TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 32 (có đáp án 2024): Công nghệ Gen

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 32: Công nghệ Gen có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 32.

1 3,044 25/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 32: Công nghệ Gen

Câu 1: (NB) Công nghệ gen là

A. ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

B. ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp.

C. ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen.

D. ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen.

Đáp án: A

Giải thích:

Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

Câu 2: (TH) Cho các khâu sau:

I. Tạo ADN tái tổ hợp

II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện

III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut

Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?

A. I, II, III.

B. III, II, I.

C. III, I, II.

D. II, III, I.

Đáp án: C

Giải thích:

Các khâu của kĩ thuật gen:

- Bước 1: Tách ADN của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.

- Bước 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN ở tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN tế bào cho và ADN làm thể truyền bằng enzim nối.

- Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

Câu 3: (NB) Người ta sử dụng yếu tố nào để cắt và nối ADN lại trong kĩ thuật gen?

A. Hoocmôn.

B. Xung điện.

C. Hoá chất khác nhau.

D. Enzim.

Đáp án: D

Giải thích:

Người ta sử dụng enzim để cắt và nối ADN lại trong kĩ thuật gen.

Câu 4: Thể truyền có khả năng

A. ghép ADN của mình vào ADN của thể nhận.

B. tự ghép ADN của thể cho vào ADN của mình.

C. mang ADN tái tổ hợp vào trong tế bào vi khuẩn.

D. tự ghép ADN của thể cho vào ADN của mình và ghép ADN của mình vào ADN của thể nhận.

Đáp án: C

Giải thích:

Thể truyền có khả năng mang ADN tái tổ hợp vào trong tế bào vi khuẩn.

Câu 5: (NB) Phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật gen là

A. phân tử ADN của tế bào cho.

B. phân tử ADN của tế bào nhận.

C. phân tử ADN của thể truyền có mang một đoạn ADN của tế bào cho.

D. phân tử ADN của tế bào cho đã bị cắt bỏ 1 hay 1 cụm gen.

Đáp án: C

Giải thích:

Phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật gen là phân tử ADN của thể truyền có mang một đoạn ADN của tế bào cho.

Câu 6: (NB) Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ

A. nhân bản vô tính.

B. công nghệ gen.

C. dung hợp tế bào trần.

D. gây đột biến nhân tạo.

Đáp án: B

Giải thích:

Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ công nghệ gen.

Câu 7: (NB) Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ có đặc điểm là

A. có khả năng đề kháng mạnh.

B. dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh.

C. cơ thể chỉ có một tế bào.

D. có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm là dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh → thu được hiệu quả sản phẩm cao.

Câu 8: (NB) Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là

A. sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống.

B. sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.

C. tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống.

D. tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới.

Đáp án: B

Giải thích:

Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.

Câu 9: (NB) Trong kĩ thuật gen, khi đưa vào tế bào nhận là tế bào động vật, thực vật hay nấm men, thì đoạn ADN của tế bào cho cần đáp ứng yêu cầu nào sau đây.

A. Phải được đưa vào các bào quan.

B. Phải được chuyển gắn vào NST của tế bào nhận.

C. Phải được đưa vào nhân của tế bào nhận.

D. Phải được gắn lên màng nhân của tế bào nhận.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong kĩ thuật gen, khi đưa vào tế bào nhận là tế bào động vật, thực vật hay nấm men, thì đoạn ADN của tế bào của loài cho cần phải được chuyển gắn vào NST của tế bào nhận.

Câu 10: (NB) Để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền, người ta sẽ

A. chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.

B. dùng canxi clorua làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện.

C. dùng xung điện để thay đổi tính thẩm của màng tế bào đối với axit nuclêic.

D. dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

Đáp án: A

Giải thích:

Để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền, người ta sẽ chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết (gen chỉ thị thường được dùng là gen kháng kháng sinh).

Câu 11: (NB) Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng

A. tổng hợp được loại hoocmôn sinh trưởng ở người.

B. sản xuất ra chất kháng sinh.

C. tổng hợp được kháng thể.

D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin khác nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng tổng hợp được loại hoocmôn sinh trưởng ở người.

Câu 12: (VD) Kĩ thuật cấy gen mã hóa insulin của người vào E.coli nhằm

A. tạo ra số lượng lớn tế bào cho.

B. tạo ra số lượng lớn thể truyền.

C. tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hoá.

D. làm cho vi khuẩn E.coli sinh sản nhanh hơn.

Đáp án: C

Giải thích:

Kĩ thuật cấy gen mã hóa insulin của người vào E.coli nhằm tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hoá.

Câu 13: (TH) Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?

A. Tạo chủng vi sinh vật mới.

B. Tạo cây trồng biến đổi gen.

C. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật.

D. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen.

Đáp án: C

Giải thích:

Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen mà là kết quả của công nghệ tế bào.

Câu 14: (TH) Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học?

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen.

B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim.

C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi.

D. Công nghệ hoá chất.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghệ hoá chất không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học.

Câu 15: (VD) Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?

A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới.

B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác.

C. Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém.

D. Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản, dễ làm.

Đáp án: A

Giải thích:

Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam vì ngành công nghệ này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

Câu 16: Công nghệ gen là gì?

A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen

B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp

C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen

D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen

Đáp án: C

Câu 17: Kĩ thuật gen là gì?

A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.

B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.

C. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền

D. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.

Đáp án: C

Câu 18: Công nghệ sinh học là gì?

A. Cả B và C

B. Là một ngành công nghệ vận dụng cơ chế của các quá trình sống trong chăn nuôi và trồng trọt

C. Là một ngành công nghệ nghiên cứu và vận dụng những kĩ nghệ về tế bào trong sản xuất

D. Là một ngành công nghệ vận dụng cơ chế của các quá trình sống ở cấp độ tế bào và phân tử vào sản xuất

Đáp án: D

Câu 19: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi

A. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp

B. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền

C. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit

D. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit

Đáp án: B

Câu 20: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là

A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống

B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.

C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống

D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới

Đáp án: B

Câu 21: Ứng dụng của công nghệ gen là gì?

A. Tạo ra giống cây trồng biến đổi gen

B. Tạo giống vật nuôi và cây trồng đa bội hóa

C. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

D. Tạo giống vật nuôi biến đổi gen

Đáp án: B

Câu 22: Kỹ thuật gen gồm những khâu nào?

A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

B.Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut

C. Tạo ADN lai, rồi cắt ADN của tế bào cho, ADN làm thể truyền ở vị trí xác định, ngay sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: B

Câu 23: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng

A. Sản xuất ra chất kháng sinh

B. Tổng hợp được kháng thể

C. Tổng hợp được nhiều loại Protein khác nhau

D. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người

Đáp án: D

Câu 24: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen

B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim

C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi

D. Công nghệ hoá chất

Đáp án: D

Câu 25: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành

A. Công nghệ enzim / prôtêin

B. Công nghệ gen

C. Công nghệ sinh học

D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

Đáp án: C

Câu 26: Các thao tác tác động lên AND để chuyển một đoạn AND mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?

A. Kỹ thuật gen.

B. Công nghệ tế bào.

C. Kỹ thuật PCR.

D. Đáp án khác.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 27: Quan sát sơ đồ chuyển gen và tế bào vi khuẩn E.coli.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 32 (có đáp án) : Công nghệ gen

Các số 1, 3, 6 lần lượt là kí hiệu của:

A. đoạn ADN tách từ tế bào cho, ADN tái tổ hợp, AND tái tổ hợp của thế hệ tiếp theo.

B. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN làm thể truyền, ADN tái tổ hợp.

C. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn, AND tái tổ hợp.

D. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN làm thể truyền, ADN tái tổ hợp của thế hệ tiếp theo.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 28: Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?

A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.

B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.

C. Nhân bản vô tính ở động vật.

D. Tạo động vật biến đổi gen.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 29: Kỹ thuật gen gồm các khâu cơ bản là:

A. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.

B. cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

C. tách ADN từ tế bào cho, đưa ADN vào tế bào nhận.

D. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 30: Trong kỹ thuật gen, các tế bào nhận được dùng phổ biến hiện nay là gì?

A. Nấm men, nấm mốc.

B. Nấm men, vi khuẩn E.coli.

C. Nấm mốc, vi khuẩn E.coli.

D. Vi khuẩn E.coli.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng cao, giá thành rẻ.

B. Tế bào E.coli được dùng làm tế bào nhận do dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản rất nhanh.

C. Tế bào E.coli có vai trò nâng cao hiệu quả trong sản xuất các chất kháng sinh.

D. Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ đột biến nhân tạo.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 32: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ

A. nhân bản vô tính.

B. công nghệ gen.

C. dung hợp tế bào trần.

D. gây đột biến nhân tạo.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng.

B. Cây trồng biến đổi gen không được tạo ra nhờ kĩ thuật gen.

C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng virus, gen kháng rầy nâu… vào một số cây trồng như lúa, ngô.

D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ gen.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 34: Đâu là thành tựu chuyển gen vào động vật nhờ công nghệ gen?

A. Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường.

B. Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch ở Việt Nam.

C. Chuyển được gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc Cực vào cá hồi và cá chép.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 35: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người được gọi là gì?

A. Công nghệ sinh học.

B. Công nghệ gen.

C. Công nghệ tế bào.

D. Công nghệ chuyển nhân và phôi.

Đáp án: A

Giải thích:

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Trắc nghiệm Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Trắc nghiệm Bài 35: Ưu thế lai

Trắc nghiệm Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Trắc nghiệm Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

1 3,044 25/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: