Cho ABC và A'B'C' lần lượt là các tam giác vuông tại đỉnh A và A'. Gọi M, M' lần lượt là

Lời giải Bài 9.52 trang 64 SBT Toán 8 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Toán 8.

1 266 05/12/2023


Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông

Bài 9.52 trang 64 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Cho ABC và A'B'C' lần lượt là các tam giác vuông tại đỉnh A và A'. Gọi M, M' lần lượt là trung điểm của AC và A'C'. Chứng minh rằng:

a) BC2 + 3BA2 = 4BM2 và B'C'2 + 3B'A'2 = 4B'M'2;

b) Nếu BCBM=B'C'B'M' thì ∆ABC ᔕ ∆A'B'C'.

Lời giải:

Cho ABC và A'B'C' lần lượt là các tam giác vuông tại đỉnh A và A'

a) Vì M là trung điểm của AC nên AC = 2AM. Suy ra AC2 = (2AM)2 = 4AM2.

Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác ABC vuông tại A có:

BC2 = AB2 + AC2.

Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác ABM vuông tại A có:

BM2 = AB2 + AM2.

Do đó, 4BM2 = 4(AB2 + AM2) = 4AB2 + 4AM2 = 4AB2 + AC2

= 3AB2 + (AB2 + AC2) = 3AB2 + BC2.

Vậy BC2 + 3BA2 = 4BM2.

Vì M' là trung điểm của A'C' nên A'C' = 2A'M'. Suy ra A'C'2 = (2A'M')2 = 4A'M'2.

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác A'B'C' vuông tại A' có:

B'C'2 = A'B'2 + A'C'2.

Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác A'B'M' vuông tại A' có:

B'M'2 = A'B'2 + A'M'2.

Do đó, 4B'M'2 = 4(A'B'2 + A'M'2) = 4A'B'2 + 4A'M'2 = 4A'B'2 + A'C'2

= 3A'B'2 + (A'B'2 + A'C'2) = 3A'B'2 + B'C'2.

Vậy B'C'2 + 3B'A'2 = 4B'M'2.

b) Giả sử BCBM=B'C'B'M' . Suy ra BC2BM2=B'C'2B'M'2 (1).

Theo phần a ta có: BC2 + 3BA2 = 4BM2, chia cả 2 vế cho BM2, ta được:

BC2BM2+3BA2BM2=4.

Tương tự, ta có B'C'2B'M'2+3B'A'2B'M'2=4 .

Do đó, BC2BM2+3BA2BM2=B'C'2B'M'2+3B'A'2B'M'2=4 (2).

Từ (1) và (2), suy ra: BA2BM2=B'A'2B'M'2 hay BABM=B'A'B'M' .

Do đó, BCB'C'=BMB'M'=BAB'A'.

Hai tam giác ABC vuông tại A và A'B'C' vuông tại A' có BCB'C'=BAB'A' .

Vậy ∆ABC ᔕ ∆A'B'C' (ch – cgv).

1 266 05/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: