TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 11 (có đáp án 2024): Phát sinh giao tử và thụ tinh

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 11.

1 5585 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Bài giảng Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Câu 1: Nội dung nào sau đây sai?

A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.

B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.

C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.

D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Không phải tinh trùng nào sau khi giảm phân cũng có thể kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Chỉ có một tinh trùng tới chỗ trứng trong thời gian sớm nhất mới có thể kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử.

Câu 2: Thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử.

B. Sự tạo ra hai loại giao tử đực và cái từ tế bào sinh dục mầm

C. Sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài.

D. Cả A và B.

Đáp án: A

Giải thích:

Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) và tạo thành hợp tử.

Câu 3: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được di truyền qua các thế hệ nhờ quá trình nào?

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Nguyên phân và giảm phân.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhờ có quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính được duy trì qua các thế hệ.

Câu 4: Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính là?

A. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

C. Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST giống nhau về bộ NST.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính do giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

Câu 5: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY

Đáp án: A

Giải thích:

Ở người, giới đực có bộ NST giới tính là XY, giới cái có bộ NST XX

Bộ NST ở người gồm có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.

Để hợp tử phát triển thành con trai cần có sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

Câu 6: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là

A. 64 và 64.

B. 64 và 4.

C. 64 và 16.

D. 16 và 16.

Đáp án: C

Giải thích:

Số tinh trùng được tạo ra là: 24 × 4 = 64

Số trứng được tạo ra là: 24 × 1 = 16

Câu 7: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:

A. 1 trứng và 3 thể cực

B. 4 trứng

C. 3 trứng và 1 thể cực

D. 4 thể cực

Đáp án: A

Giải thích:

Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được 1 trứng và 3 thể cực.

Câu 8: Trong cơ thể, NST giới tính có chức năng gì?

A. Qui định tính trạng sinh vật

B. Qui định đặc điểm di truyền

C. Qui định giới tính sinh vật

D. Qui định sự sinh trưởng của sinh vật

Đáp án: C

Giải thích:

NST giới tính có vai trò quy định giới tính của các loài sinh vật.

- Ví dụ ở các loài thú, cá thể mang bộ NST XX có giới tính cái, cá thể mang bộ NST XY mang giới tính đực.

Câu 9: Xét 8 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử. Số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên

A. 128.

B. 384.

C. 512.

D. 8.

Đáp án: B

Giải thích:

Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 8 × 24 = 128 tế bào

Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 × 128 = 384 thoi.

Câu 10: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp 5 lần. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Hãy xác định số giao tử từng loại tham gia thụ tinh.

A. 320.

B. 128.

C. 1280.

D. 2560.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì tỉ lệ thụ tinh là 10% nên ta có số giao tử tham gia thụ tinh là:

Số giao tử = 128 : 10% = 1280

Hợp tử được tạo ra bởi sự kết hợp của một giao tử đực và một giao tử cái nên số giao tử đực bằng số giao tử cái tham gia và bằng 1280.

Câu 11: 5 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 5040 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 5120 nhiễm sắc thể đơn. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

A. 8.

B. 16.

C. 32.

D. 46.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:

2n × (2k – 1) × 5 = 5040

và 2n × 2k × 5 = 5120

=> 2n = 16

Câu 12: Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 2,34375% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái được sinh ra.

A. 192.

B. 48.

C. 24.

D. 2048.

Đáp án: B

Giải thích:

Số tế bào tham gia giảm phân là

4 × 29 × 2,34375% = 48

Số tế bào trứng được tạo ra: 48 × 1 = 48 (vì 1 noãn bào bậc 1 sau khi kết thúc giảm phân chỉ tạo ra 1 trứng và 3 thể cực).

Câu 13: 5 tế bào sinh dục cái sơ khai đều nguyên phân 6 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín nhận của môi trường 5120 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là

A. 32.

B. 64.

C. 16.

B. 8.

Đáp án: C

Giải thích:

Số tế bào sinh trứng được sinh ra là:

5 × 26 = 320

320 tế bào chuyển sang vùng chín tức là xảy ra quá trình nhân đôi NST.

Bộ NST lưỡng bội của loài là:

5120 : 320 = 16

Câu 14: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra các giao tử có kiểu gen như thế nào?

A. Chỉ 1 trong 4 loại AB, Ab, ab, Ab

B. AB và ab hoặc Ab và aB

C. Aa và Bb

D. A, a, B, b

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu kiểu gen là thì ta sẽ thu được 2 loại giao tử là AB và ab. Nếu kiểu gen là thì ta sẽ thu được 2 loại giao tử là Ab và aB.

Câu 15: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì?

A. Bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử

B. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n)

C. Duy trì bộ NST, tạo ra biến dị tổ hợp

D. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp

Đáp án: D

Giải thích:

Giảm phân và thụ tinh tạo ra nhiều loại giao tử trong thụ tinh và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau, làm tăng số lượng biến dị tổ hợp.

Câu 16: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:

A. 10 và 192.

B. 8 và 128.

C. 4 và 64.

D. 12 và 192.

Đáp án: D

Giải thích:

Số tế bào sinh trứng tạo ra sau nguyên phân là:

26 = 64 tế bào

Số tế bào trứng tạo thành sau giảm phân là: 64 trứng

Số hợp tử được tạo thành là:

64 × 0,1875 = 12 hợp tử

Số tinh trùng tham gia thụ tinh là:

12 : 0, 0625 = 192 tinh trùng

Câu 17: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi 10 tế bào sinh trứng của loài này tham gia giảm phân, các trứng sinh ra tham gia thụ tinh và đã tạo ra 2 hợp tử, các trứng không được thụ tinh sẽ tiêu biến. Số lượng nhiễm sắc thể đã bị tiêu biến trong quá trình trên là bao nhiêu?

A. 380.

B. 760.

C. 230.

D. 460.

Đáp án: A

Giải thích:

10 tế bào trứng tham gia giảm phân tạo ra 10 trứng.

Số thể cực tạo thành là: 10 × 3 = 30 (thể cực)

Số trứng không được thụ tinh là 8 trứng

Số NST bị tiêu biến là: (30 + 8) × n = 38 × 10 = 380 (NST)

Câu 18: Từ 15 tế bào sinh dục sơ khai của động vật, nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tất cả các tế bào con đều tham gia vào quá trình giảm phân tạo thành các tế bào trứng. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 40% thì số hợp tử tạo thành là:

A. 172 hợp tử.

B. 182 hợp tử.

C. 192 hợp tử.

D. 196 hợp tử

Đáp án: C

Giải thích:

Số tế bào sinh trứng tạo ra sau nguyên phân là: 15x 25 = 480 tế bào

Số tế bào trứng tạo thành sau giảm phân là: 480 trứng

Số hợp tử được tạo thành là: 480 × 40% = 192 hợp tử

Câu 19: Qua quá trình thụ tinh, bộ NST ở hợp tử có đặc điểm gì?

A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.

B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.

C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.

D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.

Đáp án: C

Giải thích:

Hợp tử có bộ NST 2n NST đơn, được tạo thành từ sự kết hợp giữa 2 giao tử n NST đơn.

Câu 20: Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là?

A. Kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái.

B. Kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

C. Tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.

D. Tạo thành hợp tử.

Đáp án:

Giải thích:

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) của giao tử đực và giao tử cái. tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.

Câu 21: Ở ruồi giấm (2n=8). Một tế bào sinh trứng thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Cho các nhận xét sau

1. Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.

2. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 crômatit.

3. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.

4. Ở kì cuối của quá trình giảm phân I, lúc tế bào đang phân chia có 16 nhiễm sắc thể đơn.

5. Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 nhiễm sắc thể kép.

6. Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 16 crômatit.

7. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 tâm động.

Số ý đúng là:

A. 6

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Đáp án: D

Câu 22: Nội dung nào sau đây sai về quá trình thụ tinh?

A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử

B. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con

C. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử

D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng tạo hợp tử

Đáp án: D

Câu 23: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:

A. 12 và 192.

B. 10 và 192.

C. 8 và 128.

D. 4 và 64.

Đáp án: A

Câu 24: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được

A. 4 trứng

B. 1 trứng và 3 thể cực

C. 3 trứng và 1 thể cực

D. 4 thể cực

Đáp án: B

Câu 25: Nội dung nào sau đây sai?

A. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.

B. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.

C. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.

D. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.

Đáp án: A

Câu 26: Giao tử là

A. Tế bào dinh dục đơn bội.

B. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.

C. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Bản chất của thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội

B. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội

C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội

D. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội

Đáp án: D

Câu 28: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY

Đáp án: B

Câu 29: Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là

A. Kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái

B. Kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

C. Tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái

D. Tạo thành hợp tử

Đáp án: C

Câu 30: Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật, từ mỗi noãn bào bậc 1

A. Nguyên phân cho 2 noãn bào bậc 2

B. Giảm phân cho 2 noãn bào bậc 2 và trứng

C. Giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng

D. Nguyên phân cho 3 thể cực

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 31:Giảm phân khác nguyên phân ở điểm cơ bản nào ?

A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng; giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.
B. Ở nguyên phân có 1 lần phân chia và một lần nhân đôi NST; ở giảm phân, tế bào có hai lần phân chia nhưng có một lần nhân đôi.
C. Nguyên phân ít có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cặp NST kép tương đồng, còn giảm phân thì có.
D. Ở kì sau của nguyên phân có sự phân li đồng đều của các NST đơn về 2 cực của tế bào; ở kì sau của giảm phân II có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong các cặp tương đồng.

Đáp án: B

Giải thích: A sai, giảm phân không phải là hình thức sinh sản, đây là quá trình hình thành giao tử

B đúng

C chưa phải là đặc điểm cơ bản

D sai, ở kỳ sau GP II có sự phân ly đồng đều của các NST đơn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Các hoạt động xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân

A. Nhiễm sắc thể (NST) phân li về 2 cực của tế bào.
B. NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. Phân đôi NST, NST kép phân li về 2 cực của tế bào.
D. Tiếp hợp NST, NST kép phân li về 2 cực của tể bào.

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo NST và NST kép phân li về 2 cực của tể bào chỉ xảy ra trong giảm phân.

Câu 33: Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân là:

A. Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.
B. Nguyên phân chỉ trải qua 1 lần phân bào, còn giảm phân trải qua 2 lần phân bào.
C. Từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân cho 2 tế bào con, còn qua giảm phân cho 4 tế bào con.
D. Tất cả đểu đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân là:

+ Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.

+ Nguyên phân chỉ trải qua 1 lần phân bào, còn giảm phân trải qua 2 lần phân bào.

+ Từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân cho 2 tế bào con, còn qua giảm phân cho 4 tế bào con.

Câu 34: Nguyên phân khác giảm phân ở điểm nào?

A. Một lần phân đôi NST và một lần tạo thoi vô sắc
B. Tách tâm động ở kỳ giữa
C. Tách cặp NST đồng dạng ở kỳ giữa
D. Có 2 lần tạo thoi vô sắc và phân chia NST

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên phân khác giảm phân ở điểm chỉ có một lần phân đôi NST và một lần tạo thoi vô sắc ở kỳ đầu

Câu 35: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?

A. 2
B. 4
C. 8
D. 16

Đáp án: C

Giải thích: Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào có n NST kép đang phân li về 2 cực.

Tế bào có 2n NST đơn = 8.

Câu 36: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Theo thứ tự sẽ có bao nhiêu nhiễm sắc thể kép ở kì đầu giảm phân I và kì đầu giảm phân II của một tế bào ở loài này?

A. 8 và 4.
B. 16 và 8.
C. 8 và 0.
D. 4 và 0.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở kỳ đầu I, trong tế bào có 2n = 8 NST kép.

Trong kỳ đầu II, mỗi tế bào có n = 4 NST kép.

Câu 37: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Theo thứ tự sẽ có bao nhiêu crômatit ở kì đầu giảm phân I và kì đầu giảm phân II của một tế bào ở loài này?

A. 8 và 4.
B. 16 và 0.
C. 16 và 8.
D. 32 và 16.

Đáp án: C

Giải thích:

Mỗi NST kép có 2 cromatit, ở kỳ đầu I, trong tế bào có 2n = 8 NST kép → 16 cromatit.

Trong kỳ đầu II, mỗi tế bào có n = 4 NST kép → 8 cromatit.

Câu 38: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 ở kỳ sau của giảm phân I có :

A. 24 cromatit và 24 tâm động
B. 48 cromatit và 48 tâm động
C. 48 cromatit và 24 tâm động
D. 12 comatit và 12 tâm động

Đáp án: C

Giải thích: Ở kì sau của giảm phân I, tế bào có 2n = 24 NST kép => 48 cromatit và 24 tâm động.

Câu 39: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I. Số NST kép trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

A. 4
B. 8
C. 16
D. 32

Đáp án: B

Giải thích: Ở kì sau của giảm phân I, tế bào có 2n = 8 NST kép.

Câu 40: Ở một loài động vật (2n=40). Có 5 tế bào sinh dục chín thực hiện quá trình giảm phân. Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con sau giảm phân là:

A. 300.
B. 200.
C. 100.
D. 400.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi duy nhất 1 lần

Số NST trong tất cả tế bào con là: 5 × 2 × 40 = 400 NST

1 5585 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: