Giải Toán 7 trang 89 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 89 Tập 2 trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 89 Tập 2.

1 597 18/01/2023


Giải Toán 7 trang 89 Tập 2

Bài 1 trang 89 Toán 7 Tập 2:

Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp.

A: “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp”;

B: “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”;

C: “Có ít nhất 1 lần tung xuất hiện mặt ngửa”.

Lời giải:

• Xét biến cố A: “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp”.

 cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp nên ở lần tung thứ hai sẽ xuất hiện mặt sấp.

Do đó biến cố A xảy ra.

• Xét biến cố B: “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”.

 cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp nên biến cố B xảy ra.

• Xét biến cố C: “Có ít nhất 1 lần tung xuất hiện mặt ngửa”.

Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp, tức là không xuất hiện mặt ngửa trong cả 2 lần tung. Do đó biến cố C không xảy ra.

Vậy trong các biến cố trên, biến cố A và B xảy ra.

Bài 2 trang 89 Toán 7 Tập 2:

Bạn Minh quay mũi tên ở vòng quay trong hình bên và quan sát xem khi dừng lại thì nó chỉ vào ô nào.

Giải Toán 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (ảnh 1) 

Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Kim chỉ vào ô ghi số không nhỏ hơn 1”;

B: “Kim chỉ vào ô có màu trắng”;

C: “Kim chỉ vào ô có màu tím”;

D: “Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn 6”.

Lời giải:

• Xét biến cố A: “Kim chỉ vào ô ghi số không nhỏ hơn 1”.

Các số được ghi trên vòng quay đều lớn hơn hoặc bằng 1.

Do đó biến cố A là biến cố chắc chắn.

• Xét biến cố B: “Kim chỉ vào ô có màu trắng”.

Mũi tên có thể chỉ vào các ô màu trắng, màu xanh hoặc màu đỏ.

Do đó biến cố B là biến cố ngẫu nhiên.

• Xét biến cố C: “Kim chỉ vào ô có màu tím”.

Trong tất cả các ô, không có ô nào có màu tím nên biến cố C là biến cố không thể.

• Xét biến cố D: “Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn 6”.

Các ô trong vòng quay ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6, không có ô nào ghi số lớn hơn 6.

Do đó biến cố D là biến cố không thể.

Vậy trong các biến cố đã cho, biến cố A là chắc chắn; biến cố C và D là không thể; biến cố B là ngẫu nhiên.

Bài 3 trang 89 Toán 7 Tập 2:

Một hộp có 3 chiếc bút mực và 1 chiếc bút chì. Lấy ra ngẫu nhiên cùng một lúc 2 bút từ hộp. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Lấy được 2 chiếc bút mực”;

B: “Lấy được 2 chiếc bút chì”;

C: “Có ít nhất 1 chiếc bút mực trong hai bút lấy ra”;

D: “Có ít nhất 1 chiếc bút chì trong hai bút lấy ra”.

Lời giải:

• Xét biến cố A: “Lấy được 2 chiếc bút mực”.

Biến cố A xảy ra nếu hai bút được lấy ra đều là bút mực; biến cố A không xảy ra nếu chẳng hạn hai bút được ra có 1 chiếc bút mực, 1 chiếc bút chì.

Do đó biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.

• Xét biến cố B: “Lấy được 2 chiếc bút chì”.

 trong hộp bút chỉ có 1 chiếc bút chì nên không thể lấy được 2 chiếc bút chì.

Do đó biến cố B là biến cố không thể.

• Xét biến cố C: “Có ít nhất 1 chiếc bút mực trong hai bút lấy ra”.

 chỉ có 1 chiếc bút chì nên khi lấy 2 chiếc bút từ trong hộp thì luôn có ít nhất 1 chiếc bút mực được lấy ra.

Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn.

• Xét biến cố D: “Có ít nhất 1 chiếc bút chì trong hai bút lấy ra”.

Biến cố D xảy ra nếu hai bút được lấy ra có 1 chiếc bút chì và 1 chiếc bút mực; biến cố D không xảy ra nếu hai bút được lấy ra đều là bút mực.

Do đó biến cố D là biến cố ngẫu nhiên.

Vậy trong các biến cố trên, biến cố C là chắc chắn; biến cố B là không thể; biến cố A và D ngẫu nhiên.

Bài 4 trang 89 Toán 7 Tập 2:

Một hộp có 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng màu vàng. Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng, xem màu, trả lại hộp rồi lại lấy ra ngẫu nhiên 1 quả nữa. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Quả bóng lấy ra lần thứ hai có màu đỏ”.

B: “Quả bóng lấy ra lần thứ hai giống màu quả bóng đã lấy lần đầu”;

C: “Quả bóng lấy ra lần đầu tiên có màu hồng”;

D: “Có ít nhất 1 lần lấy được quả bóng màu xanh”.

Lời giải:

• Quả bóng lấy ra lần thứ hai có thể có là màu đỏ hoặc màu xanh hoặc màu vàng, chưa chắc chắn sẽ có màu gì và có thể giống màu hoặc khác màu với quả bóng đã lấy lần đầu.

Vậy biến cố A và biến cố B là biến cố ngẫu nhiên.

• Trong hộp không có quả bóng nào màu hồng nên biến cố C là biến cố không thể.

• Biến cố D có thể xảy ra nếu chẳng hạn trong hai lần lấy có 1 lần lấy được quả bóng màu xanh; biến cố D không thể xảy ra nếu chẳng hạn cả hai lần lấy đều không có bóng màu xanh. Do đó biến cố D là biến cố ngẫu nhiên.

Vậy trong các biến cố đã cho, không có biến cố nào là chắc chắn, biến cố C là không thể; biến cố A, biến cố B và biến cố D là ngẫu nhiên.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 7 trang 86 Tập 2

Giải Toán 7 trang 87 Tập 2

Giải Toán 7 trang 88 Tập 2

Giải Toán 7 trang 89 Tập 2

1 597 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: