Giải Toán 7 Bài 1 (Cánh diều): Biểu thức số. Biểu thức đại số
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 1.
Giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
A. Câu hỏi
Câu hỏi khởi động trang 40 Toán 7 Tập 2: Các bạn lớp 7A quyên góp tiền mua vở và bút bi để ủng hộ học sinh vùng lũ lụt. Giá mỗi quyển vở là 6 000 đồng, giá mỗi chiếc bút bi là 3 000 đồng.
Nếu mua 15 quyển vở và 10 chiếc bút bi thì hết 120 000 đồng.
Nếu mua 12 quyển vở và 18 chiếc bút bi thì hết 126 000 đồng.
Có thể sử dụng một biểu thức để biểu thị số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi được không?
Lời giải:
Giá mỗi quyển vở là 6 000 đồng nên số tiền mua a quyển vở là: 6 000 . a (đồng).
Giá mỗi chiếc bút bi là 3 000 đồng nên số tiền mua b chiếc bút bi là: 3 000 . b (đồng).
Do đó số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi là: 6 000 . a + 3 000 . b (đồng).
Vậy biểu thức biểu thị số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi là: 6 000 . a + 3 000 . b (đồng).
Hoạt động 1 trang 40 Toán 7 Tập 2: Xác định các số và các phép tính có trong mỗi biểu thức.
Lời giải:
Biểu thức |
Số |
Phép tính |
100 - (20 . 3 + 30 . 1,5) |
100; 20; 3; 30; 1,5 |
Phép trừ, phép nhân, phép cộng |
300 + 300 . |
300; |
Phép cộng, phép nhân, phép chia |
2 . 34 : 5 |
2; 3; 4; 5 |
Phép nhân, phép chia, phép nâng lên lũy thừa |
Luyện tập 1 trang 41 Toán 7 Tập 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) 12 . a không phải là biểu thức số.
b) Biểu thức số phải có đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
Lời giải:
a) Trong biểu thức 12 . a có a không phải là số nên đây không phải là biểu thức số.
Vậy phát biểu a) đúng.
b) Biểu thức số không cần phải có đầy đủ các phép tính trên.
Vậy phát biểu b) là sai.
Luyện tập 2 trang 41 Toán 7 Tập 2: Viết biểu thức số biểu thị:
a) Diện tích của hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 3 cm, chiều cao tương ứng là 5 cm;
b) Diện tích của hình tròn có bán kính là 2 cm.
Lời giải:
a) Tam giác có độ dài cạnh đáy a, chiều cao ứng với cạnh đáy là h, có diện tích là (đơn vị diện tích).
Biểu thức số biểu thị diện tích của hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 3 cm, chiều cao tương ứng là 5 cm là: . 3 . 5 (cm2).
b) Hình tròn bán kính R có diện tích là: π.R2 (đơn vị diện tích).
Biểu thức số biểu thị diện tích của hình tròn có bán kính là 2 cm, lấy π = 3,14 là:
3,14 . 22 (cm2).
Hoạt động 2 trang 42 Toán 7 Tập 2: Viết biểu thức biểu thị:
a) Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x (cm);
Lời giải:
a) Biểu thức biểu thị diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x (cm) là: x2 (cm2).
b) Số tiền mà bác An phải trả khi mua x (kg) gạo nếp là: 30 000 . x (đồng).
Số tiền mà bác An phải trả khi mua y (kg) gạo tẻ là: 16 000 . y (đồng).
Số tiền mà bác An phải trả khi mua x (kg) gạo nếp và y (kg) gạo tẻ là:
30 000 . x + 16 000 . y (đồng).
Luyện tập 3 trang 42 Toán 7 Tập 2: Cho ví dụ về biểu thức đại số và chỉ rõ biến số (nếu có).
Lời giải:
Biểu thức 16 . a + 7 . b2 là biểu thức đại số với biến x và biến y.
Luyện tập 4 trang 43 Toán 7 Tập 2: Giải bài toán nêu trong phần mở đầu.
Lời giải:
Giá mỗi quyển vở là 6 000 đồng nên số tiền mua a quyển vở là: 6 000 . a (đồng).
Giá mỗi chiếc bút bi là 3 000 đồng nên số tiền mua b chiếc bút bi là: 3 000 . b (đồng).
Do đó số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi là: 6 000 . a + 3 000 . b (đồng).
Vậy biểu thức biểu thị số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi là: 6 000 . a + 3 000 . b (đồng).
Luyện tập 5 trang 43 Toán 7 Tập 2: Viết biểu thức đại số biểu thị:
a) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y;
b) Ba phẩy mười bốn nhân với bình phương của r.
Lời giải:
a) Biểu thị đại số biểu thị tổng x và y là: x + y.
Biểu thị đại số biểu thị hiệu của x và y là: x - y.
Biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu của x và y là: (x + y).(x - y).
b) Biểu thức đại số biểu thị ba phẩy mười bốn nhân với bình phương của r là: 3,14.r2.
Hoạt động 3 trang 43 Toán 7 Tập 2:
Một ô tô chạy với vận tốc 60 km/h, trong thời gian t (h).
a) Viết biểu thức biểu thị quãng đường S (km) mà ô tô đi được theo t (h).
b) Tính quãng đường S (km) mà ô tô đi được trong thời gian t = 2 (h).
Lời giải:
a) Biểu thức biểu thị quãng đường S mà ô tô đi được theo thời gian t (h) với vận tốc 60 km/h là 60t (km).
b) Thay t = 2 vào biểu thức 60t, ta có: 60 . 2 = 120
Vậy quãng đường ô tô đi được trong thời gian t = 2 (h) là 120 (km).
Luyện tập 6 trang 43 Toán 7 Tập 2:
Tính giá trị của biểu thức D = -5xy2 + 1 tại x = 10, y = -3.
Lời giải:
Thay x = 10, y = -3 vào biểu thức trên ta được:
D = -5 . 10 . (-3)2 + 1
D = -50 . 9 + 1
D = -450 + 1
D = -449.
Vậy D = -449 khi x = 10, y = -3.
Luyện tập 7 trang 44 Toán 7 Tập 2:
b) Nếu x ≠ 0 thì -x2 và (-x)2 có bằng nhau không?
Lời giải:
a) Thay x = -3 vào biểu thức S = -x2 ta có:
S = -(-3)2 = -9.
Vậy S = -9 khi x = -3.
b) Ta có: (-x)2 = (-x) . (-x) = x2.
Với x ≠ 0 thì -x2 và x2 không bằng nhau.
Nên -x2 và (-x)2 không bằng nhau.
Vậy nếu x ≠ 0 thì -x2 và (-x)2 không bằng nhau.
B. Bài tập
Bài 1 trang 45 Toán 7 Tập 2: Một hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm, chiều rộng là 5 cm. Biểu thức nào sau đây dùng để biểu thị chu vi của hình chữ nhật đó?
Lời giải:
Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm, chiều rộng là 5 cm là:
2 . (6 + 5) (cm).
Vậy biểu thức 2 . (6 + 5) (cm) dùng để biểu thị chu vi của hình chữ nhật đã cho.
Bài 2 trang 45 Toán 7 Tập 2: Tính giá trị của biểu thức:
a) M = 2(a + b) tại a = 2, b = -3.
b) N = -3xyz tại x = -2, y = -1, z = 4.
c) P = -5x3y2 + 1 tại x = -1, y = -3.
Lời giải:
a) Thay a = 2, b = -3 vào biểu thức M = 2(a + b) ta có:
M = 2.[2 + (-3)]
M = 2 . (-1)
M = -2.
Vậy M = -2 khi a = 2 và b = -3.
b) Thay x = -2, y = -1, z = 4 vào biểu thức N = -3xyz ta có:
N = -3 . (-2) . (-1) . 4
N = 6. (-1) . 4
N = -6 . 4
N = -24.
Vậy N = 24 khi x = -2, y = -1, z = 4.
c) Thay x = -1, y = -3 vào biểu thức P = -5x3y2 + 1 ta có:
P = -5 . (-1)3 . (-3)2 + 1
P = -5 . (-1) . 9 + 1
P = 45 + 1
P = 46.
Vậy P = 46 khi x = -1, y = -3.
Lời giải:
Thay x = -1 và y = -2 vào các biểu thức A, B, và C ta có:
+) A = - [-4.(-1) + 3.(-2)]
A = -[4 - 6]
A = -(-2)
A = 2.
+) B = 4.(-1) + 3.(-2)
B = -4 + (-6)
B = -10.
+) C = 4.(-1) – 3.(-2)
C = -4 - (-6)
C = -4 + 6
C = 2.
Do đó A = C và A ≠ B.
Vậy bạn Bình nói đúng.
Bài 4 trang 45, trang 46 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
a) Biểu thức biểu thị số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal là: 45 000 . x (đồng)
Biểu thức biểu thị số tiền khi mua y (kg) nho xanh NH01 - 48 là: 70 000 . y (đồng)
Biểu thức biểu thị số tiền khi mua t (kg) nho ba màu NH01 - 152 (kg) là: 140 000 . t (đồng)
Biểu thức biểu thị số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01 - 48 và t (kg) nho ba màu NH01 - 152 là:
45 000 . x + 70 000 . y + 140 000 . t (đồng).
b) Số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01 - 48 và 100 kg nho ba màu NH01 - 152 là:
45 000 . 300 + 70 000 . 250 + 140 000 . 100 = 45 000 000 (đồng).
- Giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá;
- Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá;
Lời giải:
a) Giá bán trà sữa giảm đi 10% nên giá tiền lúc giảm giá bằng 100% - 10% = 90% giá tiền ban đầu.
Khi đó giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá là: 90% . x = 0,9.x (đồng).
Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá là: 5 . 0,9 . x = 4,5 . x (đồng).
Số tiền mua 3 lọ sữa chua là: 3 . y (đồng).
b) Số tiền phải trả khi mua 5 cốc trà sữa và 3 lọ sữa chua khi chưa giảm giá là:
5 . x + 3 . y (đồng).
Mặt khác số tiền Quân mang theo là 195 000 đồng vừa đủ để mua lượng đồ đó nên ta có:
5 . x + 3 . y = 195 000.
Mà giá một lọ sữa chua là 15 000 đồng nên y = 15 000, ta thay y = 15 000 vào biểu thức trên được:
5 . x + 3 . 15 000 = 195 000.
5 . x + 45 000 = 195 000
5 . x = 195 000 - 45 000.
5 . x = 150 000.
x = 150 000 : 5
x = 30 000.
Do đó giá tiền một cốc trà sữa khi chưa giảm giá là: 30 000 đồng.
Khi đó giá tiền một cốc trà sữa sau khi giảm giá là: 0,9 . 30 000 = 27 000 (đồng).
Vậy giá tiền của một cốc trà sữa sau khi đã giảm giá là 27 000 đồng.
Lời giải:
a) Biểu thức biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm với lãi suất một năm là r%/năm nếu gửi ngân hàng A đồng là: A . r% (đồng).
b) Số tiền lãi cô Ngân nhận được là:
(triệu đồng).
Chiều cao của con trai = . 1,08(b + m);
Chiều cao của con gái = (0,923b + m).
(Nguồn: https://vietnamnet.vn)
Lời giải:
Theo cách ước tính ở đề bài, nếu bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì:
+ Chiều cao ước tính của con trai là:
+ Chiều cao ước tính của con gái là:
Vậy con trai cao khoảng 178,2 cm và con gái cao khoảng 158,455 cm.
Lý thuyết Toán 7 Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số - Cánh diều
I. Biểu thức số
– Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa) tạo thành một biểu thức số. Đặc biệt, mỗi số cũng được coi là một biểu thức số.
– Trong biểu thức số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
– Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức số, ta nhận được một số. Số đó được gọi là giá trị của biểu thức số đã cho.
Ví dụ: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) 2022 không phải là biểu thức số.
b) Biểu thức số phải có đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.
Hướng dẫn giải
a) Sai. Vì một số cũng được coi là một biểu thức số nên 2022 là biểu thức số.
b) Sai. Vì trong biểu thức số không nhất thiết phải có đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.
Chẳng hạn: 22 + 1 chỉ có phép nâng lên luỹ thừa và phép cộng cũng là một biểu thức số.
Ví dụ: Viết biểu thức số biểu thị:
a) Chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 30 cm, chiều rộng là 20 cm.
b) Diện tích của hình tròn có bán kính 40 cm.
Hướng dẫn giải:
a) Biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm là:
2(30 + 20) (cm).
b) Biểu thức biểu thị diện tích hình tròn có bán kính 40 cm là: p. 402 (cm2).
Ví dụ: Một trường THCS cử một đoàn giáo viên tham gia tập huấn gồm: 1 trưởng đoàn, mỗi khối 6, 7, 8, 9 đều có 2 giáo viên toán, 1 giáo viên văn. Biểu thức số nào dưới đây biểu thị tổng số thành viên của đoàn?
a) 1 + 4. 2 + 1 (thành viên);
b) 1 + 4. (2 + 1) (thành viên).
Hướng dẫn giải
Biểu thức biểu thị số thành viên của mỗi khối là: 2 + 1 (thành viên).
Biểu thức biểu thị số thành viên của 4 khối là: 4. (2 + 1) (thành viên).
Biểu thức biểu thị tổng số thành viên của đoàn là: 1 + 4. (2 + 1) (thành viên).
II. Biểu thức đại số
– Biểu thức gồm các số và các biến số (đại diện cho số) được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa được gọi là biểu thức đại số.
– Biểu thức số cũng là biểu thức đại số.
– Trong biểu thức đại số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
– Chú ý: Để cho gọn, khi viết các biểu thức đại số ta thường:
+ Không viết dấu nhân giữa các chữ, cũng như giữa số và chữ.
Chẳng hạn: viết xy thay cho x.y; viết 2x thay cho 2.x.
+ Viết x thay cho 1. x; viết –x thay cho (–1). x.
– Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép tính trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép tính như trên các số.
Chẳng hạn:
2x + x = 3x; 5x – 2x = 3x;
x.x2 = x3; x + y = y + x;
xy = yx; x(yz) = (xy)z;
x + (y + z) = (x + y) + z;
x(y + z) = xy + xz;
–x(y – z) = –xy + xz; …
Ví dụ: Trong các biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) 2. 3 – 3. 5 là biểu thức đại số;
b) 3x2 + 5x + 2 là biểu thức đại số;
c) 2x + 3y + z không phải là biểu thức đại số.
Hướng dẫn giải:
a) Đúng. Vì 2. 3 – 3. 5 là biểu thức số nên cũng là biểu thức đại số;
b) Đúng. Vì 3x2 + 5x + 2 được nối với nhau bởi các phép toán và x đại diện cho số nên biểu thức này là biểu thức đại số.
c) Sai. Vì 2x + 3y + z được nối với nhau bởi các phép toán và x, y, z đại diện cho các số nên biểu thức này là biểu thức đại số.
Ví dụ: Viết biểu thức biểu thị diện tích toàn phần (tổng diện tích tất cả các mặt) của hình hộp chữ nhật có ba kích thước là 4 (cm), x (cm), y (cm) như hình vẽ dưới đây:
Hướng dẫn giải:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
2(4 + x). y (cm2)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là: 4x (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
2(4 + x). y + 2.4x (cm2)
Vậy biểu thức biểu thị diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên là: 2(4 + x). y + 2.4x (cm2).
III. Giá trị của biểu thức đại số
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức x2 – 5y + 1 khi x = 4 và y = 2.
Hướng dẫn giải
Thay x = 4 và y = 2 vào biểu thức trên ta được:
42 – 5.2 + 1 = 16 – 10 + 1 = 7
Vậy khi x = 4 và y = 2 thì giá trị của biểu thức x2 – 5y + 1 bằng 7.
Ví dụ: Bác Hoa mua một túi rau và một số quả cam. Biết rằng mỗi kilôgam cam có giá 40 nghìn đồng và túi rau có giá 15 nghìn đồng.
a) Hãy viết biểu thức biểu thị tổng số tiền bác Hoa phải trả nếu số cam bác Hoa mua là x kilôgam.
b) Giả sử số cam bác Hoa mua là 2,5 kilôgam. Sử dụng kết quả câu a, em hãy tính xem bác Hoa phải trả tất cả bao nhiêu tiền.
Hướng dẫn giải
a) Số tiền bác Hoa phải trả cho x kilôgam cam là 40x (nghìn đồng).
Số tiền bác Hoa phải trả cho một túi rau là 15 nghìn đồng.
Vậy biểu thức biểu thị tổng số tiền bác Hoa phải trả là:
40x + 15 (nghìn đồng)
b) Thay x = 2,5 vào biểu thức 40x + 15, ta được:
40. 2,5 + 15 = 115 (nghìn đồng)
Vậy bác Hoa phải trả tất cả là 115 nghìn đồng.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
Bài 4: Phép nhân đa thức một biến
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều