Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt góc hạ từ H xuống AB, AC

Lời giải Bài 10 trang 82 SBT Toán 8 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Toán 8.

1 472 05/12/2023


Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài tập ôn tập cuối năm

Bài 10 trang 82 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt góc hạ từ H xuống AB, AC và M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:

a) EF = AH.

b) AM ⊥ EF.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt là chân các đường vuông

a)Vì tam giác ABC vuông tại A nên BAC^=90°.

Vì E, F lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuống AB, AC nên HE vuông góc với AB, HF vuông góc với AC.

Do đó, HEB^=HEA^=HFA^=HFC^=90°.

Xét tứ giác AFHE có: BAC^=HEA^=HFA^=90°.

Do đó, tứ giác AFHE là hình chữ nhật.

Suy ra AH = FE (hai đường chéo bằng nhau).

b) Vì tứ giác AFHE là hình chữ nhật nên FHE^=90°.

Vì AM là đường trung tuyến trong tam giác ABC vuông tại A nên

AM = MB = MC = 12BC.

Tam giác AMB có AM = MB nên tam giác AMB cân tại M.

Do đó, MAB^=B^.

Lại có B^=AHE^     =90°HEB^.

Nên MAB^=AHE^ (1).

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo FE và AH của hình chữ nhật AFHE.

Do đó, OH = OE = OF = OA.

Tam giác OAE có OA = OE nên tam giác OAE cân tại O.

Suy ra OEA^=OAE^.

Mà AE song song với FH (do AFHE là hình chữ nhật) nên OHF^=OAE^ (hai góc so le trong).

Do đó, OEA^=OHF^ (2).

Lại có OHF^+OHE^=FHE^=90° (3).

Từ (1), (2), (3) ta có: MAB^+OEA^=90°.

Gọi K là giao điểm của AM và EF. Khi đó, KAE^+KEA^=90°. Suy raAKE^=90°.

Vậy AM vuông góc với EF tại K.

1 472 05/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: