TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 24 (có đáp án 2024): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 24.

1 3,380 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Câu 1: (NB) Đột biến đa bội là

A. dạng đột biến NST thay đổi về cấu trúc.

B. dạng đột biến mà bộ NST thiếu 1 vài NST.

C. dạng đột biến thay thế một hoặc một số nuclêôtit.

D. dạng đột biến NST là bội số của n và lớn hơn 2n.

Đáp án: D

Giải thích:

Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

Câu 2: (NB) Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội?

A. Do rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.

B. Do NST nhân đôi không bình thường.

C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.

D. Do sự rối loạn phân chia tế bào chất.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội là do sự rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.

Câu 3: (NB) Thể đa bội trên thực tế thường gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Động vật.

B. Thực vật.

C. Vi khuẩn.

D. Nấm.

Đáp án: B

Giải thích:

Thể đa bội thường gặp ở các loại thực vật.

Câu 4: (NB) Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?

A. Hóa chất NMU.

B. Hóa chất EMS.

C. Tia gamma.

D. Cônsixin.

Đáp án: D

Giải thích:

Cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc do đó bộ NST không phân li trong quá trình phân bào dẫn đến việc hình thành thể đa bội.

Câu 5: (TH) Ta có thể nhận biết thể đa bội ở thực vật bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?

A. Kích thước NST.

B. Hình dạng các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

C. Kích thước của cơ quan, bộ phận của cơ thể.

D. Số lượng ADN.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào của thể đa bội đã dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan → Ta có thể nhận biết thể đa bội ở thực vật bằng mắt thường qua những dấu hiệu về kích thước của cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Câu 6: (TH) Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào việc

A. tạo giống cây trồng có cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.

B. bảo tồn nguồn gen quý.

C. tạo giống cây thu hoạch được sớm.

D. gây chết hàng loạt các loài có hại.

Đáp án: A

Giải thích:

Cây đa bội thường có kích thước lớn và sức chống chịu tốt. Hơn nữa, thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường nên người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào việc tạo giống cây trồng có cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.

Câu 7: (TH) Ở củ cải 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của củ cải tứ bội là

A. 22.

B. 27.

C. 36.

D. 72.

Đáp án: C

Giải thích:

Củ cải 2n = 18 → n = 9.

Thể tứ bội chứa 4n → Thể tứ bội chứa số lượng NST là: 9 × 4 = 36.

Câu 8: (NB) Bộ NST nào sau đây có trong tế bào sinh dưỡng của thể đa bội?

A. 6n.

B. 2n + 1.

C. 2n.

D. n.

Đáp án: A

Giải thích:

- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n) → Bộ NST có thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể đa bội là 6n.

- 2n + 1 là thể dị bội.

- 2n là thể lưỡng bội.

- n là thể đơn bội.

Câu 9: (TH) Ở cải bắp 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cải bắp tam bội là

A. 21.

B. 27.

C. 36.

D. 54.

Đáp án: B

Giải thích:

Củ cải 2n = 18 → n = 9.

Thể tam bội chứa 3n → Thể tứ bội chứa số lượng NST là: 9 × 3 = 27.

Câu 10: (TH) Thể tam bội 3n chỉ có thể được hình thành do rối loạn phân bào trong

A. nguyên phân.

B. giảm phân.

C. thụ tinh.

D. nguyên phân và giảm phân.

Đáp án: B

Giải thích:

- Thể tam bội 3n là thể đa bội lẻ chỉ có thể được hình thành do rối loạn phân bào trong giảm phân.

- Trong nguyên phân chỉ phát sinh được các thể đa bội chẵn.

Câu 11: (TH) Dạng đột biến NST nào làm số lượng ADN trong tế bào tăng nhiều nhất?

A. Đa bội thể.

B. Dạng 2n + 2.

C. Lặp đoạn NST.

D. Đảo đoạn NST.

Đáp án: A

Giải thích:

- Dạng đột biến NST làm số lượng ADN trong tế bào tăng nhiều nhất là đa bội thể (thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n).

- Dạng lệch bội 2n + 2 chỉ làm tăng 2 NST.

- Lặp đoạn và đảo đoạn là là đột biến cấu trúc NST, không làm tăng số lượng NST.

Câu 12: (VD) Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi cho các cây dị hợp Aa giao phấn với nhau, muốn trong quần thể xuất hiện kiểu gen AAaa người ta có thể sử dụng phương pháp nào?

A. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

B. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

C. Giao phấn với cây có kiểu gen AA và aa.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Giao tử tứ bội xuất hiện do sự không phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào nên để xuất hiện kiểu gen Aaaa trong quần thể người ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

- Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

Câu 13: (TH) Chọn các nhận định không đúng khi nói về sự thay đổi số lượng NST của thể tam bội.

1. Số NST trong tế bào sinh dưỡng gấp 1,5 lần so với bộ NST lưỡng bội.

2. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thêm n + 1 NST.

3. Số NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n.

4. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 3n.

A. 1, 2 và 4.

B. 1 và 2.

C. 1 và 4.

D. 1, 3 và 4.

Đáp án: B

Giải thích:

- 1 sai vì số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội gấp 3 lần so với bộ NST của cơ thể đơn bội, không so sánh với bộ NST của cơ thể lưỡng bội.

- 2 sai vì số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội là 3n.

Câu 14: (TH) Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là đặc điểm của thể tứ bội?

1. Có số lượng NST gấp 4 lần cơ thể đơn bội.

2. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số lượng NST gấp ba.

3. Tế bào và các bộ phận to hơn, sinh trưởng tốt, chống chịu được với điều kiện bất lợi.

4. Không có khả năng sinh sản.

A. 1, 2 và 4.

B. 1 và 3.

C. 2, 3 và 4.

D. 2 và 4.

Đáp án: B

Giải thích:

- 1 đúng vì thể tứ bội có bộ NST là 4n, gấp 4 lần số lượng NST của thể đơn bội.

- 3 đúng vì do sự tăng số lượng NST dẫn tới ADN trong tế bào tăng khiến cho tốc độ trao đổi chất được tăng cường → làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể tứ bội.

Câu 15: (TH) Dưa hấu không hạt thường có bộ NST là

A. 2n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 6n.

Đáp án: B

Giải thích:

Dưa hấu không hạt không có khả năng tạo giao tử bình thường để tiến hành sinh sản nên có bộ NST đa bội lẻ 3n.

Câu 16: (TH) Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Thể đa bội chẵn không có khả năng sinh sản.

B. Số lượng NST trong thể tam bội không thay đổi.

C. Số lượng NST tăng dẫn tới sự tăng kích thước tế bào, cơ quan.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

- A sai vì thể đa bội chẵn vẫn có thể tạo ra giao tử hữu thụ → vẫn có khả năng sinh sản

- B sai vì số lượng NST trong cơ thể tam bội lớn hơn gấp 3 lần số lượng NST trong cơ thể đơn bội.

Câu 17: (NB) Thể đa bội có thể nhận biết bằng phương pháp nào sau đây?

A. Đếm số lượng NST trong tế bào trên tiêu bản dưới kính hiển vi.

B. Nhận biết bằng mắt thường.

C. Tách chiết ADN.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n) nên ta có thể nhận biết chúng bằng cách đếm số lượng NST trong tế bào trên tiêu bản dưới kính hiển vi.

- Ngoài ra, cơ thể đa bội có kích thước lớn hơn so với các cơ thể lưỡng bội bình thường nên ta cũng có thể nhận biết chúng bằng mắt thường.

Câu 18: (TH) Thể đa bội không có ưu thế hơn thể lưỡng bội ở đặc điểm nào sau đây?

A. Sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Khả năng sinh sản.

C. Khả năng sinh trưởng.

D. Kích thước của các cơ quan sinh dưỡng.

Đáp án: B

Giải thích:

Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản do rối loạn quá trình giảm phân tạo giao tử nên thể đa bội không có ưu thế về khả năng sinh sản.

Câu 19: (TH) Thể tam bội thường bất thụ vì

A. khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.

B. NST không thể sắp trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân.

C. xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.

D. thiếu các cơ quan sinh sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Cây tam bội có bộ NST lẻ khiến chúng không thể sắp xếp các NST đồng đều trong quá trình giảm phân nên xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp khiến cho các cây tam bội thường bất thụ.

Câu 20: (TH) Để tạo và chọn giống cây trồng lấy rễ, thân, lá có năng suất cao trong chọn giống người ta phải dùng phương pháp để gây đột biến dạng nào?

A. Lặp đoạn NST.

B. Đảo đoạn NST.

C. Lệch bội.

D. Đa bội.

Đáp án: D

Giải thích:

Thể đa bội có sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dẫn đến tăng cường trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan. Chính vì vậy, những cây trồng đa bội sẽ có năng suất rễ, thân, lá cao hơn.

Câu 21: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào?

A. NST bị thay đổi về cấu trúc

B. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST

C. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n

D. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n

Đáp án: C

Câu 22: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?

1. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.

2. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.

3. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

4. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

Số phương án đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 23: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là

A. Đột biến đa bội thể

B. Đột biến dị bội thể

C. Đột biến cấu trúc NST

D. Đột biến mất đoạn NST

Đáp án: A

Câu 24: Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là

A. Axit phôtphoric

B. Axit sunfuaric

C. Cônsixin

D. Cả 3 loại hoá chất trên

Đáp án: C

Câu 25: Thể đa bội không tìm thấy ở

A. Đậu Hà Lan

B. Cà độc dược

C. Rau muống

D. Người

Đáp án: D

Câu 26: Đặc điểm của thực vật đa bội là

A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội

B. Tốc độ phát triển chậm

C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu

D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất

Đáp án: A

Câu 27: Thể đa bội được phát sinh theo cơ chế nào?

A. Do tác động ngoại cảnh, bộ NST tăng lên gấp bội

B. Tất cả các cặp NST không phân li do thoi vô sắc không được hình thành

C. Do kiểu gen bị biến đổi nhiều, kiểu hình cũng biến đổi theo

D. Cả A và B

Đáp án: B

Câu 28: Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?

A. Tia gamma

B. Hóa chất EMS

C. Hóa chất NMU

D. Consixin

Đáp án: D

Câu 29: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh

B. Năng suất cao, phẩm chất tốt

C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính

D. Rất ít gặp ở động vật

Đáp án: C

Câu 30: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

Đáp án: D

Câu 31: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội là

A. Do rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.

B. Do NST nhân đôi không bình thường.

C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.

D. Do sự rối loạn phân chia tế bào chất.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 32: Thể đa bội có thể nhận biết bằng phương pháp nào?

A. Đếm số lượng NST trong tế bào trên tiêu bản dưới kính hiển vi.

B. Nhận biết bằng mắt thường.

C. Tách chiết ADN.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 33: Đột biến đa bội là dạng đột biến

A. NST thay đổi về cấu trúc.

B. Bộ NST thiếu 1 vài NST.

C. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.

D. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 34: Thể tam bội thường bất thụ vì

A. khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.

B. NST không thể sắp trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân.

C. xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.

D. thiếu các cơ quan sinh sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 35: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào

A. tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.

B. bảo tồn nguồn gen quý.

C. tạo giống cây thu hoạch được sớm.

D. gây chết hàng loạt các loài có hại.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 36: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng. Khi cho các cây dị hợp Aa giao phấn với nhau, muốn trong quần thể xuất hiện kiểu gen AAaa người ta có thể sử dụng phương pháp nào?

A. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

B. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

C. Giao phấn với cây có kiểu gen AA và aa.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 37: Chọn các nhận định không đúng khi nói về sự thay đổi số lượng NST của đột biến đa bội.

1. Số NST trong tế bào sinh dưỡng gấp 1,5 lần so với bộ NST lượng bội.

2. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thêm n – 1 NST.

3. Số NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n.

4. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 3n.

A. 1, 2 và 4.

B. 1 và 2.

C. 1 và 4.

D. 1, 3 và 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 38: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm của thể tứ bội là

1. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm 2 NST.

2. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số lượng NST gấp ba.

3. Tế bào và các bộ phận to hơn, sinh trưởng tốt, chống chịu được với điều kiện bất lợi.

4. Sinh sản nhanh.

A. 1, 2 và 4.

B. 1 và 3.

C. 2, 3 và 4.

D. 2 và 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 39: Dưa hấu không hạt có bộ NST là

A. 2n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 6n.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 40: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Thể tam bội có bộ NST chứa các cặp tương đồng.

B. Số lượng ADN trong thể tam không thay đổi.

C. Số lượng NST tăng dẫn tới sự tăng kích thước tế bào, cơ quan.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 25: Thường biến

Trắc nghiệm Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Trắc nghiệm Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Trắc nghiệm Bài 30: Di truyền học với con người

Trắc nghiệm Bài 31: Công nghệ tế bào

1 3,380 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: