TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 23 (có đáp án 2024): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 23.

1 2415 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 1: (NB) Đột biến số lượng NST bao gồm

A. lặp đoạn và đảo đoạn NST.

B. đột biến dị bội và chuyển đoạn NST.

C. đột biến đa bội và mất đoạn NST.

D. đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST.

Đáp án: D

Giải thích:

Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể dị bội (những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó) và thể đa bội (những biến đổi số lượng xảy ra ở tất cả bộ NST).

Câu 2: (NB) Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở

A. toàn bộ các cặp NST trong tế bào.

B. ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào.

C. chỉ xảy ra ở NST giới tính.

D. chỉ xảy ra ở NST thường.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào.

Câu 3: (NB) Ở người, hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở

A. chỉ có NST giới tính.

B. chỉ có ở các NST thường.

C. cả ở NST thường và NST giới tính.

D. không tìm thấy thể dị bội ở người.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST, có thể xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính.

Câu 4: (NB) Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng được gọi là đột biến

A. dị bội thể.

B. đa bội thể.

C. tam bội.

D. tứ bội.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là dị bội thể.

Câu 5: (NB) Thể một nhiễm có đặc điểm nào sau đây?

A. Trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

B. Trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

C. Trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

D. Trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

Đáp án: D

Giải thích:

Thể một nhiễm (2n – 1) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

Câu 6: (NB) Thể không nhiễm có đặc điểm nào sau đây?

A. Trong tế bào không còn chứa bất kì NST nào.

B. Trong tế bào không có NST giới tính, chỉ có NST thường.

C. Trong tế bào không có NST thường, chỉ có NST giới tính.

D. Trong tế bào thiểu hẳn một cặp NST nào đó.

Đáp án: D

Giải thích:

Thể không nhiễm (2n – 2) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thiếu 1 cặp NST ở một cặp tương đồng nào đó.

Câu 7: (NB) Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

A. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc.

B. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc.

C. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc.

D. một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.

Đáp án: D

Giải thích:

Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể đột biến dị bội mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.

Câu 8: (NB) Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ thể không nhiễm?

A. 2n + 1.

B. 2n – 1.

C. 2n + 2.

D. 2n – 2.

Đáp án: D

Giải thích:

Kí hiệu bộ NST của thể không nhiễm là 2n – 2.

Câu 9: (NB) Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là

A. 47 chiếc NST.

B. 47 cặp NST.

C. 45 chiếc NST.

D. 45 cặp NST.

Đáp án: A

Giải thích:

Thể ba hay thể 3 nhiễm có bộ NST 2n + 1 mà 2n của người là 46 → Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là 46 + 1 = 47 chiếc.

Câu 10: (NB) Trường hợp nào sau đây không phải là thể lệch bội?

A. Thể 3 nhiễm trên NST thường.

B. Người bị hội chứng Down.

C. Thể không nhiễm trên NST giới tính.

D. Người bị bệnh ung thư máu.

Đáp án: D

Giải thích:

Bệnh ung thư máu do đột biến cấu trúc NST (mất đoạn ở NST số 21), không phải do thể lệch bội.

Câu 11: (NB) Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng (2n – 1)?

A. Hội chứng Turner.

B. Hội chứng Down.

C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.

D. Hội chứng Claifento.

Đáp án: A

Giải thích:

- Hội chứng Turner: trong tế bào chỉ có 1 NST X → Đây là thể 2n – 1.

- Claifento chứa XXY → Đây là thể 2n + 1.

- Hội chứng Down chứa 3 NST số 21 → Đây là thể 2n + 1.

Câu 12: (TH) Hình ảnh dưới đây là hình ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này mắc bệnh gì?

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 23 có đáp án - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (ảnh 1)

A. Mắc hội chứng Turner.

B. Mắc hội chứng Down.

C. Mắc hội chứng Claifenton.

D. Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Đáp án: B

Giải thích:

Người này có 3 NST số 21 → Hội chứng Down.

Câu 13: (TH) Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Khẳng định nào sau đây về tế bào đó là đúng?

A. Tinh trùng (n – 1).

B. Tinh trùng (n + 1).

C. Tinh trùng (n).

D. Trứng đã thụ tinh.

Đáp án: B

Giải thích:

Người bình thường có 2n = 46. Tế bào có 22 chiếc của 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính có cả 2 chiếc → Đây là tinh trùng thừa 1 NST giới tính (n + 1).

Câu 14: (NB) Người bị hội chứng Down có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

A. 47 NST.

B. 48 NST.

C. 45 NST.

D. 46 NST.

Đáp án: A

Giải thích:

Người mắc hội chứng Down có 3 NST số 21 → Người bị hội chứng Down có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 47 NST.

Câu 15: (VD) Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48, xét một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Số NST ở kì sau I trong tế bào này là

A. 49 NST đơn.

B. 49 NST kép.

C. 51 NST đơn.

D. 51 NST kép.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 2n = 48, thể ba nhiễm có 2n + 1 = 49 NST.

Ở kì sau của giảm phân I NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 49 NST kép.

Câu 16: (VD) Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

A. 22.

B. 23.

C. 24.

D. 46.

Đáp án: C

Giải thích:

- Kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST. Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44 : 2 = 22.

- Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n – 1 – 1 = 22.

- Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 22 + 1 + 1 = 24 (NST).

Câu 17: (TH) Cơ chế phát sinh các giao tử: n – 1, n + 1 là do

A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.

B. một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của nguyên phân.

C. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

D. tất cả các cặp NST không phân li.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ → 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực → tạo giao tử bất thường n + 1 và n – 1.

Câu 18: (TH) Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân tạo ra kết quả như thế nào?

A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.

B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.

C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.

D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên: giao tử có 2 NST (n + 1) hoặc không có NST nào (n – 1) của cặp tương đồng.

Câu 19: (TH) Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến dị bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

B. Đột biến dị bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

C. Đột biến dị bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

D. Đột biến dị bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Đáp án: B

Giải thích:

B sai vì đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 20: (NB) Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.

C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.

D. Giao tử không chứạ nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Đáp án: A

Giải thích:

Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra hợp tử (2n + 1) về cặp NST số 21, phát triển thành người mắc hội chứng Down.

Câu 21: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:

A. Không còn chứa bất kì NST nào

B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường

C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính

D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó

Đáp án: D

Câu 22: Đột biến số lượng NST bao gồm

A. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

B. Đột biến đa bội và mất đoạn NST

C. Lặp đoạn và đảo đoạn NST

D. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

Đáp án: A

Câu 23: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng

B. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

C. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng

D. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

Đáp án: D

Câu 24: Thể dị bội gồm dạng nào?

A. Dạng 2n- 2

B. Cả ba đáp án trên

C. Dạng 2n + 1

D. Dạng 2n- 1

Đáp án: B

Câu 25: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở

A. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

B. Chỉ xảy ra ở NST thường

C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính

D. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

Đáp án: A

Câu 26: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng

A. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

B. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

C. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

D. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Đáp án: B

Câu 27: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc

B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc

C. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

D. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

Đáp án: C

Câu 28: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Lúa nước

B. Cà độc dược

C. Cà chua

D. Cả 3 loài nêu trên

Đáp án: D

Câu 29: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở

A. Chỉ có NST giới tính

B. Chỉ có ở các NST thường

C. Cả ở NST thường và NST giới tính

D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Đáp án: C

Câu 30: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Ruồi giấm

B. Đậu Hà Lan

C. Người

D. Cả 3 loài nêu trên

Đáp án: D

Câu 31: Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp số 21 là bao nhiêu?

A. 4 nhiễm sắc thể.
B. 1 nhiễm sắc thể.
C. 2 nhiễm sắc thể.
D. 3 nhiễm sắc thể.

Đáp án: D

Giải thích: Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, có 3 nhiễm sắc thể ở cặp số 21.

Câu 32: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1?

A. Đao
B. Tớcnơ
C. Câm điếc bẩm sinh
D. Bạch tạng.

Đáp án: A

Giải thích: Bệnh Đao là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1.

Câu 33: Bệnh Đao có ở người là do trong tế bào sinh dưỡng:

A. có 3 NST ở cặp số 12
B. có 1 cặp NST ở cặp số 12
C. có 3 NST ở cặp số 21
D. có 1 cặp NST ở cặp số 21

Đáp án: C

Giải thích: Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, có 3 nhiễm sắc thể ở cặp số 21.

Câu 34: Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến:

A. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1
B. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1
C. Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C
D. Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit

Đáp án: B

Giải thích: Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1.

Câu 35: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính.
B. Hội chứng Tơcnơ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ.
C. Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính.
D. Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp.

Đáp án: A

Giải thích: Câu đúng là A, Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính.

Câu 36: Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?

A. 1 nhiễm sắc thể.
B. 2 nhiễm sắc thể.
C. 3 nhiễm sắc thể.
D. 4 nhiễm sắc thể.

Đáp án: A

Giải thích: Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ có 1 nhiễm sắc thể X

Câu 37: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường,
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường,
D. Giao tử không chứạ nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Đáp án: A

Giải thích: Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao.

Câu 38: Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

A. 12
B. 13
C. 24
D. 48

Đáp án: A

Giải thích:

2n = 24 → n = 12

Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = 12

Câu 39: Có thể có tối đa bao nhiêu thể 3 nhiễm khác nhau ở loài 2n = 20?

A. 40
B. 30
C. 20
D. 10

Đáp án: A

Giải thích:

2n = 20 → n = 10

Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = 10

Câu 40: Bệnh Đao là:

A. Đột biến thể dị bội 2n - 1.
B. Đột biến thể dị bội 2n + 1.
C. Đột biến thể dị bội 2n - 2.
D. Đột biến thể đa bội

Đáp án: B

Giải thích: Bệnh Đao là: đột biến thể dị bội 2n + 1.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 25: Thường biến

Trắc nghiệm Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Trắc nghiệm Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Trắc nghiệm Bài 30: Di truyền học với con người

1 2415 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: