Giải Toán 7 Bài 3 (Cánh diều): Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 3.
Giải bài tập Toán 7 Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
A. Câu hỏi
Câu hỏi khởi động trang 54 Toán 7 Tập 2:
Phép cộng, phép trừ hai đa thức một biến được thực hiện như thế nào?
Lời giải:
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến ta làm một trong hai cách sau:
- Cách 1. Cộng (hoặc trừ) đa thức theo cột dọc:
+ Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
+ Đặt hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột;
+ Cộng (hoặc trừ) hai đơn thức trong từng cột, ta có tổng cần tìm.
- Cách 2. Cộng (hoặc trừ) đa thức theo hàng ngang:
+ Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
+ Viết tổng (hoặc hiệu) hai đa thức theo hàng ngang;
+ Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;
+ Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được tổng (hoặc hiệu) cần tìm.
Hoạt động 1 trang 54 Toán 7 Tập 2:
a) Thực hiện phép cộng trong mỗi trường hợp sau: 5x2 + 7x2; axk + bxk (k ∈ ℕ*).
b) Nêu quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến.
Lời giải:
a) Ta có:
5x2 + 7x2 = (5 + 7)x2 = 12x2;
axk + bxk = (a + b)xk (k ∈ ℕ*).
b) Quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến: Để cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta cộng phần hệ số của hai đơn thức với nhau và giữ nguyên phần biến.
Hoạt động 2 trang 54 Toán 7 Tập 2:
Cho hai đa thức: P(x) = 5x2 + 4 + 2x và Q(x) = 8x + x2 + 1.
a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.
c) Dựa vào kết quả cộng hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức R(x).
Lời giải:
a) Sắp xếp đa thức theo số mũ giảm dần của biến:
P(x) = 5x2 + 4 + 2x = 5x2 + 2x + 4.
Q(x) = 8x + x2 + 1 = x2 + 8x + 1.
b) Ta có bảng sau:
Đa thức |
Đơn thức có số mũ 2 của biến (Đơn thức chứa x2) |
Đơn thức có số mũ 1 của biến (Đơn thức chứa x) |
Số hạng tự do (Đơn thức không chứa x) |
P(x) |
5x2 |
2x |
4 |
Q(x) |
x2 |
8x |
1 |
R(x) |
6x2 |
10x |
5 |
c) Dựa vào kết quả ở bảng ta có đa thức R(x) = 6x2 + 10x + 5.
Luyện tập 2 trang 55 Toán 7 Tập 2: Để cộng hai đa thức P(x), Q(x), bạn Dũng viết như dưới đây có đúng không? Vì sao? Nếu chưa đúng, em hãy sửa lại cho đúng.
Lời giải:
Bạn Dũng thực hiện cộng hai đa thức theo cột dọc chưa đúng vì các đơn thức 3x và 6 không có cùng số mũ của biến nên chúng không được viết ở cùng cột, tương tự như vậy với các đơn thức ‒1 và 2x cũng không được viết cùng cột.
Cách viết đúng là:
Hoạt động 3 trang 56 Toán 7 Tập 2:
Cho hai đa thức: P(x) = -2x2 + 1 + 3x và Q(x) = -5x + 3x2 + 4.
a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Viết tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang.
c) Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau.
d) Tính tổng P(x) + Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.
Lời giải:
a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến:
P(x) = -2x2 + 1 + 3x = -2x2 + 3x + 1.
Q(x) = -5x + 3x2 + 4 = 3x2 + (-5x) + 4 = 3x2 - 5x + 4.
b) Viết tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang ta có:
P(x) + Q(x)
= (-2x2 + 3x + 1) + (3x2 - 5x + 4)
= -2x2 + 3x + 1 + 3x2 - 5x + 4.
c) Ta có: P(x) + Q(x)
= -2x2 + 3x + 1 + 3x2 - 5x + 4.
= (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4).
d) Ta có: P(x) + Q(x)
= (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4)
= x2 - 2x + 5.
Vậy P(x) + Q(x) = x2 - 2x + 5.
Luyện tập 2 trang 56 Toán 7 Tập 2: Tính tổng của hai đa thức sau bằng hai cách:
Lời giải:
Ta sắp xếp đa thức Q(x) theo số mũ giảm dần như sau:
Q(x) = -8x3 + 4x2 + 6 + 3x
Q(x) = -8x3 + 4x2 + 3x + 6.
Cách 1. Tính tổng theo cột dọc:
Vậy
Cách 2. Tính tổng theo hàng ngang:
P(x) + Q(x)
Vậy
Hoạt động 4 trang 57 Toán 7 Tập 2:
a) Thực hiện phép trừ trong mỗi trường hợp sau: 2x2 - 6x2; axk - bxk (k ∈ ℕ*).
b) Nêu quy tắc trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến.
Lời giải:
a) Ta có:
2x2 - 6x2 = (2 - 6)x2 = -4x2.
axk - bxk = (a - b)xk (k ∈ ℕ*).
b) Quy tắc trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến: Để trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta trừ phần hệ số của hai đơn thức với nhau và giữ nguyên phần biến.
Hoạt động 5 trang 57 Toán 7 Tập 2:
Cho hai đa thức: P(x) = 4x2 + 1 + 3x và Q(x) = 5x + 2x2 + 3.
a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.
c) Dựa vào kết quả trừ hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức S(x).
Lời giải:
a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến:
P(x) = 4x2 + 1 + 3x = 4x2 + 3x + 1.
Q(x) = 5x + 2x2 + 3 = 2x2 + 5x + 3.
b) Ta có bảng sau:
Đa thức |
Đơn thức có số mũ 2 của biến (Đơn thức chứa x2) |
Đơn thức có số mũ 1 của biến (Đơn thức chứa x) |
Số hạng tự do (Đơn thức không chứa x) |
P(x) |
4x2 |
3x |
1 |
Q(x) |
2x2 |
5x |
3 |
S(x) |
2x2 |
-2x |
-2 |
c) Dựa vào kết quả ở bảng ta có đa thức S(x) = 2x2 - 2x - 2.
Luyện tập 3 trang 58 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
Sắp xếp đa thức Q(x) theo số mũ giảm dần của biến x như sau:
Ta có:
Vậy P(x) - Q(x) = 6x4 - 3x2 - 8x - 1.
Hoạt động 6 trang 58 Toán 7 Tập 2:
Cho hai đa thức: P(x) = -3x2 + 2 + 7x và Q(x) = -4x + 5x2 + 1.
a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Viết hiệu P(x) - Q(x) theo hàng ngang, trong đó đa thức Q(x) được đặt trong dấu ngoặc.
d) Tính hiệu của P(x) - Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.
Lời giải:
a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến ta có:
P(x) = -3x2 + 2 + 7x = -3x2 + 7x + 2.
Q(x) = -4x + 5x2 + 1 = 5x2 + (-4x) + 1 = 5x2 - 4x + 1.
b) Viết hiệu P(x) - Q(x) theo hàng ngang trong đó đa thức Q(x) được đặt trong dấu ngoặc:
P(x) - Q(x)
= -3x2 + 7x + 2 - (5x2 - 4x + 1)
c) Bỏ dấu ngoặc và nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau ta có:
P(x) - Q(x)
= -3x2 + 7x + 2 - (5x2 - 4x + 1)
= -3x2 + 7x + 2 - 5x2 + 4x - 1
= (-3x2 - 5x2) + (7x + 4x) + (2 - 1)
d) Tính hiệu:
P(x) - Q(x)
= (-3x2 - 5x2) + (7x + 4x) + (2 - 1)
= -8x2 + 11x + 1.
Vậy P(x) - Q(x) = -8x2 + 11x + 1.
Luyện tập 4 trang 59 Toán 7 Tập 2: Tính hiệu P(x) - Q(x) bằng hai cách, trong đó:
Lời giải:
Cách 1. Tính hiệu theo cột dọc:
Ta sắp xếp đa thức Q(x) theo số mũ giảm dần của biến x được:
Q(x) = -9x3 + 6x2 + 3 + 2x
Q(x) = -9x3 + 6x2 + 2x + 3.
Thực hiện tính hiệu P(x) – Q(x):
Vậy P(x) - Q(x) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5.
Cách 2. Tính hiệu theo hàng ngang:
P(x) - Q(x)
= 6x3 + 8x2 + 5x - 2 - (-9x3 + 6x2 + 3 + 2x)
= 6x3 + 8x2 + 5x - 2 + 9x3 - 6x2 - 3 - 2x
= (6x3 + 9x3) + (8x2 - 6x2) + (5x - 2x) + (-2 - 3)
= 15x3 + 2x2 + 3x - 5.
Vậy P(x) - Q(x) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5.
B. Bài tập
Cho hai đa thức: R(x) = -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 và S(x) = x4 - 8x3 + 2x + 3. Tính:
Lời giải:
a) Cách 1: Tính tổng R(x) + S(x) theo cột dọc:
Vậy R(x) + S(x) = -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4.
Cách 2: Tính tổng R(x) + S(x) theo hàng ngang:
R(x) + S(x)
= (-8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1) + (x4 - 8x3 + 2x + 3)
= -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 + x4 - 8x3 + 2x + 3
= (-8x4 + x4) + (6x3 - 8x3) + 2x2 + (-5x + 2x) + (1 + 3)
= -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4.
Vậy R(x) + S(x) = -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4.
b) Cách 1: Tính hiệu R(x) ‒ S(x) theo cột dọc:
Vậy R(x) - S(x) = -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2.
Cách 2: Tính hiệu R(x) ‒ S(x) theo hàng ngang:
R(x) - S(x) = (-8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1) - (x4 - 8x3 + 2x + 3)
= -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 - x4 + 8x3 - 2x - 3
= (-8x4 - x4) + (6x3 + 8x3) + 2x2 + (-5x - 2x) + (1 - 3)
= -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2
Vậy R(x) - S(x) = -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2.
Bài 2 trang 59 Toán 7 Tập 2: Xác định bậc của hai đa thức là tổng, hiệu của:
A(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 và B(x) = 8x5 + 8x3 + 2x - 3.
Lời giải:
- Ta có thể thực hiện A(x) + B(x) theo hai cách
Cách 1: Cộng theo cột dọc:
Cách 2: Cộng theo hàng ngang:
A(x) + B(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 + 8x5 + 8x3 + 2x - 3
= (-8x5 + 8x5) + 6x4 + 8x3 + 2x2 + (-5x + 2x) + (1 - 3)
= 6x4 + 8x3 + 2x2 - 3x - 2
Do đó A(x) + B(x) = 6x4 + 8x3 + 2x2 - 3x - 2
Vậy bậc của đa thức A(x) + B(x) là 4.
- Ta có thể thực hiện A(x) ‒ B(x) theo hai cách
Cách 1: Trừ theo cột dọc:
Cách 2: Trừ theo hàng ngang:
A(x) - B(x)
= -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 - (8x5 + 8x3 + 2x - 3)
= -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 - 8x5 - 8x3 - 2x + 3
= (-8x5 - 8x5) + 6x4 - 8x3 + 2x2 + (-5x - 2x) + (1 + 3)
= -16x5 + 6x4 - 8x3 + 2x2 - 7x + 4
Do đó A(x) - B(x) = -16x5 + 6x4 - 8x3 + 2x2 - 7x + 4
Vậy bậc của đa thức A(x) - B(x) là 5.
Bài 3 trang 59 Toán 7 Tập 2: Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ nhất 90 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất x%/năm. Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ hai 80 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất (x + 1,5)%/năm. Hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc và lãi là bao nhiêu:
Lời giải:
a) Khi hết kì hạn 1 năm thì tiền lãi bác Ngọc nhận được ở ngân hàng thứ hai là:
80 . (x + 1,5)% = = (x + 1,5) = 0,8x + 1,2 (triệu đồng).
Khi hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc và lãi ở ngân hàng thứ hai là:
80 + 0,8x + 1,2 = 0,8x + 81,2 (triệu đồng).
Vậy bác Ngọc nhận được 0,8x + 81,2 triệu đồng cả gốc lẫn lãi ở ngân hàng thứ hai khi hết kì hạn 1 năm.
b) Khi hết kì hạn 1 năm thì tiền lãi bác Ngọc nhận được ở ngân hàng thứ nhất là:
90 . x% = 90 . = x = 0,9x (triệu đồng).
Khi hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc và lãi ở ngân hàng thứ nhất là:
90 + 0,9x (triệu đồng).
Khi hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc và lãi ở cả hai ngân hàng là:
0,8x + 81,2 + 90 + 0,9x = 1,7x + 171,2 (triệu đồng).
Vậy bác Ngọc nhận được 1,7x + 171,2 triệu đồng cả gốc lẫn lãi ở cả hai ngân hàng khi hết kì hạn 1 năm.
Bài 4 trang 59 Toán 7 Tập 2: Người ta rót nước từ một can đựng 10 lít nước sang một bể rỗng có dạng hình lập phương với độ dài cạnh 20 cm. Khi mực nước trong bể cao h (cm) thì thể tích nước trong can còn lại là bao nhiêu? Biết rằng 1 lít = 1 dm3.
Lời giải:
Thể tích nước trong bể khi mực nước có chiều cao h (cm) là:
20 . 20 . h = 400h (cm3).
Đổi 400h cm3 = 0,4h dm3; 10 lít = 10 dm3.
Thể tích nước trong can ban đầu là 10 dm3.
Thể tích nước trong bể hình lập phương chính là thể tích nước trong can rót ra nên thể tích nước còn lại trong can là: 10 - 0,4h (dm3).
Vậy thể tích nước trong can còn lại là 10 – 0,4h dm3.
Bài 5 trang 59 Toán 7 Tập 2: Bạn Minh cho rằng “Tổng của hai đa thức bậc bốn luôn luôn là đa thức bậc bốn”. Bạn Quân cho rằng “Hiệu của hai đa thức bậc bốn luôn luôn là đa thức bậc bốn”. Hai bạn Minh và Quân nói như vậy có đúng không? Giải thích vì sao.
Lời giải:
Minh và Quân nói như vậy là không đúng vì tổng hoặc hiệu của hai đa thức bậc bốn có thể không phải là đa thức bậc bốn.
Ví dụ như: Với hai đa thức A(x) = 2x4; B(x) = -2x4 + x2; C(x) = 2x4 + x.
Ta có:
A(x) + B(x) = 2x4 + (-2x4 + x2) = 2x4 - 2x4 + x2 = (2x4 - 2x4) + x2 = x2 là đa thức bậc hai. Do đó Minh nói sai.
A(x) - C(x) = 2x4 - (2x4 + x) = 2x4 - 2x4 ‒ x = (2x4 - 2x4) ‒ x = ‒x là đa thức bậc một. Do đó Quân nói sai.
Lý thuyết Toán 7 Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến - Cánh diều
1. Phép cộng đa thức một biến
– Để cộng hai đa thức một biến (theo cột dọc), ta có thể làm như sau:
+ Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
+ Đặt hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột;
+ Cộng hai đơn thức trong từng cột, ta có tổng cần tìm.
– Chú ý: Khi cộng đa thức theo cột dọc, nếu một đa thức khuyết số mũ nào của biến thì khi viết đa thức đó, ta bỏ trống cột tương ứng với số mũ trên.
Ví dụ: Cho hai đa thức: P(x) = x3 – 6x2 + 1 và Q(x) = –3x2 – 2x – 7. Tính tổng P(x) + Q(x) theo cột dọc.
Hướng dẫn giải
Ta thực hiện đặt phép tính cộng hai đa thức như sau:
Vậy P(x) + Q(x) = x3 – 9x2 – 2x – 6.
– Để cộng hai đa thức một biến (theo hàng ngang), ta có thể làm như sau:
+ Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
+ Viết tổng hai đã thức theo hàng ngang;
+ Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;
+ Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được tổng cần tìm.
Ví dụ: Cho hai đa thức: P(x) = x3 – 6x2 + 1 và Q(x) = –3x2 – 2x – 7. Tính tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang.
Hướng dẫn giải
Ta có:
P(x) + Q(x) = (x3 – 6x2 + 1) + (–3x2 – 2x – 7)
= x3 – 6x2 + 1 – 3x2 – 2x – 7
= x3 + (– 6x2 – 3x2) – 2x + (1 – 7)
= x3 – 9x2 – 2x – 6.
Vậy P(x) + Q(x) = x3 – 9x2 – 2x – 6.
2. Trừ hai đa thức một biến
– Để trừ đa thức P(x) cho đa thức Q(x) (theo cột dọc), ta có thể làm như sau:
+ Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
+ Đặt hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột sao cho đơn thức của P(x) ở trên và đơn thức của Q(x) ở dưới;
+ Trừ hai đơn thức trong từng cột, ta có hiệu cần tìm.
Ví dụ: Cho M(x) = 5x4 + 7x3 – 2x và N(x) = –2x3 – 4x2 + 6x + 8. Tính hiệu M(x) – N(x) theo cột dọc.
Hướng dẫn giải
Ta thực hiện đặt phép tính trừ hai đa thức như sau:
Vậy M(x) – N(x) = 5x4 + 9x3 + 4x2 – 8x – 8.
– Để trừ đa thức P(x) cho đa thức Q(x) (theo hàng ngang), ta có thể làm như sau:
+ Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
+ Viết hiệu P(x) – Q(x) theo hàng ngang, trong đó đa thức Q(x) được đặt trong dấu ngoặc;
+ Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu mỗi đơn thức trong dạng thu gọn của đa thức Q(x), nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;
+ Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được hiệu cần tìm.
Ví dụ: Cho M(x) = 5x4 + 7x3 – 2x và N(x) = –2x3 – 4x2 + 6x + 8. Tính hiệu M(x) – N(x) theo hàng ngang.
Hướng dẫn giải
Ta có:
M(x) – N(x) = (5x4 + 7x3 – 2x) – (–2x3 – 4x2 + 6x + 8)
= 5x4 + 7x3 – 2x + 2x3 + 4x2 – 6x – 8
= 5x4 + (7x2 + 2x3) + 4x2 + (–2x – 6x) – 8
= 5x4 + 9x3 + 4x2 – 8x – 8
Vậy M(x) – N(x) = 5x4 + 9x3 + 4x2 – 8x – 8.
Ví dụ: Xác định bậc của hai đa thức là tổng, hiệu của:
A(x) = –4x4 – 3x2 + 7 và B(x) = 4x4 – 5x2 + 8x – 1.
Hướng dẫn giải
Ta có:
• A(x) + B(x) = (–4x4 – 3x2 + 7) + (4x4 – 5x2 + 8x – 1)
= –4x4 – 3x2 + 7 + 4x4 – 5x2 + 8x – 1
= (–4x4 + 4x4) + (–3x2 – 5x2) + 8x + (7 – 1)
= –8x2 + 8x + 6
Do đó A(x) + B(x) = – 8x2 + 8x + 6.
Vậy bậc của A(x) + B(x) là 2.
• A(x) – B(x) = (–4x4 – 3x2 + 7) – (4x4 – 5x2 + 8x – 1)
= –4x4 – 3x2 + 7 – 4x4 + 5x2 – 8x + 1
= (–4x4 – 4x4) + (–3x2 + 5x2) – 8x + (7 + 1)
= –8x4 + 2x2 – 8x + 8
A(x) + B(x) = –8x4 + 2x2 – 8x + 8.
Vậy bậc của A(x) – B(x) là 4.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phép nhân đa thức một biến
Bài 5: Phép chia đa thức một biến
Bài 1: Tổng các góc của một tam giác
Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều