TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 (có đáp án 2024): Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3.

1 5,595 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Bài giảng Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Câu 1: Kiểu gen là?

A. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

B. Tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể.

C. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

D. Tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể.

Đáp án: A

Giải thích:

Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

Câu 2: Thể đồng hợp là?

A. Cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp.

B. Cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội.

C. Cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp lặn.

D. Cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Đáp án: D

Giải thích:

Cá thể đồng hợp là các cá thể mang gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Câu 3: Thể dị hợp là?

A. Cá thể chưa chứa chủ yếu các cặp gen dị hợp.

B. Cá thể mang các gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

C. Cá thể không thuần chủng.

D. Cá thể mang tất cả các cặp gen dị hợp.

Đáp án: B

Giải thích:

Thể dị hợp là các cá thể mang gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Câu 4: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:

A. Kiểu gen và kiểu hình F1.

B. Kiểu gen và kiểu hình F2.

C. Kiểu gen F1 và F2.

D. Kiểu hình F1 và F2

Đáp án: C

Giải thích:

Trong trường hợp trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu gen của các phép lai luôn giống nhau.

Câu 5: Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai tương đương.

B. Lai với bố mẹ.

C. Lai phân tích.

D. Quan sát dưới kính hiển vi.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi lai phân tích, nếu chỉ có một kiểu hình thì cá thể đem lai đồng hợp, nếu có hai kiểu hình thì thế hệ đem lai dị hợp.

Câu 6: Muốn tiến hành phép lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu tiến hành phép lai nào?

A. Lai với bố mẹ.

B. Lai với F1.

C. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

D. Tự thụ phấn.

Đáp án: C

Giải thích:

Lai phân tích là lai một cá thể với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

Câu 7: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

A. 100% cây hạt vàng

B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh

C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh

D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh

Đáp án: D

Giải thích:

Vì cây hạt vàng trội hoàn toàn với cây hạt xanh nên khi cho lai cây hạt vàng và cây hạt xanh với nhau ta sẽ thu được 100% F1 dị hợp và biểu hiện tính trạng trội là hạt vàng.

Câu 8: Phép lai nào sau dây được gọi là phép lai phân tích?

A. Aa × Aa.

B. Aa × AA.

C. Aa × aa.

D. AA × Aa.

Đáp án: C

Giải thích:

Lai phân tích là lai một cá thể bất kì nào đó với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

Câu 9: Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải làm gì?

A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.

B. Lai với bố mẹ.

C. Lai với giống thuần chủng.

D. Lai thuận nghịch.

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu giống là dị hợp, sau một vài thế hệ, tính trạng lặn sẽ biểu hiện ra kiểu hình làm ảnh hưởng đến năng suất của vật nuôi, cây trồng.

Câu 10: Trội không hoàn toàn là?

A. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

B. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F2 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

C. Hiện tượng di truyền trong đó tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

D. Hiện tượng di truyền trong đó F1 dị hợp còn F2 phân li 1 : 2 : 1.

Đáp án: A

Giải thích:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

- Ví dụ:

Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, aa quy định hoa trắng.

Cho hoa đỏ và hoa trắng đồng hợp lai với nhau ta có:

P: Hoa đỏ (AA) × hoa trắng (aa)

F1: Hoa hồng (Aa)

Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng và alen A trội không hoàn toàn, chỉ biểu hiện màu đỏ ở dạng đồng hợp.

Câu 11: Xét tính trạng màu sắc hoa:

A: hoa đỏ

a: hoa trắng

Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P tự thụ phấn, F1 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng.

Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là:

A. 1 AA : 1 Aa.

B. 1 Aa : 1 aa.

C. 100% AA.

D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

Đáp án: D

Giải thích:

Hoa đỏ tự thụ mà ở F1 xuất hiện cả kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng

Hoa đỏ ở thế hệ P dị hợp

Ta có sơ đồ lai như sau:

P: Hoa đỏ (Aa) × Hoa đỏ (Aa)

F1: 1AA : 2Aa : 1aa

Câu 12: Muốn F1 xuất hiện đồng loạt 1 tính trạng, kiểu gen của P là:

A. AA × AA hoặc AA × Aa hoặc aa x aa.

B. AA × AA hoặc AA × Aa hoặc aa × aa hoặc AA × aa.

C. AA × AA hoặc AA × aa hoặc aa × aa.

D. AA × aa hoặc AA × Aa hoặc aa × aa.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong trường hợp trội không hoàn toàn, cặp bố mẹ AA × Aa có thể tạo ra hai loại kiểu hình nên chỉ có thể chọn C.

Câu 13: Xét tính trạng màu sắc hoa:

A: hoa đỏ

a: hoa trắng

Có bao nhiêu cặp bố mẹ thuần chủng ở thế hệ P cho kết quả toàn tính trạng trội ở F1?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Đáp án: D

Giải thích:

Bố mẹ thuần chủng phải có kiểu gen giống nhau về hai alen trong một cặp tính trạng. Để thu được đời con cho toàn tính trạng trội thì kiểu gen của bố mẹ phải là một trong 3 trường hợp sau: AA × AA; AA × aa hoặc aa × AA.

Câu 14: Từ 2 alen B và b, sự tổ hợp của chúng tạo được bao nhiêu kiểu gen khác nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Từ hai alen B và b chúng ta có thể tạo ra 3 loại kiểu gen khác nhau là: BB, Bb, bb.

Câu 15: Hai cá thể thuần chủng tương phản do 1 gen quy định. Muốn xác định cá thể nào mang tính trạng trội hay lặn người ta làm như thế nào?

A. Cho lai trở lại.

B. Cho tự thụ phấn.

C. Cho giao phối với nhau hoặc đem lai phân tích.

D. Cho lai thuận nghịch.

Đáp án: C

Giải thích:

- Cho hai cá thể thuần chủng có tính trạng tương phản giao phối với nhau, kiểu hình biển hiện ở đời con giống cá thể nào thì đó là tính trạng trội.

+ Ví dụ: Cho hoa đỏ lai với hoa trắng, đời con thu được hoa đỏ à hoa đỏ là tính trạng trội.

- Hoặc đem từng cá thể thuần chủng đi lai phân tích (lai với cá thể có kiểu hình lặn), từ kiểu hình đời con ta có thể suy ra cá thể đem lai là trội hay lặn.

+ Ví dụ:

· Bố hoa đỏ lại với mẹ hoa trắng được đời con hoa đỏ à kiểu hình hoa đỏ trội

· Bố hoa trắng lai với mẹ hoa trắng được đời con hoa trắng à kiểu hình hoa trắng lặn

Câu 16: Kiểu hình là gì?

A. Là hình thái kiểu cách của một con người

B. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

C. Là hình dạng của cơ thể

D. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

Đáp án: B

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương quan trội lặn

A. Thông thường các tính trạng đều là các tính trạng tốt.

B. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.

C. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.

D. Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng thuần chủng để làm giống.

Đáp án: A

Câu 18: Định luật Menđen 1 còn gọi là định luật .........; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng .......; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng........

A. Phân tính; trội; lặn

B. Đồng tính; trung gian; lặn

C. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn

D. Đồng tính; trội; lặn

Đáp án: D

Câu 19: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào?

A. Toàn lông dài

B. 1 lông ngắn : 1 lông dài

C. Toàn lông ngắn

D. 3 lông ngắn : 1 lông dài

Đáp án: C

Câu 20: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là

A. kiểu gen F1 và F2.

B. kiểu gen và kiểu hình F2.

C. kiểu hình F1 và F2.

D. kiểu gen và kiểu hình F1.

Đáp án: C

Câu 21: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. Một nhân tố di truyền quy định

B. Hai cặp nhân tố di truyền quy định

C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định

D. Một cặp nhân tố di truyền quy định

Đáp án: D

Câu 22: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định

A. Tính trạng nào đó đang được nghiên cứu

B. Các tính trạng của sinh vật

C. Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể

D. Các đặc điểm về tâm sinh lí của một cơ thể

Đáp án: B

Câu 23: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

A. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh

B. 100% cây hạt vàng

C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh

D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh

Đáp án: B

Câu 24: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

A. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.

B. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.

C. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1.

D. Cá thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1.

Đáp án: A

Câu 25: Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng

phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

A. 100% trung gian.

B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.

C. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.

D. 3 trội : 1 lặn.

Đáp án: C

Câu 26: Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích:

A. AA × AA
B. Aa × Aa
B. AA × Aa
C. Aa × aa

Đáp án: D

Giải thích: Aa × aa là phép lai phân tích

Câu 27: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:

A. Chỉ có 1 kiểu hình
B. Có 2 kiểu hình
B. Có 3 kiểu hình
D. Có 4 kiểu hình

Đáp án: A

Giải thích: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì con lai chỉ có 1 kiểu hình.

Câu 28: Nếu tính trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là:

A. Đồng tính trung gian
B. Đồng tính trội
C. 1 trội : 1 trung gian
D. 1 trội : 1 lặn

Đáp án: D

Giải thích: Cơ thể mang tính trội không thuần chủng (Aa) lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là: 1 trội : 1 lặn (1Aa : 1aa)

Câu 29: Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp?

A. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp
B. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp
C. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp
D. Cả A và C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Trong lai phân tích: Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp, đồng tính chứng tỏ cá thể đem lai là đồng hợp

Câu 30: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A. Toàn quả đỏ
B. Toàn quả vàng
C. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng
D. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Đáp án: A

Giải thích:

P: AA x aa

F1: 100% Aa (Toàn quả đỏ)

Câu 31: Lấy cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được kết quả :

A. 112 cây quả đỏ : 125 cây quả vàng
B. 108 cây quả đỏ : 36 cây quả vàng
C. Toàn cây quả đỏ
D. Toàn cây quả vàng

Đáp án: C

Giải thích:

P: AA x aa

F1: 100% Aa (Toàn quả đỏ)

Câu 32: Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính

A. P: AA × aa
B. P: AA × AA
C. P: Aa × aa
D. P: aa × aa

Đáp án: C

Giải thích: Phép lai cho kết quả ở con lai không đồng tính là Aa × aa → Aa : aa

Câu 33: Ý nghĩa của phép lai phân tích:

A. nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
C. nhằm xác định kết quả ở thế hệ con.
D. nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội.

Đáp án: B

Giải thích: Phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Câu 34: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm:

A. Để phân biệt thể đồng hợp với thể dị hợp
B. Để nâng cao hiệu quả lai
C. Để tìm ra các cá thể đồng hợp trội
D. Để tìm ra các cá thể đồng hợp lặn

Đáp án: C

Giải thích: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm: Để tìm ra các cá thể đồng hợp trội

Câu 35: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định

A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
C. kiểu gen của tất cả các tính trạng.
D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Đáp án: D

Giải thích:

Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Lai hai cặp tính trạng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Bài tập chương I có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Nhiễm sắc thể có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nguyên phân có đáp án

1 5,595 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: