẠT ĐỘNG 3:  LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện cho học sinh kĩ năng :

- Cách cho dãy số

- Dãy số tăng, dãy số giảm , dãy số bị chặn

b) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 1

HS: Nhận nhiệm vụ,

Thực hiện

 GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ

HS: 4 nhóm  tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.

Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo

4. HOẠT ĐỘNG 4:  VẬN DỤNG.

a) Mục tiêu:

-  Giải quyết một số bài toán ứng dụng hàm số liên tục trong thực tế .

b) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 2 cuối tiết  của bài

HS: Nhận nhiệm vụ,

Thực hiện

Các nhóm HS thực hiện tìm tòi, nghiên cứu và làm bài ở nhà .

Báo cáo thảo luận

HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm vào tiết sau

 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

- Chốt kiến thức tổng thể trong bài học.

- Hướng dẫn HS về nhà tự xây dựng tổng quan kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

Ngày   ......   tháng   .......    năm 2021

                                                                       TTCM ký duyệt

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 11 hay, chi tiết khác:

Giáo án Phương pháp quy nạp toán học

Giáo án Cấp số cộng

Giáo án Cấp số nhân

Giáo án Ôn tập chương 3

Giáo án Ôn tập học kì 1

1 2,699 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: