Giải Toán 7 trang 88 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 88 Tập 2 trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 88 Tập 2.

1 319 18/01/2023


Giải Toán 7 trang 88 Tập 2

Thực hành 2 trang 88 Toán 7 Tập 2:

Trong một ống cắm bút có 1 bút xanh, 1 bút đỏ và 1 bút tím. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống.

a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra.

b) Gọi A là biến cố “Lấy được bút đỏ ở lần lấy thứ nhất”. Hãy nêu tập hợp tất cả các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.

c) Hãy nêu một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể đối với phép thử trên.

Lời giải:

a) Các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra:

Lần 1 bút xanh (X) - lần 2 bút đỏ (Đ).

Lần 1 bút xanh (X) - lần 2 bút tím (T).

Lần 1 bút đỏ (Đ) - lần 2 bút xanh (X).

Lần 1 bút đỏ (Đ) - lần 2 bút tím (T).

Lần 1 bút tím (T) - lần 2 bút xanh (X).

Lần 1 bút tím (T) - lần 2 bút đỏ (Đ).

Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra {XĐ; XT; ĐX; ĐT; TX; TĐ}, trong đó, chẳng hạn XĐ chỉ biến cố lần 1 lấy được bút xanh, lần 2 lấy được bút đỏ.

b) Các kết quả xảy ra của biến cố A: “Lấy được bút đỏ ở lần lấy thứ nhất”:

Lần 1 bút đỏ (Đ) - lần 2 bút xanh (X).

Lần 1 bút đỏ (Đ) - lần 2 bút tím (T).

Vậy tập hợp các kết quả xảy ra của biến cố A: “Lấy được bút đỏ ở lần lấy thứ nhất” là {ĐX; ĐT}, trong đó, chẳng hạn ĐX chỉ biến cố lần 1 lấy được bút đỏ, lần 2 lấy được bút xanh.

c) Vì chỉ có 3 chiếc bút và mỗi bút một màu nên khi lấy 2 chiếc bút thì 2 chiếc bút đó luôn có màu khác nhau.

Biến cố chắc chắn: “Màu của hai chiếc bút được lấy ra khác nhau”.

Biến cố không thể: “Màu của hai chiếc bút được lấy ra giống nhau”.

Vận dụng 1 trang 88 Toán 7 Tập 2:

Một cửa hàng thống kê lại số máy vi tính họ bán được từ ngày thứ Hai đến Chủ nhật trong một tuần. Kết quả được trình bày ở biểu đồ sau.

Giải Toán 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (ảnh 1) 

Chọn ngẫu nhiên 1 ngày trong tuần đó để xem kết quả bán hàng. Trong các biến cố sau, biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên?

A: “Cửa hàng bán được 10 máy vi tính trong ngày được chọn”;

B: “Cửa hàng bán được ít hơn 7 máy vi tính trong ngày được chọn”;

C: “Cửa hàng bán được không quá 14 máy vi tính trong ngày được chọn”.

Lời giải:

• Xét biến cố A: “Cửa hàng bán được 10 máy vi tính trong ngày được chọn”.

Dựa vào biểu đồ, ta thấy:

+ Thứ  cửa hàng bán được 10 máy vi tính.

+ Các ngày còn lại, cửa hàng bán được nhiều hơn hoặc ít hơn 10 máy vi tính.

Do đó biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.

• Xét biến cố B: “Cửa hàng bán được ít hơn 7 máy vi tính trong ngày được chọn”.

Từ thứ Hai đến Chủ nhật, không có ngày nào có số máy vi tính bán được nhỏ hơn 7.

Do đó biến cố B là biến cố không thể.

• Xét biến cố C: “Cửa hàng bán được không quá 14 máy vi tính trong ngày được chọn”

Từ thứ Hai đến Chủ nhật, số máy vi tính bán được nhiều nhất một ngày là 14 chiếc.

Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn.

Vậy trong các biến cố trên, biến cố C là chắc chắn; biến cố B là không thể; biến cố A là ngẫu nhiên.

Vận dụng 2 trang 88 Toán 7 Tập 2:

Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

a) Đến năm 2050, con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất.

b) Ở Mũi Điện, ngày mai Mặt Trời sẽ mọc ở hướng đông.

c) Gặp một giáo viên trong trường em sinh năm 1900.

d) Gieo một đồng xu cân đối 100 lần đều ra mặt sấp.

Lời giải:

a) Năm 2050 ở trong tương lai nên nó chưa xảy ra, ta chưa thể khẳng định đến năm 2050, con người có thể tìm ra được sự sống bên ngoài Trái Đất hay không.

Do đó biến cố “Đến năm 2050, con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất” là biến cố ngẫu nhiên.

b) Mặt Trời luôn mọc ở hướng đông nên biến cố “Ở Mũi Điện, ngày mai Mặt Trời sẽ mọc ở hướng đông” là biến cố chắc chắn.

c) Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên cao nhất là 60 tuổi nên không thể gặp một giáo viên sinh năm 1900.

Do đó biến cố “Gặp một giáo viên trong trường em sinh năm 1900” là biến cố không thể.

d) Khi gieo một đồng xu cân đối 100 lần có thể xuất hiện các mặt ngửa nên biến cố “Gieo một đồng xu cân đối 100 lần đều ra mặt sấp” là biến cố ngẫu nhiên.

Tuy nhiên việc tung đồng xu 100 lần đều xuất hiện mặt sấp gần như không có khả năng xảy ra nên biến cố trên gần như biến cố không thể.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 7 trang 86 Tập 2

Giải Toán 7 trang 87 Tập 2

Giải Toán 7 trang 88 Tập 2

Giải Toán 7 trang 89 Tập 2

1 319 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: