TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22 (có đáp án 2024): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22.

1 3,226 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 1: (NB) Đột biến cấu trúc NST là

A. những biến đổi liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.

B. những biến đổi về cấu trúc NST.

C. những biến đổi về số lượng NST.

D. những biến đổi về kiểu hình của sinh vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST.

Câu 2: (NB) Đột biến cấu trúc của NST bao gồm các dạng nào?

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.

B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.

C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.

D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.

Đáp án: C

Giải thích:

Các dạng đột biến cấu trúc của NST là mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.

Câu 3: (TH) Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST. Đây là cơ chế phát sinh dạng đột biến nào?

A. Mất đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ chế đột biến đảo đoạn NST: Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST.

Câu 4: (NB) Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là

A. đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

B. mất đoạn.

D. lặp đoạn và đảo đoạn.

Đáp án: A

Giải thích:

Đảo đoạn không làm cho lượng vật chất di truyền thay đổi mà chỉ làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên một NST.

Câu 5: (TH) Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó và ít ảnh hưởng đến sức sống?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: A

Giải thích:

Đảo đoạn không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó. Trong khi các dạng mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn đều có khả năng làm thay đổi kích thước của NST.

Câu 6: (TH) Dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn.

B. đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. mất đoạn và lặp đoạn.

Đáp án: A

Giải thích:

- Mất đoạn sẽ làm giảm số lượng gen trên 1 NST.

- Lặp đoạn sẽ làm tăng số lượng gen trên 1 NST.

- Đảo đoạn sẽ không làm thay đổi số lượng gen trên 1 NST.

Câu 7: (VD) Hoạt động của NST diễn ra ở kì nào sau đây trong phân bào giảm phân có thể gây ra đột biến cấu trúc NST?

A. Kì đầu của giảm phân I.

B. Kì giữa của giảm phân I

C. Kì đầu của giảm phân II.

D. Kì giữa của giảm phân II.

Đáp án: A

Giải thích:

Tại kì đầu của giảm phân I, nếu sự trao đổi chéo không cân giữa các NST xảy ra có thể dẫn đến đột biến cấu trúc NST.

Câu 8: (VD) Cho NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến cấu trúc NST đã xảy ra.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22 có đáp án - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 1)

A. Đảo đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Chuyển đoạn không tương hỗ.

D. Chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: A

Giải thích:

So sánh trình tự gen trên NST trước và sau đột biến ta thấy đoạn CDE bị đứt ra và quay 180o gắn vào vị trí cũ → Dạng đột biến trên là đảo đoạn CDE.

Câu 9: (TH) Quan sát trường hợp minh họa sau đây: ABCDEFGH → ABCDEFG. Hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: A

Giải thích:

So sánh trình tự gen trên NST trước và sau đột biến, ta thấy đoạn gen H đã bị mất → Dạng đột biến cấu trúc đã xảy ra là: Mất đoạn nhiễm sắc thể H.

Câu 10: (TH) Cho 2 NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến đã xảy ra.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22 có đáp án - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 1)

A. Đảo đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Chuyển đoạn không tương hỗ.

D. Chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: C

Giải thích:

Dạng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ, đoạn MN chuyển sang NST khác nhưng không có đoạn tương ứng ở NST đó chuyển lại.

Câu 11: (TH) Những đột biến nào thường gây chết?

A. Mất đoạn NST và lặp đoạn.

B. Chuyển đoạn trên 1 NST và lặp đoạn.

C. Mất đoạn NST và chuyển đoạn.

D. Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: C

Giải thích:

Mất đoạn NST và chuyển đoạn NST thường gây chết.

Câu 12: (TH) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là

A. đảo đoạn .

B. mất đoạn.

C. lặp đoạn.

D. chuyển đoạn.

Đáp án: B

Giải thích:

Mất đoạn NST thường gây hậu quả lớn nhất do bị mất gen.

Câu 13: (TH) Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn nhằm mục đích

A. tăng cường mức biểu hiện của một gen.

B. tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết.

C. chuyển gen của sinh vật khác vào.

D. loại bỏ những gen không mong muốn.

Đáp án: D

Giải thích:

Con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn.

Câu 14: (TH) Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể?

A. Mất đoạn NST.

B. Đảo đoạn NST.

C. Lặp đoạn NST.

D. Chuyển đoạn NST.

Đáp án: A

Giải thích:

Mất đoạn sẽ làm mất gen nằm trên đoạn đó, dẫn đến làm mất tính trạng do gen đó quy định → Con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 15: (TH) Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng?

A. Lặp đoạn NST.

B. Mất đoạn NST.

C. Thể dị bội.

D. Đảo đoạn NST.

Đáp án: A

Giải thích:

Lặp đoạn NST làm tăng số bản sao của gen trong tế bào → làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.

Câu 16: (VD) Hoạt tính của enzim amilaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây?

A. Chuyển đoạn tương hỗ.

B. Chuyển đoạn trên 1 NST.

C. Lặp đoạn NST.

D. Mất đoạn NST.

Đáp án: C

Giải thích:

Hoạt tính của những biến đổi amylase tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của đột biến lặp đoạn NST.

Câu 17: (NB) Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là

A. các tác nhân vật lí của ngoại cảnh.

B. các tác nhân sinh học của ngoại cảnh.

C. các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh.

D. hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST là các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh.

Câu 18: (TH) Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến dẫn đến

A. phá vỡ cấu trúc NST.

B. gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST.

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào.

D. cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST: Tác động của các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST.

Câu 19: (NB) Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?

A. Mất đoạn đầu trên NST số 21.

B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23.

C. Đảo đoạn trên NST giới tính X.

D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23.

Đáp án: A

Giải thích:

Mất đoạn nhỏ ở đầu trên NST 21 gây ung thư máu ở người.

Câu 20: (TH) Đặc điểm chung của đột biến gen và đột biến cấu trúc NST là

A. xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được.

B. xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, di truyền được.

C. xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.

D. xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm chung của các đột biến là xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không định hướng và có thể di truyền được cho đời sau.

Câu 21: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn

Đáp án: D

Câu 22: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. NST gia tăng số lượng trong tế bào

C. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

D. Cả A và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 23: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là

A. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

B. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

C. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột

D. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt

Đáp án: A

Câu 24: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: A

Câu 25: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến

A. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

B. Cả A và C đều đúng

C. Phá vỡ cấu trúc NST

D. NST gia tăng số lượng trong tế bào

Đáp án: B

Câu 26: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Tất cả các đột biến trên

Đáp án: A

Câu 27: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là dạng nào?

A. Lặp đoạn

B. Đảo đoạn

C. Mất đoạn

D. Chuyển đoạn

Đáp án: C

Câu 28: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là

A. Mất đoạn

B. Lặp đoạn

C. Đảo đoạn

D. Chuyển đoạn

Đáp án: C

Câu 29: Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là

A. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật

B. Do các tác nhân, vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST

C. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 30: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây

A. Chuyển đoạn trên 1 NST

B. Chuyển đoạn tương hỗ

C. Lặp đoạn NST

D. Mất đoạn NST

Đáp án: C

Câu 31: Đột biến gen là những biến đổi:

A. trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
B. hình thái của NST
C. làm tăng hoặc giảm hàm lượng ADN trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Giải thích: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN

Câu 32: Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là:

A. thường biến
B. đột biến gen
C. đột biến cấu trúc NST
D. đột biến số lượng NST.

Đáp án: B

Giải thích: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.

Câu 33: Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở:

A. Một cặp nuclêôtit
B. Một hay một số cặp nuclêôtit
C. Hai cặp nuclêôtit
D. Toàn bộ cả phân tử ADN

Đáp án: B

Giải thích: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.

Câu 34: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

A. giảm 1.
B. giảm 2.
C. tăng 1.
D. tăng 2.

Đáp án: C

Giải thích: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ tăng 1 liên kết.

Câu 35: Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđro trong gen. Đó là dạng đột biến nào?

A. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại.
B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại,
C. Thêm một cặp A - T.
D. Mất một cặp G - X.

Đáp án: A

Giải thích: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại sẽ không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđro trong gen.

Câu 36: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
B. ngắn hơn so với mARN bình thường
C. dài hơn so với mARN bình thường.
D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Đáp án: A

Giải thích: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

Câu 37: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này có dang

A. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
D. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bị trí thứ 80.

Đáp án: B

Giải thích: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80 có thể làm cho pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp khác nhau ở axit amin thứ 80 so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp.

Câu 38: Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là

A. thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác.
B. mất một cặp nucleôtit.
C. thêm một cặp nucleôtit.
D. đảo vị trí cặp nuclêotit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau..

Đáp án: A

Giải thích: Thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp vì bộ ba mới có thể cùng quy định một axit amin giống với bộ ba cũ.

Câu 39: Nguyên nhân của đột biến gen là:

A. Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trong tế bào
B. Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể
C. Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào
D. Cả 3 nguyên nhân nói trên

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân của đột biến gen là do tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.

Câu 40: Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?

A. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài.
B. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.
C. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.
D. Cả B và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân của đột biến gen là do:

- Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

- Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 25: Thường biến

Trắc nghiệm Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Trắc nghiệm Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

1 3,226 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: