TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 55 (có đáp án 2024): Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 55.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
CÂU 1: (NB) Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật?
A. Dùng các sản phẩm kích thích sinh trưởng.
B. Phun thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh.
C. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
D. Bón thật nhiều phân hóa học cho thực vật.
Đáp án: C
Giải thích:Biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
CÂU 2: (NB) Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
B. Phun thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh.
C. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
Đáp án: C
Giải thích:Biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước là xử lí nước thải trước khi xả thải ra môi trường.
CÂU 3: (NB) Biện pháp nào không giúp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?
A. Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa một lần.
B. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
C. Phân loại rác thải.
D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
Đáp án: B
Giải thích:Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây không phải là biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn.
CÂU 4: (NB) Biện pháp nào không giúp hạn chế ô nhiễm không khí?
A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
B. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
C. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp,… ở xa khu dân cư.
D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
Đáp án: D
Giải thích:Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,… là biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất rắn chứ không phải biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
CÂU 5: (NB) Năng lượng nào dưới đây không sinh ra khí thải?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Khí đốt thiên nhiên.
C. Năng lượng gió.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:Năng lượng mặt trời và năng lượng gió là các năng lượng sạch, khi sử dụng sẽ không sinh ra khí thải.
CÂU 6: (NB) Những biện pháp nào sau đây là biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường?
1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số.
2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
3. Tăng cường chặt phá rừng ở khắp mọi nơi.
4. Bảo vệ các loài sinh vật.
5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.
7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4, 7.
B. 1, 2, 4, 5, 6.
C. 2, 3, 4, 5, 6.
D. 1, 3, 4, 5, 7.
Đáp án: B
Giải thích:
Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường gồm:
- Hạn chế sự tăng nhanh dân số
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
- Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao
CÂU 7: (TH) Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Trồng nhiều cây xanh.
B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.
C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.
D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường.
Đáp án: D
Giải thích:Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường được coi là biện pháp hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
CÂU 8: (TH) Hành động nào không gây ô nhiễm môi trường?
A. Đốt phá rừng bừa bãi, trồng cây gây rừng.
B. Dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bừa bãi.
C. Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp ở khu dân cư.
D. Tăng diện tích rừng đầu nguồn.
Đáp án: D
Giải thích:Tăng diện tích rừng đầu nguồn là hành động không gây ô nhiễm môi trường.
CÂU 9: (TH) Trồng cây gây rừng có tác dụng
A. tăng sản lượng gỗ.
B. phục hồi chỗ ở cho một số loài sinh vật.
C. phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất.
D. phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật và phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất.
Đáp án: D
Giải thích:Trồng cây gây rừng có tác dụng phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật và phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hóa đất.
CÂU 10: (TH) Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu: “Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ ……………..từ đó gây ra những hậu quả: xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán và lũ lụt”.
A. môi trường biển.
B. thảm thực vật.
C. đất.
D. cầu, cống.
Đáp án: B
Giải thích:Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nước ngầm, bảo vệ đất, ngăn cản tốc độ dòng chảy → Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật từ đó gây ra những hậu quả: xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán và lũ lụt
Câu 11: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Sử dụng nguồn năng lượng gió.
B. Xây dựng công viện cây xanh.
C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.
D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Đáp án: C
Câu 12: Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cần có biện pháp gì?
A. Xây dựng luật Bảo vệ môi trường nước.
B. Xử lí nước thải từ nhà máy trước khi đổ ra sông.
C. Tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Đáp án: D
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn?
A. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường.
B. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa.
C. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
D. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
Đáp án: A
Câu 14: Sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường?
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
B. Năng lượng hạt nhân nguyên tử.
C. Năng lượng hóa học.
D. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.
Đáp án: A
Câu 15: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn?
A. Cấm xả rác bừa bãi.
B. Xây dựng nhà máy xử lí rác thải.
C. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Đáp án: D
Câu 16: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường?
A. Vật lý, hóa học, sinh học.
B. Vật lý, hóa học, toán học.
C. Vật lý, địa lý.
D. Vật lý, sinh học, toán học.
Đáp án: A
Câu 17: Thuốc trừ sâu và các chất độc hóa học thải ra môi trường có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật trong hệ sinh thái, trong đó nhóm nào có nguy cơ cao nhất?
A. Sinh vật phân giải.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc I.
C. Sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
Đáp án: D
Câu 18: Biện pháp nào sau đây không làm hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
A. Ban hành luật bảo vệ nguồn nước.
B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
C. Xây dựng các nhà máy lọc nước thải.
D. Sử dụng nước lãng phí.
Đáp án: D
Câu 19: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào?
A. Trồng các cây một năm.
B. Sử dụng phân đạm hóa học.
C. Trồng các cây họ Đậu.
D. Trồng các cây lâu năm.
Đáp án: C
Câu 20: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do bùng nổ dân số nên tăng lượng CO2 qua hô hấp.
B. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
C. do chặt phá rừng, đốt rừng làm giảm diện tích rừng.
D. do thảm thực vật có xu hướng tăng hô hấp, giảm quang hợp
Đáp án: C
Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Trắc nghiệm Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Trắc nghiệm Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án