TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 (có đáp án 2024): Lai một cặp tính trạng

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2.

1 7,226 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Bài giảng Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Câu 1: Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm là gì?

A. Phép lai một cặp tính trạng.

B. Phép lai nhiều cặp tính trạng.

C. Phép lai hai cặp tính trạng.

D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau khi tiến hành lai và quan sát một cặp tính trạng về màu sắc hoa, Menden đã phát hiện quy luật phân li.

Câu 2: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?

A. AA và aa

B. Aa

C. AA và Aa

D. AA, Aa và aa

Đáp án: A

Giải thích:

Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen đồng hợp về hai alen trong một cặp tính trạng.

Câu 3: Tính trạng trội là?

A. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ

B. Tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp.

C. Tính trạng luôn biểu hiện ở F1.

D. Tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính trạng trội là tính trạng mà chỉ cần có một alen trong cặp gen cũng có thể biểu hiện ra kiểu hình (biểu hiện ra kiểu hình ở cả trạng thái đồng hợp và dị hợp)

Câu 4: Tính trạng lặn là?

A. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ

B. Tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.

C. Tính trạng không được biểu hiện ở F1.

D. Tính trạng bị tính trạng trội lấn át.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính trạng lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình trừ khi ở trạng thái đồng hợp hai alen lặn.

Câu 5: Trội hoàn toàn là trường hợp nào sau đây?

A. F1 đồng tính còn F2 phân li 3 : 1.

B. Gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội.

C. Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội.

D. Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

Đáp án: B

Giải thích:

Trội hoàn toàn là sự lấn át hoàn toàn của alen quy định tính trạng trội.

Câu 6: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.

B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.

C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.

D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.

Đáp án: A

Giải thích:

Menden sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai để nghiên cứu di truyền học.

Câu 7: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. Quy luật đồng tính

B. Quy luật phân li

C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li

D. Quy luật phân li độc lập

Đáp án: C

Giải thích:

Ngoài quy luật phân li, trong quá trình lai một cặp tính trạng, Menđen còn phát hiện thêm quy luật đồng tính.

Câu 8: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

2. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các gen của cơ thể.

3. Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.

4. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a.

5. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

- 2 sai vì kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể

- 5 sai vì sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a

Câu 9: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu chỉ đem lai các cá thể khác nhau về một cặp tính trạng thì thế hệ con lai sẽ chỉ biểu hiện kiểu hình của bố hoặc mẹ.

Câu 10: Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li là gì?

1. Các tính trạng ở P thuần chủng.

2. Số lượng cá thể thu được trong thí nghiệm phải lớn.

3. Gen trong nhân và trên NST thường.

4. Một gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn.

A. 1, 2 và 4.

B. 1, 3 và 4.

C. 1, 2, 3 và 4.

D. 1 và 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Để qui luật phân li có nghiệm đúng chúng ta cần có tất cả các điều kiện nêu trên.

Câu 11: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng?

A. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

B. Sự tổ hợp lại của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh.

C. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong thụ tinh.

D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình phát sinh giao tử.

Đáp án: C

Giải thích:

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm thông qua các đặc điể của sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong thụ tinh.

Câu 12: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì điều gì sẽ xảy ra?

A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

B. F2 đồng tính trạng trội.

C. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: C

Giải thích:

Ví dụ:

Quy ước: Alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng.

Lấy hoa đỏ thuần chủng lai hoa trắng thuần chúng ta được sơ đồ sau:

P: Hoa đỏ (AA ) × (Hoa trắng) aa

F1: 100% Aa (hoa đỏ)

F1 × F1: Aa × Aa

F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa

Tỉ lệ kiểu hình là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Câu 13: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “The

o định luật phân li của Menđen, khi lai giữa các cá thể khác nhau về … và …, thế hệ lại thứ … xuất hiện cả tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ …”

A. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.

B. Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.

C. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; nhất; 3 trội : 1 lặn.

D. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 14: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.

B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.

C. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.

D. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau khi kết thúc thí nghiệm lai một cặp tính trạng Men đen đã đưa ra kết luận rằng alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Câu 15: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

A. Mẹ mắt đen (AA) × bố mắt xanh (aa).

B. Mẹ mắt xanh (aa) × bố mắt đen (AA).

C. Mẹ mắt đen (AA) × bố mắt đen (AA).

D. Mẹ mắt đen (Aa) × bố mắt đen (Aa).

Đáp án: D

Giải thích:

Con có người mắt đen, có người mắt xanh à trong kiểu gen của bố mẹ đều phải có chứa alen lặn à trường hợp D phù hợp.

Câu 16: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.

B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.

C. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.

D. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Đáp án: C

Câu 17: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?

A. Aa

B. AA và Aa

C. AA và aa

D. AA, Aa và aa

Đáp án: C

Câu 18: Thế nào là lai một cặp tính trạng?

A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản

B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng

D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

Đáp án: A

Câu 19: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:

A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Đáp án: C

Câu 20: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. Quy luật phân li

B. Quy luật đồng tính và quy luật phân li

C. Quy luật phân li độc lập

D. Quy luật đồng tính

Đáp án: B

Câu 21: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?

A. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng

B. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao

C. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng

D. Cả A và B

Đáp án: C

Câu 22: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

B. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.

C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

D. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

Đáp án: B

Câu 23: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là

A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Đáp án: A

Câu 24: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).

B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).

C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).

D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).

Đáp án: D

Câu 25: Điều nào không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly?

A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

C. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Đáp án: D

Câu 26: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Đáp án: A

Giải thích: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản,ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.

Câu 27: Định luật Menden 1 còn gọi là định luật ……….; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng…….; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng…….

A. Đồng tính; trung gian; lặn
B. Phân tính; trội; lặn
C. Đồng tính; trội; lặn
D. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn

Đáp án: C

Giải thích: Định luật Menden 1 còn gọi là định luật đồng tính; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng lặn.

Câu 28: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cây F1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?

A. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh
B. 3 hạt vàng :1 hạt xanh.
C. 100% hạt vàng
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Đáp án: C

Giải thích: Thế hệ con lai F1 có kiểu hình giống với tính trạng trội: 100% hạt vàng

Câu 29: Ở thỏ, lông trăng là trội hoàn toàn số với lông xám.

P(t/c): Thỏ lông trắng X Thỏ lông xám.

Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau:

A. Toàn bộ lông xám
B. Toàn bộ lông trắng,
C. 1 lông xám : 1 lông trắng
D. 3 lông trắng : 1 lông xám

Đáp án: B

Giải thích: Thế hệ con lai F1 có kiểu hình giống với tính trạng trội: Toàn bộ lông trắng

Câu 30: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh thu được F1. cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 sẽ như thế nào?

A. 2 hạt vàng : 1 hạt xanh.
B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Đáp án: C

Giải thích: F2 sẽ phân li tỉ lệ kiểu hình 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Câu 31: Trong trường hợp trội hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 3 : 1
B. 1 : 1
C. 1 : 2 : 1
D. 1 : 1 :1 :1

Đáp án: A

Giải thích: F2 sẽ phân li tỉ lệ kiểu hình 3: 1

Câu 32: Khi cho hai cây cà chua thuần chủng: quả đỏ x quả vàng. F1 thu được toàn quả đỏ. Cho F1 tự thụ phân thì F2 thu được:

A. Toàn quả đỏ.
B. Toàn quả vàng,
C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
D. 3 quả đỏ :1 quả vàng.

Đáp án: D

Giải thích: F2 sẽ phân li tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ :1 quả vàng

Câu 33: Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội hoàn toàn là:

A. AA và aa
B. Aa và aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa và aa

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp tính trạng trội hoàn toàn, kiểu gen biểu hiện tính trạng trội là kiểu gen đồng hợp trội (AA) và dị hợp (Aa).

Câu 34: Kiểu gen dưới đây tạo ra một loại giao tử là:

A. AA và aa
B. Aa và aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa và aa

Đáp án: A

Giải thích:

AA → giao tử A

aa → giao tử a

Câu 35: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

A. AA và aa
B. Aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa và aa

Đáp án: A

Giải thích: Kiểu gen thuần chủng là AA và aa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Lai hai cặp tính trạng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Bài tập chương I có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Nhiễm sắc thể có đáp án

1 7,226 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: