TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 30 (có đáp án 2024): Di truyền học với con người

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 30: Di truyền học với con người có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 30.

1 1,378 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người

Câu 1: (NB) Di truyền học tư vấn là

A. lĩnh vực có sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu phả hệ và xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại để cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người.

B. lĩnh vực nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng trừ các loại dịch bệnh phát sinh.

C. lĩnh việc nghiên cứu đưa ra lời khuyên về hôn nhân gia đình.

D. lĩnh vực nghiên cứu nhằm đưa ra lời khuyên về sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Đáp án: A

Giải thích:

Di truyền học tư vấn là lĩnh vực có sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu phả hệ và xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại để cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người.

Câu 2: (NB) Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ là

A. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó ngăn cấm việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.

B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ và cách trị bệnh nếu có xuất hiện ở đời sau.

C. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

D. chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó khuyến khích việc kết hôn, sinh đẻ giữa các gia đình này.

Đáp án: C

Giải thích:

Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Câu 3: (NB) Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.

C. Chuẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Đáp án: D

Giải thích:

Phép lai phân tích không phải là phương pháp được sử dụng để ngiên cứu di truyền học ở người → Di truyền học tư vấn không dựa trên kết quả của phép lai phân tích.

Câu 4: (NB) Tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao cao nhất ở những bà mẹ sinh con có độ tuổi là

A. tuổi từ 18 - 30.

B. tuổi từ 40 trở lên.

C. tuổi từ 30 - 34.

D. tuổi từ 35 - 39.

Đáp án: B

Giải thích:

Tỉ lệ trẻ mới sinh bị mắc bện Đao tăng dần theo độ tuổi mang thai của các bà mẹ → Tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao cao nhất ở những bà mẹ sinh con có độ tuổi là tuổi từ 40 trở lên.

Câu 5: (VD) Phụ nữ trên 35 tuổi thì tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường vì

A. tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn.

B. ảnh hưởng của tâm sinh lí.

C. vật chất di truyền bị biến đổi.

D. khả năng thụ tinh thấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Phụ nữ trên 35 tuổi thì tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường vì tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn, dễ dẫn tới sự không phân li NST trong giảm phân.

Câu 6: (TH) Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta quy định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi bao nhiêu đời?

A. 5 đời.

B. 4 đời.

C. 3 đời.

D. 2 đời.

Đáp án: C

Giải thích:

Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta quy định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời.

Câu 7: (VD) Tại sao những người có quan hệ huyết thống gần không được lấy nhau?

A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt.

B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình.

C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Những người có quan hệ huyết thống gần không được lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt đồng thời nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

Câu 8: (VD) Hai người được sinh ra từ hai gia đình có bố mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?

A. Không nên kết hôn với nhau.

B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%).

C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Những người được sinh ra từ hai gia đình có bố mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì họ mang gen lặn gây bệnh (Aa). Bởi vậy, hai người này không nên kết hôn với nhau, nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%), nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc.

Câu 9: (TH) Tại sao quy định “Hôn nhân một vợ một chồng” của luật hôn nhân và gia đình lại có cơ sở sinh học?

A. Để tránh tăng dân số.

B. Để đảm bảo bình đẳng giới tính.

C. Vì trong độ tuổi kết hôn 18 - 35 tỉ lệ nam nữ là 1 : 1.

D. Vì lí do đạo đức.

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ sở sinh học của quy định “Hôn nhân một vợ một chồng” của luật hôn nhân và gia đình là trong độ tuổi kết hôn 18 - 35 tỉ lệ nam nữ là 1 : 1.

Câu 10: (NB) Về mặt di truyền, hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là

A. ô nhiễm môi trường làm cho kiểu hình bị biến đổi.

B. làm môi trường sống khó khăn hơn ảnh hưởng tới sinh hoạt.

C. thiếu nước sạch, gây ra các dịch bệnh khó kiểm soát.

D. các chất đồng vị phóng xạ, chất hoá học độc hại thâm nhập vào cơ thể, tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục,… sẽ gây ung thư máu, các khối u và đột biến.

Đáp án: D

Giải thích:

Về mặt di truyền, hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là các chất đồng vị phóng xạ, chất hoá học độc hại thâm nhập vào cơ thể, tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục… sẽ gây ung thư máu, các khối u và đột biến.

Câu 11: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Chẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Đáp án: D

Câu 12: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?

A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích lũy trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục…sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột biến

B. Các hoá chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… làm tăng đột biến NST ở những người mắc phải

C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di truyền

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 13: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.

B. Không tuân theo các quy luật di truyền.

C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Đáp án: B

Câu 14: Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở?

A. Cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Xét nghiệm, chẩn đoán trước sinh.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 15: Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)

B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt

C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 16: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)?

A. Dư luận xã hội không đồng tình.

B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của y học di truyền tư vấn?

A. Chẩn đoán

B. Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền

C. Cung cấp thông tin

D. Điều trị các bệnh, tật di truyền

Đáp án: D

Câu 18: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp?

A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.

B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

C. Phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

D. Tìm hiểu cơ chế phân bào.

Đáp án: C

Câu 19: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

A. Tính chất của nước ối.

B. Tế bào tử cung của người mẹ.

C. Tế bào phôi bong ra trong nước ối.

D. Nhóm máu của thai nhi.

Đáp án: C

Câu 20: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ

A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.

B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và cách chữa trị có xuất hiện ở đời sau.

C. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

D. Chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Đáp án: C

Câu 21: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là:

A. Di truyền
B. Di truyền y học tư vấn
C. Giải phẫu học
D. Di truyền và sinh lí học

Đáp án: B

Giải thích: Di truyền y học tư vấn chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người

Câu 22: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ

A. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó ngăn cấm việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.
B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ và cách trị bệnh nếu có xuất hiện ở đời sau.
C. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.
D. chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó khuyến khích việc kết hôn, sinh đẻ giữa các gia đình này.

Đáp án: C

Giải thích: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Câu 23: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
C. Chuẩn đoán trước sinh.
D. Kết quả của phép lai phân tích.

Đáp án: D

Giải thích: Di truyền học tư vấn không dựa trên kết quả của phép lai phân tích.

Câu 24: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?

A. Không nên kết hôn với nhau
B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%)
C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc
D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Giải thích: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì không nên kết hôn với nhau, nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%), nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc.

Câu 25: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận

A. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.
B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.
C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.
D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.

Đáp án: A

Giải thích:
Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lồng bị bạch tạng → cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.

Câu 26: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi:

A. 5 đời
B. 4 đời
C. 3 đời
D. 2 đời

Đáp án: C

Giải thích: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời.

Câu 27: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?

A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt
B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình
C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình
D. Cả A và C

Đáp án: D

Giải thích: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt, nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình

Câu 28: Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì:

A. Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài
B. Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình
C. Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng
D. Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền

Đáp án: D

Giải thích: Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vìdễ làm xuất hiện các bệnh di truyền.

Câu 29: Điều nào dưới đây là nội dung được qui định trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta?

A. Mỗi gia đình chỉ được có một con
B. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng
C. Mỗi gia đình có có thể sinh con thứ 3 nếu điều kiện kinh tế cho phép
D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung được qui định trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta là nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng

Câu 30: Lý do quan trọng cho việc không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)
B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt
C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
D. Cả A và B

Đáp án: A

Giải thích: Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 31: Công nghệ tế bào

Trắc nghiệm Bài 32: Công nghệ Gen

Trắc nghiệm Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Trắc nghiệm Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Trắc nghiệm Bài 35: Ưu thế lai

1 1,378 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: