Toán 7 Bài 5 (Cánh diều): Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 5.
Giải bài tập Toán 7 Bài 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
Bài giảng Toán 7 Bài 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
Hoạt động khởi động
Khởi động trang 27 Toán lớp 7 Tập 1: Viết các số hữu tỉ và dưới dạng số thập phân ta được: và .
Hai số thập phân 0,1 và 0,111… khác nhau như thế nào?
Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ như thế nào?
Lời giải:
Để trả lời được hai câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu hai mục trong bài ở trang 27 và trang 28.
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
• Số thập phân 0,1 là số thập phân hữu hạn.
Số thập phân 0,111… là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì là 1.
Số 0,111… được viết gọn là 0,(1).
• Mỗi số hữu tỉ với a, b ∈ ℤ; b ≠ 0 đều được biểu diễn bởi một số thập phân của hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn bằng cách thực hiện phép chia a : b.
1. Số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn
Hoạt động 1 trang 27 Toán lớp 7 Tập 1: Đặt tính để tính thương: 33 : 20.
Lời giải:
Đặt tính 33 : 20 như sau:
Vậy 33 : 20 = 1,65.
Hoạt động 2 trang 27 Toán lớp 7 Tập 1: Đặt tính để tính thương: 4 : 3.
Lời giải:
Đặt tính 4 : 3 như sau:
Vậy 4 : 3 = 1,333…
Lời giải:
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được thương của mỗi phép chia như sau:
a) ;
b) .
Bài tập
Bài 1 trang 29 Toán lớp 7 Tập 1: Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân hữu hạn: .
Lời giải:
Ta có: .
Đặt tính 13 : 16 như sau:
Do đó, 13 : 16 = 0,8125.
Ta có: .
Đặt tính 18 : 150 như sau:
Khi đó, 18 : 150 = 0,12.
Do đó, (− 18) : 150 = − (18 : 150) = − 0,12.
Vậy các phân số viết dưới dạng số thập phân hữu hạn lần lượt là 0,8125 và −0,12.
Lời giải:
Ta có: .
Đặt tính 5 : 111 như sau:
Do đó, 5 : 111 = 0,045045045… = 0,(045).
Ta có: .
Đặt tính 7 : 18 như sau:
Khi đó, 7 : 18 = 0,3888… = 0,3(8).
Do đó, (− 7) : 18 = − (18 : 150) = − 0,3888… = − 0,3(8).
Vậy các phân số viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn lần lượt là 0,(045) và − 0,3(8).
Bài 3 trang 29 Toán lớp 7 Tập 1: Viết mỗi số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản:
a) 6,5; b) − 1,28; c) – 0,124.
Lời giải:
a) Ta có .
Vậy số thập phân 6,5 viết được dưới dạng phân số tối giản là .
b) .
Vậy số thập phân − 1,28 viết được dưới dạng phân số tối giản là .
c) .
Vậy số thập phân – 0,124 viết được dưới dạng phân số tối giản là .
Bài 4 trang 29 Toán lớp 7 Tập 1: Sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện mỗi phép chia sau:
a) 1 : 999; b) 8,5 : 3; c) 14,2 : 3,3.
Lời giải:
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được thương của mỗi phép chia như sau:
a) 1 : 999 = 0,(001);
b) 8,5 : 3 = 2,8(3);
c) 14,2 : 3,3 = 4,(30).
Lý thuyết Toán 7 Bài 5: Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ - Cánh diều
1. Số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Các số thập phân chỉ gồm hữu hạn chữ số sau dấu “,” được gọi là số thập phân hữu hạn.
- Các số thập phân mà trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện liên tiếp mãi mãi được gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn. Chữ số hoặc cụm chữ số lặp đi lặp lại mãi mãi đó được gọi là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Ví dụ:
a) Số thập phân 1,35 chỉ có hai chữ số sau dấu “,” nên nó là số thập phân hữu hạn.
b) Số thập phân 0,333… có chữ số 3 xuất hiện liên tiếp mãi mãi bắt đầu từ hàng phần mười nên 0,333… là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 3 và được viết gọn là 0,(3).
c) Số thập phân 0,12313131…có cụm chữ số liền nhau 31 xuất hiện liên tiếp mãi mãi bắt đầu từ hàng phần nghìn nên số 0,12313131…là số thập phân vô hạn tuần hoàn, chu kì là 31 và được viết gọn là 0,12(31).
2. Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
- Mỗi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số . Thực hiện phép tính
a : b ta có thể biểu diễn số hữu tỉ đó dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
- Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Ví dụ:
a) . Vậy số hữu tỉ biểu diễn bởi số thập phân hữu hạn –0,4375.
b) . Vậy số hữu tỉ biểu diễn bởi số thập phân vô hạn tuần hoàn 1,(3).
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều