Toán 7 Bài 3 (Cánh diều): Hai đường thẳng song
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 3
Giải bài tập Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song
Hoạt động khởi động
Theo em dự đoán, hai góc đó có bằng nhau hay không?
Lời giải:
Dự đoán: góc quan sát của người phi công và góc quan sát của người hoa tiêu khi hướng dẫn máy bay vào vị trí sân bay có số đo bằng nhau.
1. Hai góc đồng vị, hai góc so le trong
Hoạt động 1 trang 100 Toán lớp 7 Tập 1: Đọc kĩ các nội dung sau:
Ở Hình 34, đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại điểm A, B.
a) Quan sát vị trí của hai góc A1 và B1 ở Hình 34, ta thấy:
- Góc A1 và góc B1 ở “cùng một phía” của đường thẳng c;
- Góc A1 ở “phía trên” đường thẳng a;
Góc B1 ở “phía trên” đường thẳng b.
Hai góc A1 và B1 ở vị trí như thế gọi là hai góc đồng vị.
Quan sát vị trí của hai góc A3 và B1 ở Hình 35, ta thấy:
- Góc A3 và góc B1 ở “hai phía” của đường thẳng c;
- Góc A3 ở “phía dưới” đường thẳng a;
Góc B1 ở “phía trên” đường thẳng b.
Hai góc A3 và B1 ở vị trí như thế gọi là hai góc so le trong.
Tương tự, trong Hình 36 ta cũng có:
- Các cặp góc A1 và B1, A2 và B2, A3 và B3, A4 và B4 là các cặp góc đồng vị;
- Cặp góc A3 và B1, A2 và B4 là các cặp góc so le trong.
Lời giải:
Học sinh đọc và làm theo các yêu cầu của hoạt động.
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thằng song song
Lời giải:
- Trong hình 38a ta quan sát thấy có hai góc đồng vị bằng nhau (cùng bằng 60°) nên ta dự đoán đường thẳng a song song với đường thẳng b. Hình 38 a có đường thẳng song song.
- Trong hình 38b ta quan sát thấy có hai góc so le trong không bằng nhau (90° ≠ 80°) nên ta dự đoán đường thẳng d không song song với đường thẳng e. Hình 38b không có đường thẳng song song.
- Trong hình 38c ta thấy có hai cặp góc so le trong bằng nhau (cùng bằng 45°). Dự đoán đường thẳng m song song với đường thẳng n. Hình 38c có đường thẳng song song.
Hoạt động 3 trang 102 Toán lớp 7 Tập 1:
Bước 1. Vẽ đường thẳng a và điểm M không thuộc đường thẳng a
Bước 4. Vẽ hoàn thiện đường thẳng b.
b) Giải thích vì sao đường thẳng b song song với đường thẳng a.
Lời giải:
a) Thực hiện vẽ hình theo các bước đã nêu ở đề bài.
b) Đặt tên góc M1 và góc M2 như hình vẽ:
Nhận thấy: Hai cạnh của mỗi góc đều nằm trùng với cạnh ngắn của góc vuông và cạnh huyền của thước ê ke.
Nên mà và ở vị trí đồng vị.
Do đó b // a.
Vậy đường thẳng b song song với đường thẳng a.
4. Tính chất của hai đường thằng song song
Hoạt động 4 trang 103 Toán lớp 7 Tập 1: Thực hiện các hoạt động sau:
a) Cắt ra từ tờ giấy hai góc đồng vị A1 và B1 (Hình 41).
Lời giải:
Học sinh thực hành theo các bước đã nêu ở đề bài.
Luyện tập trang 103 Toán lớp 7 Tập 1: Tìm số đo x trong Hình 43, biết u // v.
Lời giải:
Đặt góc N1 như hình vẽ.
Vì u // v và góc N1 và góc uMN ở vị trí so le trong với nhau nên
Mà nên .
Vậy giá trị x cần tìm là 50°.
Bài tập
Bài 1 trang 104 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 44, biết a // b.
a) So sánh và ; và (mỗi cặp và , và gọi là một cặp góc so le ngoài).
b) Tính và (mỗi cặp và và gọi là một cặp góc trong cùng phía).
Lời giải:
a)
*) Vì là hai góc đối đỉnh nên
Vì là hai góc đối đỉnh nên
Mà a // b và là hai góc ở vị trí so le trong nên
Do đó, = hay .
*) Vì là hai góc đối đỉnh nên
Vì là hai góc đối đỉnh nên
Mà a // b và là hai góc ở vị trí so le trong nên
Do đó, = hay
Vậy ; .
b) Ta có: (hai góc kề bù)
Mà (hai góc so le trong)
Do đó,
Ta có: (hai góc kề bù)
Mà (hai góc so le trong)
Do đó,
Vậy ; .
Bài 2 trang 104 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 45.
a) Vì sao hai đường thẳng a và b song song với nhau?
Lời giải:
a) Ta có: và là hai góc trong cùng phía.
Mà
Do đó a // b (dựa vào bài 1)
b) Từ câu a có:
a // b mà hai góc ở vị trí so le trong
Suy ra .
Mà
Do đó .
Vậy .
Lời giải:
Gọi giao điểm giữa hai thanh sườn và thanh trụ là hai điểm A và B.
Đặt tên góc A1 và B1 (như hình vẽ).
Vì thanh trụ vuông góc với bậc cầu thang nên góc tạo bởi thanh trụ và bậc cầu thang là 90o.
Khi đó, góc tạo bởi thanh trụ và tia Oy là:
144o – 90o = 54o.
Thanh sườn song song với tia Oy nên số đo góc tạo bởi thanh trụ và tia Oy với góc tạo bởi thanh sườn và thanh trụ bằng nhau (hai góc đồng vị).
Khi đó, .
Vì các thanh trụ song song với nhau.
Nên (hai góc đồng vị).
Do đó, .
Vậy góc nhọn tạo bởi một thanh sườn với một thanh trụ của lan can là 54 độ.
Lý thuyết Toán 7 Bài 3. Hai đường thẳng song song - Cánh diều
1. Hai góc đồng vị. Hai góc so le trong
Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại điểm A, B.
Khi đó, ta thấy:
+ Góc A1 và góc B1 ở “cùng một phía” của đường thẳng c.
+ Góc A1 ở “phía trên” đường thẳng a. Góc B1 cũng ở “phía trên” đường thẳng b.
Hai góc A1 và B1 ở vị trí như thế được gọi là hai góc đồng vị.
+ Góc A3 và góc B1 ở “hai phía” của đường thẳng c.
+ Góc A3 ở “phía dưới” của đường thẳng a. Góc B1 lại ở “phía trên” của đường thẳng b.
Hai góc A3 và B1 ở vị trí như thế gọi là hai góc so le trong.
Ví dụ: Kể tên các cặp góc so le trong và đồng vị trong hình sau:
Hướng dẫn giải
Các cặp góc so le trong là: M3 và N1; M4 và N2.
Các cặp góc đồng vị là: M1 và N1; M2 và N2; M3 và N3; M4 và N4.
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a và b song song với nhau.
Ví dụ:
- Ở hình 1: Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau nên a // b.
- Ở hình 2: Đường thẳng d cắt hai đường thẳng m, n và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau nên m // n.
Ví dụ: Vẽ một đường thẳng b đi qua điểm M và song song với đường thẳng a (M ∉ a) bằng êke.
Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm M không thuộc a.
Bước 2: Đặt ê ke sao cho cạnh ngắn của góc vuông nằm trên đường thẳng a và cạnh huyền đi qua điểm M, vẽ theo cạnh huyền một phần đường thẳng c đi qua M (đường thẳng c cắt đường thẳng a tại điểm N).
Bước 3: Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh huyền của ê ke vẫn nằm trên đường thẳng c còn cạnh ngắn của góc vuông đi qua điểm M, vẽ theo cạnh ngắn của góc vuông một phần đường thẳng b đi qua điểm M.
Bước 4: Vẽ hoàn thiện đường thẳng b.
Nhận xét: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng luôn có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
3. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Nhận xét: Nếu hai đường thẳng cùng đi qua điểm M và cùng song song song với đường thẳng a (M ∉ a) thì hai đường thẳng đó trùng nhau.
Ví dụ:
Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a ta vẽ được một đường thẳng b song song với a.
Và vẽ được đường thẳng b’ cũng đi qua M và b’ song song với a.
Khi đó theo Tiên đề Euclid thì b và b’ trùng nhau.
4. Tính chất của hai đường thẳng song song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
- Hai góc đồng vị bằng nhau.
- Hai góc so le trong bằng nhau.
Ví dụ: Tính số đo các góc A1 và góc D2 trong hai hình vẽ sau, biết a // b và m // n.
Hướng dẫn giải
- Hình 1: Do a // b nên ta có: (hai góc đồng vị), mà nên .
Vậy .
- Hình 2: Do m // n nên: (hai góc so le trong), mà nên .
Vậy .
Chú ý: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b thì:
+ Hai góc so le ngoài bằng nhau.
+ Hai góc trong cùng phía có tổng số đo bằng 180°.
Ví dụ:
- Các cặp góc so le ngoài A1 và B3; A2 và B4; Khi đó: và .
- Hai góc trong cùng phía: góc A3 và góc B2; góc A4 và góc B1.
Khi đó: ; .
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tia phân giác của một góc
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều