TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 43 (có đáp án 2024): Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 43.

1 4,061 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Câu 1: (NB) Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến

A. sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước.

B. cấu tạo của rễ.

C. sự dài ra của thân.

D. hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lí và sự phân bố của thực vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật.

Câu 2: (NB) Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là

A. động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh.

B. động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt.

C. động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt.

D. động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

- Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Câu 3: (NB) Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt?

A. Bò sát, ếch, cá.

B. Bò, dơi, bồ câu.

C. Chuột, thỏ, ếch.

D. Rắn, thằn lằn, voi.

Đáp án: A

Giải thích:

Bò sát, ếch, cá thuộc động vật biến nhiệt.

Câu 4: (NB) Lớp động vật có cơ thể hằng nhiệt là

A. chim, thú, bò sát.

B. bò sát, lưỡng cư .

C. cá, chim, thú.

D. chim và thú.

Đáp án: D

Giải thích:

- Các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người là động vật hằng nhiệt.

- Bò sát và cá là lớp động vật biến nhiệt.

Câu 5: (NB) Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh?

A. Gấu Bắc cực.

B. Chim én.

C. Hươu, nai.

D. Cừu.

Đáp án: A

Giải thích:

Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh. Điều đó sẽ giúp gấu Bắc cực tiết kiệm năng lượng khi nguồn thức ăn trở nên khan khiếm → vượt qua được mùa đông khắc nghiệt.

Câu 6: (TH) Câu nào dưới đây có nội dung đúng?

A. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa.

B. Chuột sống ở sa mạc vào mùa hè có màu trắng.

C. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày.

D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển.

Đáp án: C

Giải thích:

Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày. Điều đó giúp gấu Bắc cực giữ ấm cơ thể đồng thời giúp chúng có màu sắc cơ thể hòa lẫn với môi trường (tuyết) để có thể săn mồi hoặc ẩn nấp tốt hơn.

Câu 7: (NB) Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?

A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy.

B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên.

C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó.

D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.

Đáp án: A

Giải thích:

Để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, bề mặt lá có tầng cutin dầy.

Câu 8: (TH) Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?

A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày → Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Câu 9: (VD) Động vật đẳng nhiệt thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp theo quy tắc

A. tăng diện tích bề mặt cơ thể, tăng thể tích cơ thể.

B. giảm diện tích bề mặt cơ thể, tăng thể tích cơ thể.

C. tăng diện tích bề mặt cơ thể, giảm thể tích cơ thể.

D. giảm diện tích bề mặt cơ thể, giảm thể tích cơ thể.

Đáp án: B

Giải thích:

Động vật đẳng nhiệt thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp theo quy tắc giảm diện tích bề mặt cơ thể (tránh sự mất nhiệt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường), tăng thể tích cơ thể (dự trữ năng lượng để tránh rét).

Câu 10: (VD) Chim và thú thường thay lông khi mùa đông tới bằng một lớp lông tơ dày; sóc tích trữ thức ăn để qua đông. Trên đây là hai hiện tượng phản ánh

A. sự phản ứng của sinh vật trước thay đổi đột ngột của môi trường.

B. sự ảnh hưởng của quy luật mùa đối với đời sống sinh vật.

C. đặc điểm đặc trưng của động vật trong môi trường sống.

D. sự thích nghi của sinh vật với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường sống.

Đáp án: D

Giải thích:

Chim và thú thường thay lông khi mùa đông tới bằng một lớp lông tơ dày; sóc tích trữ thức ăn để qua đông. Trên đây là hai hiện tượng phản ánh sự thích nghi của sinh vật với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường sống. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, nguồn thức ăn khan hiếm nên động vật thường có tập tính thay lông dày để giữ ấm hoặc tích trữ thức ăn.

Câu 11: (VD) Động vật biến nhiệt ngủ đông để

A. tránh kẻ thù.

B. báo hiệu mùa lạnh.

C. giảm tiêu tốn năng lượng.

D. sinh sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Động vật biến nhiệt ngủ đông để giảm tiêu tốn năng lượng trong khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

Câu 12: (VD) Động vật hằng nhiệt có thể phát tán và sinh sống khắp nơi vì

A. nhiệt độ không ảnh hưởng đến các động vật này.

B. các động vật này có khả năng điều hòa và giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định mặc dù nhiệt độ của môi trường lên cao hoặc xuống thấp.

C. nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể các động vật này cũng thay đổi theo để thích nghi.

D. các động vật này có cấu tạo cơ thể tương đối hoàn chỉnh nên có khả năng thích nghi cao.

Đáp án: B

Giải thích:

Động vật hằng nhiệt có thể phát tán và sinh sống khắp nơi vì các động vật này có khả năng điều hòa và giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định mặc dù nhiệt độ của môi trường lên cao hoặc xuống thấp. Điều này sẽ giúp các động vật hằng nhiệt phân bố được ở nhiều loại môi trường hơn.

Câu 13: (NB) Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật là

A. thực vật ưa nước và thực vật kị nước.

B. thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.

C. thực vật ở cạn và thực vật kị nước.

D. thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn.

Câu 14: (NB) Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là

A. cây có phiến lá to, rộng và dầy.

B. cây có lá tiêu giảm, biến thành gai.

C. cây biến dạng thành thân bò.

D. cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

Đáp án: D

Giải thích:

Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

Câu 15: (NB) Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?

A. Ếch, ốc sên, giun đất.

B. Ếch, lạc đà, giun đất.

C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.

D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.

Đáp án: A

Giải thích:

Ếch, ốc sên, giun đất là những động vật ưa ẩm.

Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà là những động vật ưa khô.

Câu 16: (NB) Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm?

A. Xương rồng.

B. Cây rêu, cây thài lài.

C. Cây hướng dương.

D. Cây mía.

Đáp án: B

Giải thích:

Cây rêu, cây thài lài thuộc nhóm thực vật ưa ẩm.

Cây xương rồng, cây hướng dương, cây mía là những cây chịu hạn.

Câu 17: (NB) Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô?

A. Thằn lằn.

B. Ếch, muỗi.

C. Cá sấu, cá heo.

D. Hà mã.

Đáp án: A

Giải thích:

- Thằn lằn thuộc nhóm động vật ưa khô.

- Ếch, muỗi thuộc nhóm động vật ưa ẩm.

- Cá sấu, cá heo, hà mã sống ở đầm nước, sông, biển.

Câu 18: (TH) Những cây sống ở vùng ôn đới về mùa đông thường có hiện tượng gì?

A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng.

B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên.

C. Cây rụng nhiều lá.

D. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.

Câu 19: (TH) Những cây sống ở nơi khô hạn thường có nhũng đặc điểm thích nghi nào?

A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.

B. Lá và thân cây tiêu giảm.

C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng.

D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.

Đáp án: D

Giải thích:

Những cây sống ớ nơi khô hạn, có cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai để tiết kiệm, dự trữ nguồn nước khan hiếm mà cây hấp thụ được.

Câu 20: (VD) Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?

A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.

B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại.

C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.

D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.

Đáp án: C

Giải thích:

Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.

Câu 21: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng
được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo:

A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn

B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày

C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá

D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường

Đáp án: C

Giải thích: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày.

Câu 22: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao
bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?

A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.

Đáp án: B

Câu 23: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi
trường người ta chia làm hai nhóm động vật là:
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh

B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt

C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt

D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt

Đáp án: C

Câu 24: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt là:

A. Ruồi giấm, ếch, cá

B. Bò, dơi, bồ câu

C. Chuột, thỏ, ếch

D. Rắn, thằn lằn, voi

Đáp án: A

Câu 25: Câu có nội dung đúng là:

A. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa

B. Chuột sống ở sa mạc vào mùa hè có màu trắng

C. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày

D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển

Đáp án: C

Câu 26: Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường
quá lạnh:

A. Gấu Bắc cực

B. Chim én

C. Hươu, nai

D. Cừu

Đáp án: A

Câu 27: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều
ánh sáng như ven bờ ruộng là:

A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy

B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai

C. Cây biến dạng thành thân bò

D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển

Đáp án: D

Câu 28: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?

A. Ếch, ốc sên, giun đất

B. Ếch, lạc đà, giun đất.

C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.

D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.

Đáp án: A

Câu 29: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô?

A. Thằn lằn

B. Ếch, muỗi

C. Cá sấu, cá heo

D. Hà mã

Đáp án: A

Câu 30: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến?

A. Sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước

B. Cấu tạo của rễ

C. Sự dài ra của thân

D. Hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật

Đáp án: D

Câu 31: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau

A. Hổ

B. Thằn lằn

C. Cú mèo

D. Cừu

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 32: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau

A. Giun đất

B. Thằn lằn

C. Tắc kè

D. Chồn

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 33: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C.

B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.

C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.

D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 34: Cho các phát biểu sau

1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 35: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?

A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát.

B. Cá, chim, thú, con người.

C. Chim, thú, con người.

D. Thực vật, cá, chim, thú.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 36: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm

A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.

D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 37: Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái.

D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 38: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém

A. Cây rêu

B. Cây xoài

C. Cây xương rồng

D. Cây bắp cải

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 39: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt

A. Cây thài lài

B. Cây nha đam

C. Cây bắp cải

D. Cây rêu

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 40: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm

A. Thằn lằn

B. Tắc kè

C. Ếch nhái

D. Bọ ngựa

Đáp án: C

Giải thích:

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Trắc nghiệm Bài 47: Quần thể sinh vật

Trắc nghiệm Bài 48: Quần thể người

Trắc nghiệm Bài 49: Quần xã sinh vật

Trắc nghiệm Bài 50: Hệ sinh thái

1 4,061 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: