TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 37 (có đáp án 2024): Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 37.

1 1698 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Câu 1: (NB) Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là

A. Cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi hiện có.

B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có.

C. Cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao.

D. Tạo ra các giống mới có năng suất, sản lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của con người.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao.

Câu 2: (TH) Chọn giống động vật thường tiến hành

A. gây đột biến rồi chọn lọc.

B. những thể đột biến có lợi được chọn lọc trực tiếp nhân thành giống mới.

C. lai giống rồi chọn lọc.

D. chọn lọc hàng loạt.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

Câu 3: (TH) Trong chọn giống cây trồng, người ta dụng những phương pháp chủ yếu là

A. Gây đột biến nhân tạo tạo giống ưu thế lai.

B. Gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống đã có.

C. Gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai và giống đa bội thể.

D. Gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống đã có, tạo giống ưu thế lai và giống đa bội thể.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng 4 phương pháp chính là: gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống đã có, tạo giống ưu thế lai và giống đa bội thể.

Câu 4: (TH) Phương pháp gây đột biến nhân tạo nào sau đây không sử dụng trong chọn giống cây trồng?

A. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo giống mới.

B. Phối hợp lai hữu tính và xử lí đột biến.

C. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma.

D. Cho thụ phấn giữ hai loài khác nhau rồi gây đột biến.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương pháp gây đột biến nhân tạo không được sử dụng trong chọn giống cây trồng là cho thụ phấn giữ hai loài khác nhau rồi gây đột biến.

Câu 5: (NB) Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra từ giống dâu tứ bội (4n) với giống dâu lưỡng bội (2n) nhờ phương pháp nào sau đây?

A. Gây đột biến nhân tạo.

B. Lai hữu tính và xử lí đột biến.

C. Tạo giống đa bội thể.

D. Tạo giống ưu thế lai.

Đáp án: C

Giải thích:

Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra nhờ phương pháp tạo giống đa bội thể.

Câu 6: (NB) Giống lúa CR203 có khả năng kháng rầy, cho năng suất TB 45 – 50 tạ/ha được tạo ra bằng phương pháp nào?

A. Chọn lọc cá thể.

B. Lai hữu tính.

C. Tạo giống đa bội thể.

D. Tạo giống ưu thế lai.

Đáp án: A

Giải thích:

Giống lúa CR203 (năm 1985) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ nguồn gen lúa kháng rầy nâu nhập từ Viện lúa Quốc tế.

Câu 7: (NB) Giống táo đào vàng (năm 1998) có nguồn gốc từ giống táo Gia Lộc được tạo ra bằng cách

A. xử lí đột biến thể đa bội.

B. xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non.

C. lai khác dòng.

D. xử lí đột biến ở hoa.

Đáp án: B

Giải thích:

Giống táo đào vàng (năm 1998) có nguồn gốc từ giống táo Gia Lộc được tạo ra bằng cách xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non.

Câu 8: (NB) Thành tựu nổi bật của chọn tạo giống cây trồng nước ta là tạo ra giống có ưu thế lai cao ở loài cây nào?

A. Cam.

B. Mía.

C. Ngô.

D. Cà chua.

Đáp án: C

Giải thích:

Các giống ngô có ưu thế lai cao được tạo ra như giống ngô lai LVN 10, LVN20.

Câu 9: (NB) Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào?

A. Chọn giống lúa, lạc, cà chua.

B. Chọn giống ngô, mía, đậu tương.

C. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương.

D. Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua.

Đáp án: C

Giải thích:

Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là chọn giống lúa, ngô, đậu tương.

Câu 10: (NB) Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là

A. tạo giống mới, cải tạo giống địa phương.

B. tạo giống ưu thế lai (giống lai Fl), nuôi thích nghi các giống nhập nội.

C. tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

D. tạo giống mới, tạo ưu thế lai, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Đáp án: C

Giải thích:

Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai, nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 11: (TH) Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường dùng các phương pháp nào sau đây?

A. Nuôi thích nghi và chọn lọc cá thể.

B. Tạo giống ưu thế lai và chọn lọc cá thể.

C. Cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi giống nhập nội hoặc tạo giống ưu thế lai.

Câu 12: (TH) Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào để tạo nguồn biến dị?

A. Gây đột biến nhân tạo.

B. Giao phối cận huyết.

C. Lai giống.

D. Sử dụng hoocmôn sinh dục.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong tạo giống vật nuôi lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị.

Câu 13: (VD) Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực.

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn.

C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố.

D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế nhằm tạo con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố.

Câu 14: (NB) Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Honsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A. Công nghệ cấy chuyển phôi.

B. Nuôi thích nghi.

C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).

D. Tạo giống mới.

Đáp án: C

Giải thích:

Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan là thành tựu của tạo giống ưu thế lai.

Câu 15: Những giống vật nuôi sau đây giống nào đã được nhập nội không thích nghi với điều kiện ở Việt Nam?

A. Gà Tam Hoàng.

B. Cá chim trắng.

C. Vịt siêu thịt (Super meat).

D. Bò sữa Hà Lan.

Đáp án: D

Giải thích:

Bò sữa Hà Lan không phải là giống vật nuôi đã được nhập nội và nuôi thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam.

Câu 16: Trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chính được sử dụng là

A. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai.

B. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

C. gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

D. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

Đáp án: B

Câu 17: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam thuộc đối tượng nào?

A. Ngô

B. Lúa

C. Đậu tương

D. Cả 3 đối tượng trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 18: Một tiến bộ kĩ thuật nỏi bật của thế kỉ XX về tạo giống ưu thế lai là

A. ngô lai

B. đậu lai

C. bắp cải lai

D. lúa lai

Đáp án: A

Câu 19: Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội được tao ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội có đặc điểm

A. Bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ kém.

B. Bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

C. Bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

D. Bản lá dày, màu xanh đậm, sức ra rễ kém.

Đáp án: B

Câu 20: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng trong chọn giống vật nuôi?

A. Nhân bản vô tính.

B. Tạo giống ưu thế lai.

C. Công nghệ gen.

D. Thụ tinh nhân tạo.

Đáp án: A

Câu 21: Chọn câu trả lời đúng nhật trong các câu sau. Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì

A. Đơn giản, dễ thực hiện.

B. Nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

C. Chi phí rẻ, hiệu quả cao.

D. Nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới.

Đáp án: B

Câu 22: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là

A. Hoàn thiện các phương pháp chọn lọc nhằm củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn.

B. Cải tiến những giống hiện có và tạo ra giống mới.

C. Chọn lọc cá thể có những biến dị tốt đã nảy sinh ngẫu nhiên, tự phát.

D. Chủ động tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống.

Đáp án: B

Câu 23: Các phương pháp chủ yếu được dùng trong chọn giống vật nuôi là

A. Cải tạo giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

B. Sử dụng công nghệ gen, công nghệ cấy chuyển phôi.

C. Tạo giống mới, tạo giống ưu thế lai.

D. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương.

Đáp án: A

Câu 24: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Vì sao trong chọn giống, người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai mà không tạo giống mới?

A. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian dài.

B. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí lớn.

C. Do quá trình tạo giống mới không hiệu quả.

D. Do quá trình tạo giống mới cần kinh phí cao.

Đáp án: B

Câu 25: Giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh Đào x vịt cỏ) có đặc điểm

A. Lông được dùng để chế biến len.

B. Lớn hơn vịt cỏ.

C. Biết mò kiếm mồi.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Đáp án: D

Câu 26: Trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chính được sử dụng là

A. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai.

B. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

C. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

D. gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 27: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam thuộc đối tượng nào?

A. Lúa

B. Đậu tương

C. Ngô

D. Cả 3 đối tượng trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 28: Một tiến bộ kĩ thuật nỏi bật của thế kỉ XX về tạo giống ưu thế lai là

A. ngô lai

B. lúa lai

C. đậu lai

D. bắp cải lai

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 29: Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội được tao ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội có đặc điểm

A. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ kém.

B. bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

C. bản lá dày, màu xanh đậm, sức ra rễ kém.

D. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 30: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng trong chọn giống vật nuôi?

A. Nhân bản vô tính.

B. Thụ tinh nhân tạo.

C. Tạo giống ưu thế lai.

D. Công nghệ gen.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 31: Chọn câu trả lời đúng nhật trong các câu sau. Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì

A. đơn giản, dễ thực hiện.

B. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

C. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới.

D. chi phí rẻ, hiệu quả cao.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 32: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là

A. hoàn thiện các phương pháp chọn lọc nhằm củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn.

B. cải tiến những giống hiện có và tạo ra giống mới.

C. chủ động tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống.

D. chọn lọc cá thể có những biến dị tốt đã nảy sinh ngẫu nhiên, tự phát.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 33: Các phương pháp chủ yếu được dùng trong chọn giống vật nuôi là

A. Cải tạo giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

B. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương.

C. Sử dụng công nghệ gen, công nghệ cấy chuyển phôi.

D. Tạo giống mới, tạo giống ưu thế lai.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 34: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Vì sao trong chọn giống, người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai mà không tạo giống mới?

A. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian dài.

B. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí lớn.

C. Do quá trình tạo giống mới cần kinh phí cao.

D. Do quá trình tạo giống mới không hiệu quả.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 35: Giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh Đào x vịt cỏ) có đặc điểm

A. lớn hơn vịt cỏ.

B. biết mò kiếm mồi.

C. lông được dùng để chế biến len.

D. tất cả các đặc điểm trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

Trắc nghiệm Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Trắc nghiệm Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Trắc nghiệm Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Trắc nghiệm Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

1 1698 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: