Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án – Toán lớp 10

Bộ 25 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 1: Mệnh đề có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Toán 10 Bài 1.

1 59,421 31/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Mệnh đề

Bài giảng Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Mệnh đề

Câu 1. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

A. Nếu ab thì a2b2.

B. Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3 .

C. Nếu em chăm chỉ thì em thành công.

D. Nếu một tam giác có một góc bằng 60thì tam giác đó là đều.

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu a chia hết cho 9 thì tổng các chữ số của a chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của cũng chia hết cho 3. Vậy a chia hết cho 3.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây sai?

A. “Mệnh đề” là từ gọi tắc của “mệnh đề logic”.

B. Mệnh đề là một câu khẳng đúng hoặc một câu khẳng định sai.

C. Mệnh đề có thể vừa đúng hoặc vừa sai.

D. Một khẳng định đúng gọi là mệnh đề đúng, một khẳng định sai gọi là mệnh đề sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo định nghĩa thì một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

Câu 3. Câu nào trong các câu sau không phải là mệnh đề?

A. 3+2=7.

B. x2 +1 > 0.

C. 2x2<0.

D. 4 + x  .

Đáp án: D

Giải thích:

Đáp án D chỉ là một biểu thức, không phải khẳng định.

Câu 4. Chọn khẳng định sai.

A. Mệnh đề P và mệnh đề phủ định P¯, nếu P đúng thì P¯ sai và điều ngược lại chắc đúng.

B. Mệnh đề P và mệnh đề phủ định P¯ là hai câu trái ngược nhau.

C. Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là mệnh đề không phải P được kí hiệu là P¯ .

D. Mệnh đề : “π là số hữu tỷ” khi đó mệnh đề phủ định P¯ là: “ π là số vô tỷ”.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì các đáp án A, C, D đúng, còn đáp án B dùng ý “hai câu trái ngược nhau” chưa rõ nghĩa.

Câu 5. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là định lí?

A.x,x>2x2>4.

B. x,x>2x2>4.

C. x,x2>4x>2.

D. Nếu a+b chia hết cho 3 thì a,b đều chia hết cho 3.

Đáp án: B

Câu 6. Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề:

a. Huế là một thành phố của Việt Nam.

b. Sông Hương chảy ngang qua thành phố Huế.

c. Hãy trả lời câu hỏi này!

d.5+1924 .

e.6+81=25 .

f. Bạn có rỗi tối nay không?

g.x+2=11 .

A. 1 .

B. 2 .

C. 3 .

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Các câu a, b, e là mệnh đề.

Câu 7. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề đúng:

A. π là một số hữu tỉ.

B. Tổng của hai cạnh một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba.

C. Bạn có chăm học không?

D. Con thì thấp hơn cha.

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án B nằm trong bất đẳng thức về độ dài 3 cạnh của một tam giác.

Câu 8. Kí hiệu X là tập hợp các cầu thủ x trong đội tuyển bóng rổ, Px là mệnh đề chứa biến “ x cao trên 180 cm ”. Mệnh đề "xX,P(x)" khẳng định rằng:

A. Mọi cầu thủ trong đội tuyển bóng rổ đều cao trên 180 cm.

B. Trong số các cầu thủ của đội tuyển bóng rổ có một số cầu thủ cao trên 180 cm.

C. Bất cứ ai cao trên 180 cm đều là cầu thủ của đội tuyển bóng rổ.

D. Có một số người cao trên 180 cm là cầu thủ của đội tuyển bóng rổ.

Đáp án: A

Câu 9. Cách phát biểu nào sau đây không thể dùng để phát biểu mệnh đề: AB.

A. Nếu A thì B.

B. A kéo theo B.

C. A là điều kiện đủ để có B.

D. A là điều kiện cần để có B .

Đáp án: D

Giải thích:

Đáp án D sai vì B mới là điều kiện cần để có A .

Câu 10. Cho mệnh đề A: “x,x2x+7<0” Mệnh đề phủ định của A là:

A. x,x2x+7>0

B. x,x2x+7>0

C. Không tồn tại x:x2x+7<0

D. x,x2- x+70

Đáp án: D

Giải thích:

Phủ định của  là 

Phủ định của < là .

Câu 11. Chọn mệnh đề đúng:

A. n*,  n21 là bội số của 3.

B. x,  x2=3.

C. n,  2n+1 là số nguyên tố.

D. n,  2nn+2.

Đáp án: D

Giải thích:

2,  222+2.

Câu 12. Trong các mệnh đề nào sau đây mệnh đề nào sai?

A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một góc bằng nhau.

B. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi chúng có 3 góc vuông.

C. Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.

D. Một tam giác là đều khi và chỉ khi chúng có hai đường trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng 60.

Đáp án: A

Câu 13. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. n,  n2+1 không chia hết cho 3.

B. x,  x<3   x<3.

C.x,  x12x1.

D. n,n2+1 chia hết cho 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Với mọi số tự nhiên thì có các trường hợp sau:

n=3kn2+1=3k2+1 chia 3 dư 1.

n=3k+1n2+1=3k+12+1=9k2+6k+2

chia 3 dư 2.

n=3k+2n2+1=3k+22+1=9k2+12k+5

chia 3 dư 2.

Câu 14. Cho n là số tự nhiên, mệnh đề nào sau đây đúng?

A. n,  nn+1 là số chính phương.

B. n,  nn+1 là số lẻ.

C. n,  nn+1n+2 là số lẻ.

D. n,  nn+1n+2 là số chia hết cho 6.

Đáp án: D

Giải thích:

n,  nn+1n+2 là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp, trong đó, luôn có một số chia hết cho 2 và một số chia hết cho 3 nên nó chia hết cho 2.3=6.

Câu 15. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật tứ giác ABCD có ba góc vuông

B. Tam giác ABC là tam giác đều A^=60°

C. Tam giác ABC cân tại A AB=AC

D. Tứ giácABCD  nội tiếp đường tròn tâm O OA=OB=OC=OD

Đáp án: B

Giải thích:

Tam giác ABC có  A^=60°chưa đủ để nó là tam giác đều.

Câu 16. Tìm mệnh đề đúng:

A. Đường tròn có một tâm đối xứng và có một trục đối xứng

B. Hình chữ nhật có hai trục đối xứng

C. Tam giác ABC vuông cân A^=450

D. Hai tam giác vuông ABC và A'B'C' có diện tích bằng nhau ΔABC=ΔA'B'C'

Đáp án: B

Câu 17. Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?

a) Cố lên, sắp đói rồi!

b) Số 15 là số nguyên tố.

c) Tổng các góc của một tam giác là 180°.  

d) x là số nguyên dương.

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Đáp án: B

Giải thích:

a) “Cố lên, sắp đói rồi!” không phải là khẳng định. Do đó đây không phải một mệnh đề.

b) “Số 15 là số nguyên tố”: Là một khẳng định. Do đó đây là một mệnh đề.

c) “Tổng các góc của một tam giác là 180°” là một khẳng định. Do đó đây là một mệnh đề.

d) “ x là số nguyên dương” là một khẳng định nhưng không biết rõ tính đúng sai. Do đó đây là không là một mệnh đề.

Vậy có 2 mệnh đề là b, c.

Câu 18. Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

A. Đi ngủ đi!     

B. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.         

C. Bạn học trường nào?                

D. Không được làm việc riêng trong giờ học.

Đáp án: B

Câu 19. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?

A. π<2π2<4.                  

B. π<4π2<16. 

C. 23<5223<2.5.

D. 23<5223>2.5.

Đáp án: A

Giải thích:

π<2π2<4 là mệnh đề sai.

Câu 20. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?

A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một góc bằng nhau.

B. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi chúng có 3 góc vuông.

C. Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.

D. Một tam giác là đều khi và chỉ khi chúng có hai đường trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng  60°.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai tam giác đồng dạng chưa chắc đã bằng nhau nên mệnh đề A sai.

Câu 21. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

A. Nếu số nguyên n có chữ số tận cùng là 5 thì số nguyên chia hết cho 5.

B. Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

C. Nếu tứ giác ABCD  là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau.

D. Nếu tứ giác ABCD là hình thoi thì tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Xét mệnh đề đảo của đáp án A: “Nếu số nguyên n chia hết cho 5 thì số nguyên n có chữ số tận cùng là 5 ”. Mệnh đề này sai vì số nguyên n cũng có thể có chữ số tận cùng là 0. Xét mệnh đề đảo của đáp án B: “Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì tứ giác ABCD  có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường”. Mệnh đề này đúng.

Câu 22. Mệnh đề nào sau đây là phủ định của mệnh đề Mọi động vật đều di chuyển?

A. Mọi động vật đều không di chuyển.

B. Mọi động vật đều đứng yên.

C. Có ít nhất một động vật không di chuyển.

D. Có ít nhất một động vật di chuyển.

Đáp án: C

Giải thích:

Phủ định của mệnh đề "xK,Px" là mệnh đề "xK,Px¯". Do đó, phủ định của mệnh đề “Mọi động vật đều di chuyển” là mệnh đề “Có ít nhất một động vật không di chuyển”.

Câu 23. Phủ định của mệnh đề Có ít nhất một số vô tỷ là số thập phân vô hạn tuần hoàn

 là mệnh đề nào sau đây?

A. Mọi số vô tỷ đều là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

B. Có ít nhất một số vô tỷ là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

C. Mọi số vô tỷ đều là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

D. Mọi số vô tỷ đều là số thập phân tuần hoàn.

Đáp án: C

Giải thích:

Phủ định của mệnh đề "xK,Px" là mệnh đề "xK,Px¯". Do đó, phủ định của mệnh đề “Có ít nhất một số vô tỷ là số thập phân vô hạn tuần hoàn” là mệnh đề “Mọi số vô tỷ đều là số thập phân vô hạn không tuần hoàn”.

Câu 24. Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề: “ Số 6 chia hết cho 2 và 3”.

A. Số 6 chia hết cho 2 hoặc 3.

B. Số 6 không chia hết cho 2 và 3.

C. Số 6 không chia hết cho 2 hoặc 3.

D. Số 6 không chia hết cho 2 và chia hết cho 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Phủ định của mệnh đề “ Số 6 chia hết cho 2 và 3” là mệnh đề: “Số 6 không chia hết cho 2 hoặc 3”.

Câu 25. Viết mệnh đề phủ định P¯ của mệnh đề P: Tất cả các học sinh khối  của trường em đều biết bơi.

A. P¯: Tất cả các học sinh khối  trường em đều biết bơi.

B. P¯: Tất cả các học sinh khối  trường em có bạn không biết bơi.

C. P¯: Trong các học sinh khối  trường em có bạn biết bơi.

D. P¯: Tất cả các học sinh khối  trường em đều không biết bơi.

Đáp án: D

Giải thích:

Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là: P¯ : “Tất cả các học sinh khối 10 của trường em đều không biết bơi”.

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tập hợp có đáp án

Trắc nghiệm Các phép toán trên tập hợp có đáp án

Trắc nghiệm Các tập hợp số có đáp án

Trắc nghiệm Số gần đúng, Sai số có đáp án

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 1 – mệnh đề, Tập hợp có đáp án

1 59,421 31/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: