TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 19 (có đáp án 2024): Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 19.

1 2,205 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Câu 1: (NB) Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là

A. sao mã.

B. tự sao.

C. dịch mã.

D. khớp mã.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là dịch mã (giải mã).

- Tự sao là quá trình tự nhân đôi ADN.

- Sao mã là quá trình tổng hợp ARN.

Câu 2: (NB) Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở

A. trong nhân tế bào.

B. trên phân tử ADN.

C. trên màng tế bào.

D. tại ribôxôm của tế bào chất.

Đáp án: D

Giải thích:

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra tại ribôxôm của tế bào chất.

Câu 3: (NB) Loại bào quan nào có chức năng tổng hợp prôtêin?

A. Bộ máy Gôngi.

B. Trung thể .

C. Ti thể.

D. Ribôxôm.

Đáp án: D

Giải thích:

Ribôxôm là bào quan tổng hợp prôtêin.

Câu 4: (NB) Nguyên liệu từ môi trường nội bào nào dưới đây được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin?

A. Ribônuclêôtit.

B. Axit nuclêic.

C. Axit amin.

D. Các nuclêôtit.

Đáp án: C

Giải thích:

Đơn phân của prôtêin là axit amin → Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là axit amin.

Câu 5: (NB) Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

A. mARN.

B. tARN.

C. ADN.

D. Ribôxôm.

Đáp án: C

Giải thích:

Thành phần không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã là ADN. Thông tin di truyền trên ADN được truyền đạt cho mARN, sau đó mARN trực tiếp làm khuôn tổng hợp nên prôtêin.

Câu 6: (NB) Các thành phần nào sau đây tham gia vào quả trình tổng hợp prôtêin?

A. ADN (gen), mARN và rARN.

B. mARN, tARN và ribôxôm.

C. ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.

D. ADN (gen), mARN và tARN.

Đáp án: C

Giải thích:

Các thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin: ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.

Câu 7: (NB) Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?

A. tARN.

B. ADN.

C. mARN.

D. rARN.

Đáp án: C

Giải thích:

mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin, mARN có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã.

Câu 8: (NB) Kết quả của quá trình dịch mã là

A. tạo ra phân tử mARN mới.

B. tạo ra phân tử tARN mới.

C. tạo ra phân tử rARN mới.

D. tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Đáp án: D

Giải thích:

Kết thúc dịch mã tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Câu 9: (TH) Ghép nội dung cột A với cột B cho phù hợp?

Cột A

Cột B

1. Gen cấu trúc

2. mARN

3. tARN

4. Ribôxôm

a. Nơi giải mã

b. Bản mã gốc

c. Bản mã sao

d. Vận chuyển axit amin

e. Nơi cung cấp axit amin

A. 1-a, 2-d, 3-c, 4-a.

B. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d.

C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.

D. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a.

Đáp án: D

Giải thích:

- Gen cấu trúc là bản mã gốc.

- mARN là bản mã sao.

- tARN có chức năng vận chuyển axit amin.

- Ribôxôm là nơi giải mã (thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin).

Câu 10: (TH) Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

A. Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.

B. mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

C. Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.

D. Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.

Đáp án: B

Giải thích:

- A sai vì mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

- C sai vì mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp một loại prôtêin.

- D sai vì mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một loại mARN.

Câu 11: (TH) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:

A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.

C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Đáp án: C

Giải thích:

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng là Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. Theo trình tự truyền thông tin di truyền từ gen biểu hiện thành tính trạng.

Câu 12: (TH) Trâu, bò, ngựa, thỏ,… đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau là do nguyên nhân nào?

A. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.

B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

C. Cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.

D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Trâu, bò, ngựa, thỏ,… đều có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit do mà ADN lại quy định trình tự axit amin trên prôtêin do đó prôtêin mà chúng tổng hợp ra khác nhau, quy định các tính trạng khác nhau.

Câu 13: (NB) Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện nào?

A. mARN đi từ nhân ra ngoài tế bào chất.

B. Hình thành ribôxôm.

C. Hình thành liên kết peptit.

D. Ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu.

Đáp án: D

Giải thích:

Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu.

Câu 14: (NB) Khi nào quá trình dịch mã dừng lại?

A. Khi ribôxôm không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit.

B. Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN.

C. Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN.

D. Khi không còn axit amin tự do.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình dịch mã sẽ kết thúc khi ribôxôm gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN (1 trong 3 bộ ba kết thúc).

Câu 15: (NB) Tương quan về số lượng axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là

A. 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.

B. 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

C. 2 nuclêôtit ứng vối 1 axit amin.

D. 1 nuclêôtit ứng với 2 axit amin.

Đáp án: A

Giải thích:

3 nuclêôtit trên mARN quy định 1 axit amin.

Câu 16: (NB) Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung.

B. Nguyên tắc khuôn mẫu.

C. Nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu (khuôn mẫu mARN) và nguyên tắc bổ sung (giữa codon trên mARN và anticodon trên tARN).

Câu 17: (NB) Bản chất mối liên hệ giữa prôtêin và tính trạng là

A. prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.

B. prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

C. prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.

D. prôtêin đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Đáp án: B

Giải thích:

Bản chất mối liện hệ giữa prôtêin và tính trạng: Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

Câu 18: (TH) Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do

A. kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ.

B. ADN của con giống với ADN của bố mẹ.

C. mARN của con giống với mARN của bố mẹ.

D. prôtêin của con giống với prôtêin của bố mẹ.

Đáp án: D

Giải thích:

Prôtêin trực tiếp tham gia vào hình thành nên tính trạng nên sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do prôtêin của con giống với prôtêin của bố mẹ.

Câu 19: (TH) Chuỗi axitamin vừa được tổng hợp xong thuộc

A. cấu trúc bậc 2.

B. cấu trúc bậc 4.

C. cấu trúc bậc 3.

D. cấu trúc bậc 1.

Đáp án: D

Giải thích:

Chuỗi axit amin vừa được tổng hợp xong thuộc cấu trúc bậc 1. Sau đó, chuỗi axit amin này mới tiến hành biến đổi để tạo nên các bậc cấu trúc không gian đặc trưng cao hơn.

Câu 20: (VD) Một gen có chiều dài 5100 Å thì phân tử prôtêin hoàn thiện được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen đó có bao nhiêu axit amin?

A. 497 axit amin.

B. 498 axit amin.

C. 499 axit amin.

D. 500 axit amin.

Đáp án: B

Giải thích:

Số lượng nu của mARN: 51003,4 = 1500 (nu).

Cứ 3 nu mã hóa cho 1 axit amin → Số axit amin là: 15003 – 2 = 498 (nu).

Câu 21: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là

A. ADN và ARN

B. ARN

C. Prôtêin

D. ADN và prôtêin

Đáp án: C

Câu 22: Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung

B. Nguyên tắc khuôn mẫu

C. Nguyên tắc bán bảo toàn

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Đáp án: D

Câu 23: Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do

A. Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ

B. ADN của con giống với ADN của bố mẹ

C. mARN của con giống với mARN của bố mẹ

D. Protein của con giống với Protein của bố mẹ

Đáp án: D

Câu 24: Tương quan về số lượng axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom là

A. 1 nucleotit ứng với 3 axit amin

B. 1 nucleotit ứng với 2 axit amin

C. 2 nucleotit ứng với 1 axit amin

D. 3 nucleotit ứng với 1 axit amin

Đáp án: D

Câu 25: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

A. tARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein tương ứng

B. rARN có vai trò vận chuyển axit amin trong tổng hợp protein

C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin trong tổng hợp protein

D. Axit amin là đơn phân của đại phân tử ADN

Đáp án: C

Câu 26: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen - mARN- Protein- Tính trạng là

A. CảA,B,C

B. Khi riboxom chuyển dịch trên mARN thì protein đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng

C. Sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp protein ở trong phân

D. Trình tự các axit amin trong phân tử được quy định bởi trình tự các nucleotit trên ADN

Đáp án: D

Câu 27: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

A. Ribôxôm.

B. mARN.

C. AND

D. tARN.

Đáp án: C

Câu 28: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

B. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Đáp án: B

Câu 29: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào?

A. Chất tế bào

B. Nhân tế bào

C. Bào quan

D. Không bào

Đáp án: A

Câu 30: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục

vụ cho lần dịch mã khác.

B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Đáp án: A

Câu 31: Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

A. Sao mã
B. Tự sao
C. Dịch mã
D. Khớp mã

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là dịch mã (giải mã)

Tự sao là quá trình nhân đôi

Sao mã là quá trình tổng hợp ARN

Câu 32: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A. Trong nhân tế bào
B. Trên phân tử ADN
C. Trên màng tế bào
D. Tại ribôxôm của tế bào chất

Đáp án: D

Giải thích: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra tại ribôxôm của tế bào chất.

Câu 33: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào?

A. Chất tế bào
B. Nhân tế bào.
C. Bào quan.
D. Không bào.

Đáp án: A

Giải thích: Sự tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) xảy ra trong tế bào chất

Câu 34: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A. Ribônuclêôtit
B. Axitnuclêic
C. Axit amin
D. Các nuclêôtit

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là axit amin.

Câu 5: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

A. mARN.
B. tARN.
C. ADN.
D. Ribôxôm.

Đáp án: C

Giải thích: Thành phần không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã là ADN

Câu 36: Các thành phần nào sau đây tham gia vào quả trình tổng hợp prôtêin ?

A. ADN (gen), mARN và rARN
B. mARN, tARN và ribôxôm
C. ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.
D. ADN (gen), mARN và tARN

Đáp án: C

Giải thích: Các thành phần tham gia vào quả trình tổng hợp prôtêin: ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.

Câu 37: Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?

A. tARN
B. ADN
C. mARN
D. rARN

Đáp án: C

Giải thích: mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin, mARN có vị trí để riboxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã.

Câu 38: Sự hình thành chuỗi axít amin dựa trên khuôn mẫu nào?

A. tARN.
B. rARN.
C. mARN.
D. Ribôxôm

Đáp án: C

Giải thích: mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein

Câu 39: Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

A. Tạo ra phân tử mARN mới.
B. Tạo ra phân tử tARN mới.
C. Tạo ra phân tử rARN mới.
D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Đáp án: D

Giải thích: Kết thúc dịch mã tạo ra chuỗi polipeptit mới.

Câu 40: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.
B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.
C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.
D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, tách thành 2 tiểu phần (lớn và bé).

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 21: Đột biến Gen

Trắc nghiệm Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 25: Thường biến

1 2,205 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: