TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 21 (có đáp án 2024): Đột biến Gen

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 21: Đột biến Gen có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 21.

1 5,559 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 21: Đột biến Gen

Câu 1: (NB) Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen được gọi là

A. thường biến.

B. đột biến gen.

C. đột biến cấu trúc NST .

D. đột biến số lượng NST.

Đáp án: B

Giải thích:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit trên ADN.

Câu 2: (NB) Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là giai đoạn nào?

A. Kì trung gian.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Đáp án: A

Giải thích:

Để tạo đột biến gen nên tác động vào kì trung gian khi ADN đang nhân đôi.

Câu 3: (TH) Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là

A. mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.

B. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.

D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

Đáp án: D

Giải thích:

- Mất 1 cặp nuclêôtit làm giảm 2 nuclêôtit của gen.

- Thêm 1 cặp nuclêôtit làm tăng 2 nuclêôtit của gen.

- Thay thế cặp nuclêôtit không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen.

Câu 4: (NB) Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđrô trong gen. Đó là dạng đột biến nào?

A. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác loại.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại.

C. Thêm một cặp A – T.

D. Mất một cặp G – X.

Đáp án: A

Giải thích:

- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại sẽ không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđrô trong gen.

- Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại sẽ không làm thay đổi số nuclêôtit và số liên kết hiđrô trong gen.

- Thêm một cặp A – T sẽ làm tăng 2 nuclêôtit và tăng 2 liên kết hiđrô.

- Mất một cặp G – X sẽ làm giảm 2 nuclêôtit và giảm 3 liên kết hiđrô.

Câu 5: (NB) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng biến đổi như thế nào?

A. Không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

B. Ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. Dài hơn so với mARN bình thường.

D. Có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Đáp án: A

Giải thích:

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc sẽ không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên mạch khuôn của gen → mARN tương ứng không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

Câu 6 (Vận dụng): Dạng đột biến gen có thể chỉ làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định là

A. mất một cặp nuclêôtit.

B. thêm một cặp nuclêôtit.

C. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

D. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.

Đáp án: C

Giải thích:

- Dạng đột biến gen có thể chỉ làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định là thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

- Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thường dẫn đến thay đổi nhiều axit amin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định tùy thuộc vào vị trí xảy ra đột biến.

Câu 7: (NB) Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là

A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

B. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là do rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

Câu 8: (NB) Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là

A. thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

B. mất một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit.

D. đảo vị trí cặp nuclêôtit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp vì dạng đột biến này chỉ ảnh hưởng tới bộ ba tại vị trí xảy ra đột biến đồng thời bộ ba mới có thể cùng quy định một axit amin giống với bộ ba cũ.

Câu 9: (NB) Nguyên nhân gây đột biến gen là do

A. quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài.

B. sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

C. con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.

D. Cả B và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân của đột biến gen là do:

- Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

- Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.

Câu 10: (TH) Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.

C. tổ hợp gen mang đột biến.

D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.

Đáp án: D

Giải thích:

Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.

Câu 11: (NB) Tần số đột biến tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Loại tác nhân kích thích.

B. Liều lượng và cường độ tác nhân kích thích.

C. Đặc điểm cấu trúc của gen.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Tần số đột biến tuỳ thuộc vào:

- Loại tác nhân kích thích.

- Liều lượng và cường độ tác nhân kích thích.

- Đặc điểm cấu trúc của gen.

Câu 12: (TH) Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?

A. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi.

B. Cấu trúc của gen bị biến đổi gây ảnh hưởng đến kiểu gen.

C. Ở thể đồng hợp và khi gặp điều kiện môi trường thích hợp.

D. Khi quá trình tổng hợp prôtêin bị rối loạn.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở sinh vật, đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp và khi gặp điều kiện môi trường thích hợp.

Câu 13: (TH) Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

D. làm biến đổi cấu trúc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Đáp án: B

Giải thích:

Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

Câu 14: (TH) Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

Đáp án: A

Giải thích:

Đột biến gen thường gây hại cho sinh vật nhưng đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người.

Câu 15: (NB) Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là

A. có hại cho cá thể.

B. có lợi cho cá thể.

C. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ.

D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể.

Đáp án: A

Giải thích:

Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là có hại cho cá thể vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 16: (NB) Đột biến gen có thể dẫn tới

A. tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật.

B. làm tăng khả năng thích nghi với cơ thể với môi trường sống.

C. gây hại cho bản thân sinh vật.

D. cả 3 trường hợp nêu trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Đột biến gen có thể dẫn tới:

- Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật.

- Làm tăng khả năng thích nghi với cơ thể với môi trường sống.

- Gây hại cho bản thân sinh vật.

Câu 17: (NB) Ở sinh vật lưỡng bội, alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi

A. alen đột biến trong tế bào sinh dục.

B. alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng.

C. alen đột biến là alen trội.

D. alen đột biến hình thành trong nguyên phân.

Đáp án: C

Giải thích:

Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi alen đột biến là alen trội.

Câu 18: (TH) Nội dung nào sau đây không đúng?

A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.

D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen không phải luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình mà phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.

Câu 19: (TH) Điểm giống nhau cơ bản giữa đột biến và biến dị tổ hợp là

A. đều tạo ra kiểu hình không bình thường.

B. đều mang tính chất đồng loạt và định hướng.

C. đều không di truyền cho thế hệ sau.

D. đều là biến đổi có liên quan đến cấu trúc vật chất di truyền.

Đáp án: D

Giải thích:

Đột biến gen và biến dị tổ hợp đều là biến đổi có liên quan đến cấu trúc vật chất di truyền.

Câu 20: (TH) Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?

1. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di truyền.

2. Đột biến gen xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.

3. Đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc gen còn biến dị tổ hợp thì không.

4. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.

Phương án đúng là

A. 1, 2.

B. 2, 3.

C. 2, 4.

D. 3, 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Điểm khác nhau giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen là: 2, 4.

- 1 sai vì biến dị tổ hợp và đột biến gen đều là biến dị di truyền.

- 3 sai vì biến dị tổ hợp cũng có thể làm thay đổi cấu trúc gen (hoán vị gen xảy ra do tiếp hợp trao đổi chéo trong giảm phân).

Câu 21: (NB) Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Điều kiện sống của sinh vật.

B. Nguồn thức ăn của sinh vật.

C. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

D. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

Câu 22: (NB) Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi là

A. gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người.

B. gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tăng sức sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.

C. gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tăng chiều cao của cây trồng và vật nuôi.

D. gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để làm cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người chính là ứng dụng của đột biến gen trong trồng trọt vào chăn nuôi.

Câu 23: (NB) Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này có dạng

A. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 81.

B. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 81.

C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 81.

D. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bị trí thứ 81.

Đáp án: B

Giải thích:

- Lưu ý cách gọi tên thứ tự axit amin: bộ ba thứ nhất trên gen quy định axit amin mở đầu, bộ ba thứ 2 trên gen quy định axit amin thứ nhất,… → Bộ ba thứ 81 trên gen quy định axit min thứ 80.

- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 81 có thể làm cho nuclêôtit do gen đột biến tổng hợp khác nhau ở axit amin thứ 80 so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp. Đột biến thay thế có thể xảy ra ở 1 trong 3 vị trí của bộ ba thứ 81.

Câu 24: (VD) Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó A = 2G bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một căp A – T. Số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là

A. 1000.

B. 501.

C. 499.

D. 498.

Đáp án: C

Giải thích:

- Xác định số nuclêôtit ở gen trước đột biến: 2A+2G=3000A=2GG=500A=1000

- Dạng đột biến xảy ra là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một căp A – T → Số G của gen đột biến bị giảm đi 1 so với gen trước đột biến = 500 – 1 = 499.

Câu 25: (VD) Gen A có 900 nuclêôtit loại A, 600 nuclêôtit loại G bị đột biến thành gen a, gen a có 901 nuclêôtit loại A và 599 nuclêôtit loại G.Vậy dạng đột biến trên là

A. Thêm một cặp A-T.

B. Mất một cặp G-X.

C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.

D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Đáp án: D

Giải thích:

So sánh số lượng các loại nu của gen A và a ta thấy:

- So với gen A, gen a có số cặp G-X giảm đi 1.

- So với gen A, gen a có số cặp A-T tăng lên 1.

→ Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Câu 26: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25% tổng số nuclêôtit của gen.

Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.

A. 3749

B. 3751

C. 3009

D. 3501

Đáp án: A

Câu 27: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin

C. Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

D. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Đáp án: B

Câu 28: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này có dang

A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

B. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80.

D. Mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

Đáp án: C

Câu 29: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

A. Giảm 1.

B. Giảm 2.

C. Tăng 2.

D. Tăng 1.

Đáp án: D

Câu 30: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

A. Mất cặp nuclêôtit A-T hoặc G-X

B. Thay thế cặp A-T thành cặp T-A.

C. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

D. Thay thế cặp A-T thành cặp X-G

Đáp án: A

Câu 31: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì?

A. Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ

B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein

C. Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein

D. Làm biến đổi cấu trúc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen

Đáp án: B

Câu 32: Nội dung nào sau đây không đúng?

A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

B. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.

C. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Đáp án: B

Câu 33: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. Tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. Tổ hợp gen mang đột biến.

C. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến

D. Môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến

Đáp án: D

Câu 34: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào?

(Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).

A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.

B. Thêm một cặp G – X.

C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.

D. Mất một cặp A – T.

Đáp án: C

Câu 35: Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?

A. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài

B. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên

C. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hóa học

D. Cả A và B đúng

Đáp án: D

Câu 36: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?

A. 8
B. 32
C. 30
D. 16

Đáp án: C

Giải thích:

Sau 5 lần nhân đôi, số phân tử ADN tạo ra từ 1 phân tử ADN ban đầu là: 25 = 32.

Do nguyên tắc bán bảo tồn nên 2 mạch của ADN ban đầu chứa N15 luôn còn tồn tại trong 2 ADN con.

Số phân tử chỉ chứa N14 là: 32 – 2 = 30.

Câu 37: Một gen dài 5100 Å tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên.

A. 15000 ribônuclêôtit.
B. 7500 ribônuclêôtit
C. 8000 ribônuclêôtit.
D. 14000 ribônuclêôtit.

Đáp án: B

Giải thích:

Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen là: 5100 : 3,4 = 1500 nuclêôtit.

Gen phiên mã 5 lần tạo ra 5 phân tử mARN.

Số ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho phiên mã là: 1500 × 5 = 7500 ribônuclêôtit.

Câu 38: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Xác định chiều dài của phân tử ADN.

A. 34.105 Å
B. 2.106 Å
C. 34.106 Å
D. 105 Å

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng số nucleotit của gen này là nucleotit

Chiều dài của phân tử ADN này là Å

Câu 39: Chiều dài của một phân tử ÁDN là 6800 Ả, ADN đó có tổng số nuclêôtit là:

A. 2000 nuclêôtit.
B. 3400 nuclêôtit.
C. 4000 nuclêôtit.
D. 1700 nuclêôtit

Đáp án: C

Giải thích: Tổng số nuclêôtit = 6800 x 2 : 3,4 = 4000 nucleotit

Câu 40: Một đoạn phân tử ADN gồm 5 gen dài bằng nhau, mỗi gen có 20% nucleotit loại A và 30% nuclêôtit loại G thì tỉ lệ A/G của đoạn ADN này là:

A. 2/3
B. 1/1
C. 1/5
D. 3/2

Đáp án: A

Giải thích: tỉ lệ A / G của đoạn ADN này là: 20% : 30% = 2/3

Câu 41: Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 810 nu và G = X = 540 nu
B. A=T = 1620 nu và G = X = 1080 nu
C. A = T= 405 nu và G = X = 270 nu
D. A = T = 1215 nu và G = X = 810 nu

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có A – G = 10%

Mặt khác: A + G = 50% => G = X = 20%; A = T = 50% - G = 30% (NTBS)

Số lượng từng loại nu là:

A = T = 30% . 2700 = 810 nu

G = X = 20% . 2700 = 540 nu

Câu 42: Một gen có 3000 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 15% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 1670 nu và G = X = 1130 nu
B. A = T = 970 nu và G = X = 530 nu
C. A = T= 415 nu và G = X = 285 nu
D. A = T = 980 nu và G = X = 420 nu

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có A – G = 15%

Mặt khác: A + G = 50% => G = X = 17,5%; A = T = 50% - G = 32,5% (NTBS)

Số lượng từng loại nu là:

A = T = 32,5% x 3000 = 975 nu

G = X = 17,5% x 3000 = 525 nu

Câu 43: Một phân tử ADN có 10000 nuclêôtit và cọ hiệu số của nuclêôtit loại T với loại X là 1000. Số lượng từng loại nuclêồtit của phân tử ADN là bao nhiêu ?

A. A = T = 3000 nuclêôtit và G = X = 2000 nuclêôtit
B. A = T = 2000 nuclêôtit và G = X = 3000 nuclêotit
C. A = T = 1500 nuclêôtit và G = X = 3500 nuclêôtit
D. A = T = 1040 nuclêôtit và G = X = 3960 nuclêôtit

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có T + X = N/2 = 5000 nu

Mặt khác: T – X = 1000 => X = G = 2000 nu; T = A = 5000 - 2000 = 3000 nu (NTBS)

Câu 44: Một gen có 2800 nuclêôtit và có hiệu số giữa T và X bằng 20% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 415 nuclêôtit và G = X = 285 nuclêôtit.
B. A = T = 1215 nuclêôtit và G = X = 810 riuclêôtit.
C. A = T = 1670 nuclêôtit và G = X = 1130 nuclêôtit.
D. A = T = 980 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có T – X = 20%


Mặt khác: T + X = 50%

=> X = G = 15%; T = A = 50% - X = 35% (NTBS)

Số lượng từng loại nu là:

A = T = 35% x 2800 = 980 nu

G = X = 15% x 2800 = 420 nu

Câu 45: Một gen có 1440 liên kết hiđrô, trong đó số cặp nuclêôtit loại G - X nhiều gấp 2 lần số cặp T - A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 180 nuclêôtit và G = X = 360 nuclêôtỉt.
B. A = T = 150 nuclêôtỉt và G = X = 300 nuclêôtit.
C. A = T = 240 nuclêôtit và G = X = 360 nuclêôtit.
D. A = T = 120 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có G = 2xA

Mặt khác H = 2A + 3G = 1440

A = T = 1440 : 8 = 180 nu
G = X = 180 x 2 = 360 nu

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 25: Thường biến

Trắc nghiệm Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

1 5,559 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: