TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 28 (có đáp án 2024): Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 28.

1 3,068 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Câu 1: (TH) Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con.

B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

C. Các quan niệm và tập quán xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp hai khó khăn chính:

- Người sinh sản muộn, đẻ ít con.

- Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

- Ngoài ra, các quan niệm, tập quán, tín ngưỡng của xã hội ở nhiều nơi cũng không cho phép các nghiên cứu này.

Câu 2: (NB) Đồng sinh là hiện tượng

A. mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.

B. nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

C. có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

D. chỉ sinh một con.

Đáp án: B

Giải thích:

Đồng sinh là hiện tượng nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

Câu 3: (NB) Hai trẻ đồng sinh cùng trứng có đặc điểm nào sau đây?

A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau.

B. Ngoại hình không giống nhau.

C. Có cùng một giới tính.

D. Có tất cả các đặc điểm ngoại hình giống nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trẻ sinh đôi cùng trứng luôn cùng giới tính vì trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng 1 hợp tử cùng một kiểu gen → luôn cùng giới tính.

- Về ngoại hình, những tính trạng nào chỉ do kiểu gen quy định thì sẽ giống nhau hoàn toàn còn những tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường thì có thể khác nhau.

Câu 4: (TH) Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng?

A. Luôn giống nhau về giới tính.

B. Luôn có giới tính khác nhau.

C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính.

D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Trẻ đồng sinh khác trứng giống nhau như những đứa trẻ được sinh ra cùng một cặp bố mẹ nhưng khác lần sinh. Do đó, trẻ đồng sinh khác trứng có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính; ngoại hình có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Câu 5: (NB) Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là

A. hai trứng được thụ tinh cùng lúc.

B. một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

C. một trứng được thụ tinh với một tinh trùng.

D. một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.

Đáp án: D

Giải thích:

Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là: Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.

Câu 6: (TH) Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?

A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ.

B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau.

C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ.

- Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau.

Câu 7: (NB) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là

A. phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ.

B. phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.

C. phương pháp theo dõi sự di truyền nhiều tính trạng trên những người thuộc cùng một gia đình.

D. phương pháp theo dõi sự biểu hiện của tính trạng trên cùng một người qua từng giai đoạn phát triển của người đó.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.

Câu 8: (TH) Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao.

B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người.

C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người vì phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao và do người đẻ ít con và sinh sản chậm, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người.

Câu 9: (NB) Phương pháp nào sau đây không được dùng để nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp tế bào học.

C. Phương pháp lai phân tích.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì lí do xã hội và đạo đức nên người ta không dùng phương pháp lai phân tích để nghiên cứu di truyền ở người.

Câu 10: Nghiên cứu phả hệ cho chúng ta những thông tin về

A. đặc điểm di truyền của các tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua các thế hệ.

B. số lượng thành viên trong gia đình.

C. tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong dòng họ.

D. tình trạng hôn nhân của các thành viên trong gia đình.

Đáp án: A

Giải thích:

Nghiên cứu phả hệ cho chúng ta những thông tin về đặc điểm di truyền (tính trội lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính) của các tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua các thế hệ.

Câu 11: Những đặc điểm nào ở loài người chủ yếu được quyết định bởi kiểu gen không phụ thuộc môi trường?

1. Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ.

2. Hình dạng tóc, nhóm máu.

3. Tuổi thọ.

4. Màu mắt, màu da, màu tóc tự nhiên.

5. Khả năng thuận tay trái hay tay phải.

Phương án đúng là

A. 1, 2, 5.

B. 2 và 4.

C. 3, 4, 5.

D. 2, 4, 5.

Đáp án: D

Giải thích:

Những đặc điểm ở loài người chủ yếu được quyết định bởi kiểu gen không phụ thuộc môi trường là: 2, 4, 5.

Câu 12: (VD) Nếu một cặp sinh đôi có cùng giới tính, cùng nhóm máu và không mắc bệnh thì nhận định nào sau đây là phù hợp?

A. Cần quan sát các hành động, cử chỉ thì mới có thể khẳng định được là đồng sinh cùng trứng hay khác trứng.

B. Cần có thêm một số đánh giá để xác định đồng sinh cùng trứng hay khác trứng.

C. Đây là cặp sinh đôi cùng trứng.

D. Đây là cặp sinh đôi khác trứng.

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu một cặp sinh đôi có cùng giới tính, cùng nhóm máu và không mắc bệnh thì cũng chưa khẳng định được chắc chắn họ là cặp sinh đôi cùng trứng hay khác trứng → Cần có thêm một số đánh giá (những chỉ số về gen) để xác định đồng sinh cùng trứng hay khác trứng.

Câu 13: (VD) Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.

B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.

C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.

D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.

Đáp án: A

Giải thích:

- Bệnh bạch tạng là do một đột biến gen lặn gây ra. Quy ước: A - bình thường trội hoàn toàn so với a - bị bệnh.

- Bố mẹ bình thường (A-) nhưng sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng aa → Cả bố và mẹ đều phải cho alen a → Kiểu gen của bố mẹ đều là Aa → A đúng.

- Xét các đáp án còn lại:

B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp → Sai. Bệnh bạch tạng là bệnh do gen, không liên quan đến chế độ ăn uống.

C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi → Sai. Bệnh do gen nên phải nghiên cứu di truyền phân tử mới xác định được.

D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng → Sai. Bố mẹ đều có kiểu gen Aa mà Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa nên đứa con tiếp theo có thể không bị bệnh bạch tạng (xác suất là 75%).

Câu 14: (VDC) Người con trai và người con gái mắc chứng câm điếc bẩm sinh kết hôn với nhau thì xác xuất con đầu lòng của họ bị bệnh là

A. 50%.

B. 25%.

C. 75%.

D. 100%.

Đáp án: D

Giải thích:

- Bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định → Quy ước: A – bình thường trội hoàn toàn so với a – bị câm điếc bẩm sinh.

- Người con trai và con gái mắc hội chứng câm điếc bẩm sinh sẽ có kiểu gen là aa.

Mà aa × aa → 100% aa.

→ Xác suất con đầu lòng của họ bị bệnh là 100%.

Bài 15: (VD) Cho sơ đồ phả hệ tính trạng nhóm máu ở một gia đình như sau:

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 28 có đáp án - Phương pháp nghiên cứu di truyền người (ảnh 1)

Biết rằng nhóm máu do 3 alen nằm trên NST thường quy định là IA, IB, IO trong đó alen IA và IB có mức độ trội ngang nhau và trội hoàn toàn với alen IO. Tỉ lệ để nhóm máu của người ở thế hệ thứ 3 trong gia đình là nhóm máu O là bao nhiêu?

A. 18

B. 14

C. 12

D. 116

Đáp án: A

Giải thích:

- Vì ở cặp bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B mà con sinh ra đều có nhóm máu A, B, AB thì kiểu gen của bố mẹ chắc chắn là IAIO và IBIO. Người con nhóm máu B của cặp bố mẹ này chắn chắn có kiểu gen là IBIO.

- Ở cặp bố mẹ đều có nhóm máu A mà con sinh ra có người mang nhóm máu O thì kiểu gen của cặp bố mẹ này là IAIO, người con sinh ra mang nhóm máu A sẽ có kiểu gen là IAIA hoặc IAIO với tỉ lệ mỗi kiểu gen là 12. Để người ở thế hệ thứ III có nhóm máu O thì người mẹ nhóm máu A phải có kiểu gen là IAIO với xác suất là 12.

- Mà IBIO × IAIO → Xác suất để nhóm máu O xuất hiện ở phép lai này là 14.

Vậy tỉ lệ để người ở thế hệ thứ III có nhóm máu O là 12×14=18.

Câu 16: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là

A. Hai trứng được thụ tinh cùng lúc

B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau

C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng

D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời

Đáp án: D

Câu 17: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?

A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt

B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình

C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình

D. Cả A và C

Đáp án: D

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là

A. Luôn giống nhau về giới tính

B. Luôn có giới tính khác nhau

C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính

D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau

Đáp án: C

Câu 19: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ

B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 20: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật là do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con

B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến

C. Các quan niệm và tập quán xã hội

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 21: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao

B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người

C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 22: Nhận định nào sau đây không thuộc về phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Giúp nhận ra gen quy định tính trạng là trội hay lặn

B. Giúp nhận ra gen quy định tính trạng là nằm trên NST thường hay NST giới tính

C. Biết được tính trạng do mấy cặp gen quy định

D. Biết được sự biểu hiện của gen có phụ thuộc vào sự tác động của một trường hay không

Đáp án: D

Câu 23: Đồng sinh là hiện tượng

A. Mẹ chỉ sinh ra hai đứa con trong một lần sinh của mẹ

B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

C. Có 3 đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

D. Chỉ sinh một con

Đáp án: B

Câu 24: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?

A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ

B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau

C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 25: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ

B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

D. Cả A và B

Đáp án: C

Câu 26: Đặc điểm của đồng sinh cùng trứng là

1. Có kiểu gen giống nhau.

2. Nhiều trứng thụ tinh với nhiều tinh trùng có kiểu gen giống nhau.

3. Giới tính luôn giống nhau.

4. Xuất phát từ cùng một hợp tử.

5. Kiểu hình giống nhau nhưng kiểu gen khác nhau.

A. 1, 2 và 3.

B. 1, 3 và 4.

C. 2, 4 và 5.

D. 2 và 3.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 27: Trẻ đồng sinh khác trứng không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Kiểu gen giống nhau.

B. Kiểu gen khác nahu, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình hoàn toàn giống nhau.

C. Được sinh ra từ hai hay nhiều trứng rụng cùng lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 28: Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là

A. Biết được tính trạng nào chủ yếu do kiểu gen quy định, tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định.

B. Xây dựng bản đồ gen người.

C. Nghiên cứu các bệnh di truyền ở người.

D. Nghiên cứu đặc điểm sinh lí ở người.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 29: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con.
B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
C. Các quan niệm và tập quán xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp hai khó khăn chính:

+ Người sinh sản muộn, đẻ ít con

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến

Ngoài ra, các quan niệm, tập quán, tín ngưỡng của xã hội ở nhiều nơi cũng không cho phép các nghiên cứu này.

Câu 30: Đồng sinh là hiện tượng:

A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.
B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.
C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.
D. Chỉ sinh một con.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng sinh là hiện tượng nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

Câu 31: Hai trẻ đồng sinh cùng trứng thì:

A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau.
B. Ngoại hình không giống nhau.
C. Có cùng một giới tính.
D. Cả 3 yếu tố trên.

Đáp án: C

Giải thích: Trẻ sinh đôi cùng trứng luôn cùng giới tính vì: trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng 1 hợp tử cùng một kiểu gen → luôn cùng giới tính.

Câu 32: Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là:

A. Luôn giống nhau về giới tính.
B. Luôn có giới tính khác nhau.
C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giưới tính.
D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau

Đáp án: C

Giải thích: Trẻ đồng sinh khác trứng có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính

Câu 33: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là:

A. Hai trứng được thụ tinh cùng lúc.
B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.
C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng.
D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là: Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.

Câu 34: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ
B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
D. Cả A và B

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

Câu 35: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?

A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau
C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau
D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ.


Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

1 3,068 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: