Toán 7 Bài 1 (Cánh diều): Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 1.

1 2460 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải bài tập Toán 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Bài giảng Toán 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

1. Số vô tỉ

Giải Toán 7 trang 33 Tập 1

Hoạt động 1 trang 33 Toán lớp 7 Tập 1: Viết số hữu tỉ 13 dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải:

Ta có:

Toán 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học- Cánh diều (ảnh 1)

Vậy số hữu tỉ 13 có thể viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là 0, 3333… = 0, (3).

Luyện tập 1 trang 33 Toán lớp 7 Tập 1: Khẳng định “Mỗi số vô tỉ đều không thể là số hữu tỉ” là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Phát biểu trên là đúng vì:

• Mỗi số vô tỉ đều được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn;

• Mỗi số hữu tỉ được viết dưới dạng các số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn

Vậy mỗi số là vô tỉ đều không thể là số hữu tỉ.

2. Căn bậc hai số học

Hoạt động 2 trang 33 Toán lớp 7 Tập 1: Tính:

a) 32

b) (0,4)2

Lời giải:

a) 32 = 3 . 3 = 9.

b) (0,4)2 = 0,4 . 0,4 = 0,16.

Giải Toán 7 trang 34 Tập 1

Luyện tập 2 trang 34 Toán lớp 7 Tập 1: Tính giá trị của:

a) 1600

b) 0,16

c) 214

Lời giải:

Ta có:

a) 1600 = 402=40

b) 0,16 = 0,42=0,4

c) 21494=322=32

Hoạt động 3 trang 34 Toán lớp 7 Tập 1: Ta có thể tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số dương bằng máy tính cầm tay. Chẳng hạn, để tính 3;256.36, ta sử dụng nút dấu căn bậc hai số học  và làm như sau: 

Ta có thể tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số dương bằng máy tính cầm tay

Bài tập

Giải Toán 7 trang 35 Tập 1

Bài 1 trang 35 Toán lớp 7 Tập 1:

a) Đọc các số sau: 15;27,6;0,82.

b) Viết các số sau: Căn bậc hai số học của 39; căn bậc hai số học của 911; căn bậc hai số học của 8927.

Lời giải:

a) 

15: Căn bậc hai số học của mười lăm.

27,6: Căn bậc hai số học của hai mươi bảy phẩy sáu.

0,82: Căn bậc hai số học của không phẩy tám mươi hai.

b) 

Căn bậc hai số học của 39 được viết là 39.

Căn bậc hai số học của 911 được viết là 911

Căn bậc hai số học của 8927 được viết là 8927

Bài 2 trang 35 Toán lớp 7 Tập 1: Chứng tỏ rằng:

a) Số 0,8 là căn bậc hai số học của 0,64; 

b) Số –11 không phải căn bậc hai số học của 121.

c) Số 1,4 là căn bậc hai số học của 1,96 nhưng –1,4 không phải căn bậc hai số học của 1,96.

Lời giải:

a) Ta có: (0,8)2 = 0,8.0,8 = 0,64 và 0,8 > 0 nên số 0,8 là căn bậc hai số học của số 0,64.

b) Ta có: (–11)2 = (–11).(–11) = 121 nhưng –11 < 0 nên số –11 không là căn bậc hai số học của số 121.

c) Ta có: (1,4)2 = 1,4.1,4 = 1,96 và 1,4 > 0 nên số 1,4 là căn bậc hai số học của số 1,96.

(–1,4)2 = (–1,4).(–1,4) = 1,96 nhưng –1,4 < 0 nên số –1,4 không là căn bậc hai số học của số 1,96.

Bài 3 trang 35 Toán lớp 7 Tập 1: Tìm số thích hợp cho ?:

Tìm số thích hợp cho ô trống: Bài 3 trang 35 Toán lớp 7 Tập 1Lời giải:

+) Ta có: 144 = 122 và 12 > 0 nên x=144=12.

+) Ta có: 1,69 = 1,32 và 1,3 > 0 nên x=1,69 = 1,3.

+) Ta có: 142 = 14.14 = 196 nên x = 196.

+) Ta có: 0,12 = 0,1.0,1 = 0,01 nên x = 0,01.

+) Ta có: 132=13.13=19 nên x = 19.

+) Ta có: 2,25 = 1,52 và 1,5 > 0 nên x=2,25=1,5.

+) Ta có: 0,0225 = 0,152 và 0,15 > 0 nên x=0,0225=0,15.

Ta có bảng sau:

x

144

1,69

196

0,01

19

2,25

0,0225

x

12

1,3

14

0,1

13

1,5

0,15

Bài 4 trang 35 Toán lớp 7 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức: 

a) 0,49+0,64;

b) 0,360,81;

c) 8.964

d) 0,1.400+0,2.1600

Lời giải:

a)0,49+0,64=0,72+0,82=0,7+0,8=1,5.

b) 0,360,81=0,620,92=0,60,9=0,3

c) 8.964=8.3282=8.38=248=16

d) 0,1.400+0,2.1600

=0,1.202+0,2.402

= 0,1. 20 + 0,2.40

= 2 + 8 = 10.

Bài 5 trang 35 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 1, ở đó hình vuông AEBF có cạnh bằng 1 dm, hình vuông ABCD có cạnh AB là một đường chéo của hình vuông AEBF.

a) Tình diện tích của hình vuông ABCD.

b) Tính độ dài đường chéo AB.

Toán 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học- Cánh diều (ảnh 1)

Lưu ý: 2 là độ dài đường chéo của hình vuông có cạnh bằng 1.

Toán 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học- Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

a) Ta thấy diện hình vuông ABCD được tạo thành từ 4 tam giác nhỏ có diện tích bằng diện tích tam giác AEB.

Mà hình vuông AEBF là hình vuông có cạnh bằng 1 và tạo bởi hai tam giác là AEB và AFB.

Diện tích hình vuông AEBF là: 1.1 = 1 (dm2).

Diện tích tam giác AEB là: 1 : 2 = 12 (dm2).

Diện tích hình vuông ABCD là: 12.4=2 (dm2).

Vậy diện tích hình vuông ABCD là 2 dm2.

b) Vì 2 là độ dài đường chéo của hình vuông có độ dài cạnh bằng 1 dm nên độ dài đường chéo AB là 2 dm.

Vậy độ dài đường chéo AB là 2dm.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Tập hợp R các số thực

Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

Bài 4: Làm tròn số và ước lượng

Bài 5: Tỉ lệ thức

Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau

1 2460 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: