TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 9 (có đáp án 2024): Nguyên phân

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 9: Nguyên phân có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 9.

1 6,548 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

Bài giảng Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

Câu 1: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình nào?

A. Phân bào.

B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Vận động.

D. Trao đối chất và năng lượng.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhờ có quá trình phân bào mà số lượng tế bào trong cơ thể tăng lên dẫn tới tăng kích thước cơ thể.

Câu 2: Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.

D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Đáp án: B

Giải thích:

NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa vì lúc này NST đóng xoắn tối đa

Câu 3: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?

A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn

C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn

D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

Đáp án: A

Giải thích:

Qua quá trình nguyên phân, tế bào con sẽ có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.

Câu 4: Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.

B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhờ sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian và sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con đã đảm bảo được tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân

Câu 5: NST kép là?

A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Đáp án: A

Giải thích:

NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

Câu 6: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.

D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong quá trình nguyên phân, trung thể tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

Câu 7: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Đáp án: C

Giải thích:

NST kép chỉ tồn tại ở các kì là kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. Sang đến kì sau NST kép bắt đầu tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 8: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ?

A. Sự nhân đôi của tế bào chất.

B. Sự nhân đôi của NST đơn.

C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.

D. Sự nhân đôi của ADN.

Đáp án: D

Giải thích:

Hoạt động nhân đôi của NST có bản chất là sự nhân đôi ADN.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

A. Crômatit chính là NST đơn.

B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.

C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.

D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Đáp án: A

Giải thích:

Cromatit là NST kép với hai nhiễm sắc tử chị em đính với nhau bởi tâm động.

Câu 10: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là:

A. Kỳ đầu và kỳ cuối

B. Kỳ sau và kỳ cuối

C. Kỳ sau và kỳ giữa

D. Kỳ cuối và kỳ giữa

Đáp án: B

Giải thích:

Trong quá trình nguyên phân, kì đầu và kì giữa, NST ở trạng thái kép; kì sau và kì cuối NST tồn tại ở trạng thái đơn.

Câu 11: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

A. Tế bào sinh sản

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Tế bào trứng

D. Tế bào tinh trùng

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên phân xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 12: 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:

A. 96.

B. 16.

C. 64.

D. 896.

Đáp án: A

Giải thích:

Số tế bào con được tạo ra là: N = 6 × 2n = 6 × 24 = 96 (tế bào)

Câu 13: 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số NST đơn môi trường cung cấp

A. 42.

B. 756.

C. 1728.

D. 18.

Đáp án: B

Giải thích:

Số NST mà môi trường cung cấp là:

NSTmt = (2n – 1) × 2n × 6

NSTmt = (24 – 1) × 18 × 6 = 756

Câu 14: Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 720 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên bằng bao nhiêu?

A. 8.

B. 16.

C. 32.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: NSTmt = (2n – 1) × 2n × 3

2n = = 16

Câu 15: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là gì?

A. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

C. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

D. Sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm quan trong nhất trong quá trình nguyên phân là sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang hai tế bào con tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống hệt tế bào mự ban đầu.

Câu 16: Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?

A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN

B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST

C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào

D. Là nơi hình thành ti thể

Đáp án: C

Câu 17: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là

A. Kỳ cuối và kỳ giữa

B. Kỳ sau và kỳ cuối

C. Kỳ đầu và kỳ cuối

D. Kỳ sau và kỳ giữa

Đáp án: B

Câu 18: Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

A. 1 hàng

B. 2 hàng

C. 3 hàng

D. 4 hàng

Đáp án: A

Câu 19: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

A. 2n (đơn).

B. n (đơn).

C. n (kép)

D. 2n (kép).

Đáp án: D

Câu 20: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

A. Đơn bội ở trạng thái kép

B. Lưỡng bội ở trạng thái kép

C. Đơn bội ở trạng thái đơn

D. Lưỡng bội ở trạng thái đơn

Đáp án: D

Câu 21: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?

A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn

B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn

Đáp án: A

Câu 22: Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Cả A và D đều đúng

C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1

D. Tế bào sinh dục sơ khai

Đáp án: B

Câu 23: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

A. Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B. Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

C. Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

D. Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

Đáp án: A

Câu 24: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

A. Tế bào trứng

B. Tế bào sinh sản

C. Tế bào tinh trùng

D. Tế bào sinh dưỡng

Đáp án: D

Câu 25: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân

A. Kì sau

B. Kì giữa

C. Kì cuối

D. Kì đầu

Đáp án: A

Câu 26: NST ở trạng thái duỗi xoắn nhiều nhất ở

A. kì đầu của nguyên phân.
B. kì giữa của phân bào.
C. kì sau của phân bào.
D. kì cuối của nguyên phân.

Đáp án: D

Giải thích: Ở kỳ cuối của nguyên phân, các NST dãn xoắn nhiều nhất

Câu 27: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:

A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. Lưỡng bội ở trạng thái kép
C. Đơn bội ở trạng thái đơn
D. Đơn bội ở trạng thái kép

Đáp án: A

Giải thích: Kết thúc quá trình nguyên phân, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n) ở trạng thái đơn.

Câu 28: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì ?

A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên phân tạo ra 2 tế bào con từ 1 tế bào mẹ, các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ, đều có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.

Câu 29: Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân có bộ NST như thế nào so với tế bào mẹ?

A. Giống hoàn toàn mẹ
B. Giảm đi một nửa so với mẹ
C. Gấp đôi so với mẹ
D. Gấp ba lần so với mẹ

Đáp án: A

Giải thích: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n→2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n.

Câu 30: Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:

A. 2 tế bào con mang NST lưỡng bội 2n
B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n
C. 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội
D. Nhiều cơ thể đa bội

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST được giữ nguyên giống với tế bào ban đầu (2n) có ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 31: Nguyên phân tạo ra loại tế bào nào ?

A. Tế bào có bộ NST 2n.
B. Giao tử có bộ NST n.
C. Tinh trùng có bộ NST n.
D. Trứng có bộ NST n.
Đáp án:

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST được giữ nguyên giống với tế bào ban đầu (2n) có ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 32: Ý nghĩa nào không phải là ý nghĩa của nguyên phân?Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào
A. Nguyên phân giúp cơ thể đa bào lớn lên
B. Nguyên phân tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
C. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào D. trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên phân không tạo ra nhiều biến dị tổ hợp do tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ

Câu 33: Nguyên phân là một quá trình

Giúp gia tăng số lượng tế bào, là cơ chế để cơ thể hình thành và lớn lên
II. Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ
III. đảm bảo cho sự hình thành các tế bào sinh tinh và sinh trứng
A. I và II
B. II và III
C. I, II, III
D. I và III

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên phân là một quá trình giúp gia tăng số lượng tế bào, là cơ chế để cơ thể hình thành và lớn lên đồng thời duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ

Câu 34: Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài ?

A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh
D. Cả A và B

Đáp án: A

Giải thích: Đối với loài sinh sản vô tính (không có sự kết hợp giữa các giao tử) thì nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST của loài

Câu 35: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

A. Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.
B. Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
C. Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.
D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

+ Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.

+ Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.

+ Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Giảm phân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh có đáp án

1 6,548 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: