TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 16 (có đáp án 2024): ADN và bản chất của Gen
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 16: ADN và bản chất của Gen có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 16.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của Gen
Câu 1: (NB) Khái niệm nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?
A. Tự sao.
B. Phiên mã.
C. Dịch mã.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: A
Giải thích:
- Sự tự nhân đôi của ADN còn được gọi là sự tự sao ADN.
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN.
- Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 2: (NB) Quá trình tự nhân đôi của gen nằm trên NST xảy ra ở đâu?
A. Chất tế bào.
B. Màng tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Thành tế bào.
Đáp án: C
Giải thích:
Quá trình tự nhân đôi của gen nằm trên NST xảy ra ở tại nhân tế bào.
Câu 3: (NB) Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào thời điểm nào trong chu kì tế bào?
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.
Đáp án: A
Giải thích:
ADN tự nhân đôi ở kì trung gian trong chu kì của tế bào.
Câu 4: (NB) ADN tự nhân đôi khi nhiễm sắc thể ở trạng thái như thế nào?
A. Trạng thái sợi kép.
B. Trạng thái sợi đơn.
C. Trạng thái đóng xoắn.
D. Trạng thái sợi mảnh chưa xoắn.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi nhân đôi ADN, NST dãn xoắn ở dạng sợi mảnh (NST ở dạng đơn).
Câu 5: (NB) Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là
A. các axit amin tự do trong tế bào.
B. các nulêôtit tự do trong tế bào.
C. các liên kết hiđrô.
D. các bazơ nitơ trong tế bào.
Đáp án: B
Giải thích:
Quá trình nhân đôi ADN cần môi trường cung cấp nuclêôtit tự do trong tế bào.
Câu 6: (NB) Nguyên tắc tổng hợp ADN là
A. nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
B. nguyên tắc khuôn mẫu.
C. nguyên tắc bán bảo toàn.
D. nguyên tắc đa phân.
Đáp án: A
Giải thích:
ADN được tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: giữa nuclêôtit môi trường và nuclêôtit trên mạch khuôn có sự bắt cặp giữa A – T; G – X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, 1 mạch mới hoàn toàn.
Câu 7: (NB) Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là
A. sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào.
B. nguyên tắc bổ sung.
C. sự tham gia xúc tác của các enzyme.
D. cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn.
Đáp án: B
Giải thích:
ADN tự nhân đôi đúng mẫu do tuân theo nguyên tắc bổ sung. Sự tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bổ sung giúp cho các ADN con được sinh ra giống nhau và giống ADN, đảm cho sự di truyền toàn vẹn thông tin di truyền.
Câu 8: (NB) Trong nhân đôi ADN thì các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc
A. A liên kết với G và ngược lại, T liên kết với X và ngược lại.
B. A liên kết với X và ngược lại, T liên kết với G và ngược lại.
C. A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
D. T liên kết với U và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
Đáp án: C
Giải thích:
Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit của mạch khuôn theo NTBS: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
Câu 9: (NB) Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): Mỗi ADN con có 1 mạch cũ của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 10: (NB) Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng
A. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
B. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Đáp án: C
Giải thích:
Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào vàs cơ thể.
Câu 11: (NB) Quá trình tự nhân đôi ADN tạo ra
A. phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ.
B. phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ.
C. phân tử ADN con dài hơn phân tử ADN mẹ.
D. phân tử ADN con ngắn hơn nhiều so với phân tử ADN mẹ.
Đáp án: B
Giải thích:
Kết quả của quá trình nhân đôi ADN: 2 phân tử con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
Câu 12: (NB) Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở cho sự nhân đôi của thành phần nào của tế bào?
A. NST.
B. Ti thể.
C. Trung tử.
D. Lạp thể.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
Câu 13: (NB) Gen là
A. một đoạn bất kì của phân tử ADN.
B. một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlypeptit hay một phân tử ARN.
C. một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlypeptit hay một số phân tử ARN.
D. một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlypeptit hay một số loại phân tử ARN.
Đáp án: B
Giải thích:
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định. Sản phẩm đó có thể là chuỗi pôlypeptit hay một phân tử ARN.
Câu 14: (NB) Gen cấu trúc là
A. một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại prôtêin.
B. một đoạn ADN có khả năng tái sinh.
C. một đoạn ADN quy định cấu trúc mARN.
D. một đoạn ADN có khả năng sao mã và giải mã.
Đáp án: A
Giải thích:
Gen cấu trúc là một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại prôtêin.
Câu 15: (NB) Đặc điểm các gen trong một phân tử ADN là
A. luôn dài bằng nhau.
B. chỉ phân bố ở một vị trí.
C. chỉ nằm ở hai đầu của phân tử ADN, đoạn giữa không có.
D. phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong một phân tử ADN thì các gen phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN.
Câu 16: (TH) Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
A. ADN mang thông tin di truyền và có khả năng tự sao chép đúng khuôn mẫu.
B. ADN có trình tự các nuclêôtit đặc trưng cho loài.
C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh.
D. ADN nằm trong bộ NST đặc trưng và ổn định của mỗi loài sinh vật.
Đáp án: A
Giải thích:
ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử vì ADN mang thông tin di truyền và có khả năng tự sao chép đúng khuôn mẫu.
Câu 17: (VD) Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án: D
Giải thích:
Một phân tử ADN qua k lần nhân đôi tạo ra 2k ADN con.
→ Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra là: 23 = 8 (ADN con).
Câu 18: (VD) Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 8.
B. 32.
C. 30.
D. 16.
Đáp án: C
Giải thích:
Sau 5 lần nhân đôi, số phân tử ADN tạo ra từ 1 phân tử ADN ban đầu là: 25 = 32.
Do nguyên tắc bán bảo tồn nên 2 mạch của ADN ban đầu chứa N15 luôn còn tồn tại trong 2 ADN con.
→ Số phân tử chỉ chứa N14 là: 32 – 2 = 30.
Câu 19: (TH) Một phân tử ADN có chiều dài 4080 Å và có A = 2G. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần. Số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là
A. 12800.
B. 12400.
C. 24800.
D. 24400.
Đáp án: B
Giải thích:
- Xác định số nuclêôtit loại G của phân tử ADN:
- Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần → Số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: (25 - 1) × 400 = 12400.
Câu 20: (VD) Một gen có chiều dài 2193 Å, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con, trong đó có chứa 8256 nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit mỗi loại trong gen trên là
A. A = T = 258; G = X = 387.
B. A = G = 258; T = X = 387.
C. A = T = 387; G = X = 258.
D. A = T = 129; G = X = 516.
Câu 21: Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN
C. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.
D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
Đáp án: D
Câu 22: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Đáp án: D
Câu 23: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Đáp án: C
Câu 24: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là
A. Do NST luôn ở trạng thái kép
B. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
C. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào
D. Do sự phân chia tế bào làm cho số NST nhân đôi
Đáp án: B
Câu 25: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là
A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào
B. Nguyên tắc bổ sung
C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
Đáp án: B
Câu 26: Chức năng của ADN là
A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền
D. Mang và truyền thông tin di truyền
Đáp án: D
Câu 27: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với
A. T mạch khuôn
B. G mạch khuôn
C. A mạch khuôn
D. X mạch khuôn
Đáp án: C
Câu 28: Gen cấu trúc là
A. Một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại protein
B. Một đoạn ADN có khả năng sao mã và giải mã
C. Một đoạn ADN quy định cấu trúc mARN
D. Một đoạn ADN có khả năng tái sinh
Đáp án: A
Câu 29: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
A. Đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
B. Đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
C. Đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
D. Đưa đến sự nhân đôi của NST
Đáp án: D
Câu 30: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với
A. T của môi trường
B. X của môi trường
C. G của môi trường
D. A của môi trường
Đáp án: B
Câu 31: Trong một phân tử ADN thì các gen:
A. Luôn dài bằng nhau
B. Chi phân bố ở một vị trí
C. Chỉ nằm ở hai đầu của phân tử ADN, đoạn giữa không có
D. Phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN
Đáp án: D
Giải thích: Trong một phân tử ADN thì các gen phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN.
Câu 32: Chức năng của ADN là:
A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền
D. Mang và truyền thông tin di truyền
Đáp án: D
Giải thích: Chức năng của ADN là mang và truyền thông tin di truyền.
Câu 33: Phân tử ADN có chức năng gì
A. Trực tiếp chuyển thông tin di truyền ra khỏi nhân.
B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
C. Tổng hợp prôtêin.
D. Truyền đạt thông tin qúy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp.
Đáp án: B
Giải thích: Phân tử ADN có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 34: Chức năng của ADN là gỉ?
A. Tự nhân đôi để duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
C. Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án:B
Giải thích: Phân tử ADN có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 35: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án: D
Giải thích:
Một phân tử ADN qua k lần nhân đôi tạo ra 2k ADN con.
1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra là: 23 = 8 (ADN con).
Câu 36: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 8
B. 32
C. 30
D. 16
Đáp án: C
Giải thích:
Sau 5 lần nhân đôi, số phân tử ADN tạo ra từ 1 phân tử ADN ban đầu là: 25 = 32.
Do nguyên tắc bán bảo tồn nên 2 mạch của ADN ban đầu chứa N15 luôn còn tồn tại trong 2 ADN con.
Số phân tử chỉ chứa N14 là: 32 – 2 = 30.
Câu 37: ADN tự nhân đôi khi nhiễm sắc thể ở trạng thái như thế nào?
A. Trạng thái sợi kép.
B. Trạng thái sợi đơn.
C. Trạng thái đóng xoắn.
D. Trạng thái sợi mảnh chưa xoắn.
Đáp án: D
Giải thích: Khi nhân đôi ADN, NST dãn xoắn ở dạng sợi mảnh
Câu 38: Sự nhân đôi ADN xảy ra vào lúc:
A. NST ờ trạng thái co xoắn tối đa
B. NST bắt đầu co xoắn lại
C. NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn
D. NST bắt đầu tháo xoắn và bắt đầu duỗi ra.
Đáp án: C
Giải thích: Sự nhân đôi ADN xảy ra vào lúc NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn
Câu 39: Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là
A. các axit amin tự do trong tế bào.
B. các nulêôtit tự do trong tế bào.
C. các liên kết hiđrô.
D. các bazơ nitrơ trong tế bào.
Đáp án: B
Giải thích: Quá trình nhân đôi ADN cần môi trường cung cấp nucleotit tự do trong tế bào
Câu 40: Nguyên tắc tổng hợp ADN là:
A. Bổ sung và bán bảo toàn
B. Khuôn mẫu.
C. Bán bảo toàn.
D. Đa phân.
Đáp án: A
Giải thích:
ADN được tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
+ nguyên tắc bổ sung: giữa nucleotit môi trường và nucleotit trên mạch khuôn: A-T; G-X
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có 1 mạch của AND mẹ
Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 17: Mối quan hệ giữa Gen và ARN
Trắc nghiệm Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án