TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50 (có đáp án 2024): Hệ sinh thái

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 50: Hệ sinh thái có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50.

1 6,065 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

Câu 1: (NB) Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

A. tập hợp quần xã.

B. hệ quần thể.

C. hệ sinh thái.

D. sinh cảnh.

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái.

Câu 2: (VD) Ví dụ nào sau đây có thể minh họa cho một hệ sinh thái?

A. Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan.

B. Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật,... ở đó.

C. Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ,...).

D. Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất.

Đáp án: A

Giải thích:

A. Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan → Có thể minh họa cho 1 hệ sinh thái.

B. Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật,... ở đó → Không phải là một hệ sinh thái do thiếu yếu tố sinh cảnh.

C. Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ,...) → Không phải là hệ sinh thái vì chỉ có sinh cảnh mà không có quần xã.

D. Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất → Không phải là một hệ sinh thái vì hệ sinh thái là quần xã và sinh cảnh của quần xã.

Câu 3: (TH) Hệ sinh thái cạn có độ đa dạng cao nhất là

A. savan.

B. taiga.

C. rừng nhiệt đới.

D. rừng ngập mặn.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng về loài cao → Hệ sinh thái cạn có độ đa dạng cao nhất là rừng nhiệt đới.

Câu 4: (NB) Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là

A. thành phần vô sinh và hữu sinh.

B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

C. thành phần vô cơ và hữu cơ.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

Đáp án: A

Giải thích:

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

- Thành phần vô sinh (sinh cảnh).

- Thành phần hữu sinh (quần xã).

Câu 5: (NB) Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây?

A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi,..., các loài virut, vi khuẩn,...

B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.

C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,..., các loại nấm, mốc.

D. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm: Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Câu 6: (TH) Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích:

Không phải tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Câu 7: (TH) Trong một hệ sinh thái, cây xanh đóng vai trò là

A. sinh vật phân giải.

B. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ.

C. sinh vật sản xuất.

D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích:

Cây xanh nhờ khả năng quang hợp mà chúng đóng vai trò là sinh vật sản xuất trong hệ sinhh thái.

Câu 8: (NB) Sinh vật tiêu thụ chủ yếu bao gồm

A. vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ.

B. động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.

C. động vật ăn thịt và cây xanh.

D. vi khuẩn và cây xanh.

Đáp án: B

Giải thích:

Sinh vật tiêu thụ chủ yếu bao gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.

Câu 9: (NB) Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất?

A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.

B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

C. Phân giải xác động vật và thực vật.

D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ.

Đáp án: A

Giải thích:

Sinh vật sản xuất tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.

Câu 10: (NB) Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?

A. Nấm và vi khuẩn.

B. Thực vật.

C. Động vật ăn thực vật.

D. Các động vật kí sinh.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là thực vật.

Câu 11: (NB) Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn.

A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải.

C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải.

D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trật tự đúng của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn là: Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải.

Câu 12: (VD) Sơ đồ chuỗi thức ăn nào sau đây đúng?

A. Diều hâu → Rắn → Cóc → Châu chấu → Lúa.

B. Lúa → Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu.

C. Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu → Lúa.

D. Cóc → Châu chấu → Lúa → Rắn → Diều hâu.

Đáp án: B

Giải thích:

Sơ đồ chuỗi thức ăn đúng là: Lúa → Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu.

Câu 13: (VD) Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là

A. sinh vật sản xuất.

B. sinh vật ăn cỏ.

C. sinh vật tiêu thụ.

D. sinh vật phân giải.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là vật sản xuất.

Câu 14: (NB) Lưới thức ăn gồm

A. một chuỗi thức ăn.

B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

C. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

D. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên.

Đáp án: C

Giải thích:

Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.

Câu 15: (TH) Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới đây

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50 có đáp án - Hệ sinh thái  (ảnh 1)

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn.

B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn.

C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích.

D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai, chuột chỉ thuộc một chuỗi thức ăn nên không phải là mắt xích chung.

B sai, cáo là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn.

C đúng.

D sai, có tất cả 5 chuỗi thức ăn.

Câu 16: (TH) Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

A. Cây xanh và động vật ăn thịt.

B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ.

C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm.

D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm.

Đáp án: D

Giải thích:

Cây xanh, vi khuẩn và nấm luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn.

Câu 17: (TH) Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây?

A. Mối quan hệ cạnh tranh giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

B. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật với nhau.

C. Mối quan hệ hợp tác giữa động vật ăn thịt và con mồi.

D. Mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật với động vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật với nhau.

Câu 18: (TH) Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây.

A. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn.

B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ.

C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái.

D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai, sinh vật sản xuất không sử dụng sinh vật tiêu thụ làm thức ăn mà chúng sử dụng chất vô cơ của môi trường để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

B sai, sinh vật phân giải phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật,…) thành các chất vô cơ.

C đúng.

D sai, sinh vật phân giải gồm vi khuẩn, nấm,…

Câu 19: (TH) Năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?

A. Từ môi trường không khí.

B. Từ nước.

C. Từ chất dinh dưỡng trong đất.

D. Từ năng lượng mặt trời.

Đáp án: D

Giải thích:Năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ năng lượng mặt trời thông qua hoạt động quang hợp của sinh vật sản xuất. Sau đó, năng lượng đi vào trong hệ sinh thái và được chuyển lên cho các sinh vật khác.

Câu 20: (VD) Có một lưới thức ăn của hệ sinh thái như sau:

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50 có đáp án - Hệ sinh thái  (ảnh 1)

Chuỗi thức ăn có số mắt xích nhiều nhất trong lưới thức ăn trên chứa số mắt xích là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Đáp án: B

Giải thích:

Lưới thức ăn trên có 6 chuỗi thức ăn, bao gồm:

Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Thỏ → Cáo → Vi sinh vật

Cỏ → Gà → Cáo → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Gà → Cáo → Vi sinh vật

Cỏ → Gà → Mèo rừng → Vi sinh vật.

→ Chuỗi thức ăn có số mắt xích nhiều nhất chứa số mắt xích là 5.

Câu 21: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất:

A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp

B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

C. Phân giải xác động vật và thực vật

D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ

Đáp án: A

Câu 22: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?

A. Nấm và vi khuẩn

B. Thực vật

C. Động vật ăn thực vật

D. Các động vật kí sinh

Đáp án: B

Câu 23: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các
dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn:

A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải

C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải

D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ

Đáp án: C

Câu 24: Lưới thức ăn là

A. Gồm một chuỗi thức ăn

B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung

D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên

Đáp án: C

Câu 25: Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới đây

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50 có đáp án: Hệ sinh thái (ảnh 1)
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên ?

A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn

B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn

C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích

D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn

Đáp án: C

Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?

A. Cây xanh và động vật ăn thịt

B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ

C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm

D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm

Đáp án: D

Câu 27: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

A. Thành phần vô sinh và hữu sinh

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

C. Thành phần vô cơ và hữu cơ

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

Đáp án: A

Câu 28: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây: A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi...., các loài virut, vi khuẩn...

B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.

C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...các loại nấm, mốc.

D. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm.

Đáp án: D

Câu 29: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:

A. Sinh vật phân giải

B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất

Đáp án: C

Câu 30: Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ

B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

C. Động vật ăn thịt và cây xanh

D. Vi khuẩn và cây xanh

Đáp án: B

Câu 31: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Bể cá cảnh

B. Cánh đồng

C. Rừng nhiệt đới

D. Công viên

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 32: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là

A. lưới thức ăn

B. bậc dinh dưỡng

C. chuỗi thức ăn

D. mắt xích

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 33: Xét chuỗi thức ăn:Cỏ - chuột – rắn hổ mang – diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là

A. Cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng.

B. Chuột, rắn hổ mang, đại bàng.

C. Cỏ, đại bàng.

D. Đại bàng.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 34: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm

A. sinh vật sản xuất.

B. sinh vật tiêu thụ.

C. sinh vật phân giải.

D. tất cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 35: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

Đáp án: C

Giải thích:


Câu 36: Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn sau?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 37: Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cỏ  Châu chấu  Gà rừng Hổ  Vi khuẩn?

A. Cỏ là sinh vật sản xuất.

B. Chỉ có gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.

C. Vi khuẩn là sinh vật phân giải.

D. Châu chấu, gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 38: Nhận định nào sau đây sai về hệ sinh thái?

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50 (có đáp án) : Hệ sinh thái

A. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh chỉ có các thành phần gồm sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.

B. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

C. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính.

D. Hoang mạc là một hệ sinh thái trên cạn.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 39: Hãy chọn chuỗi thức ăn phù hợp khi có các sinh vật sau: cỏ, nấm, châu chấu, gà rừng.

A. Nấm  cỏ  châu chấu  gà rừng.

B. Cỏ  châu chấu  gà rừng nấm .

C. Gà rừng châu chấu  cỏ  nấm.

D. Châu chấu  gà rừng  nấm  cỏ.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 40: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ

A. sinh vật sản xuất.

B. sinh vật tiêu thụ.

C. sinh vật phân giải.

D. con người.

Đáp án: A

Giải thích:

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Trắc nghiệm Bài 54: Ô nhiễm môi trường

Trắc nghiệm Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã

1 6,065 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: