Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8.
Mục lục Giải Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
Video giải Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật (P1)
Video giải Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật (P2)
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 116 Toán 8 Tập 1: Xét các hình A, B, C, D, E vẽ trên lưới kẻ ô vuông (h.121), mỗi ô vuông là một đơn vị diện tích.
Ta nói: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
b) Vì sao ta nói: Diện tích hình D gấp bốn lần diện tích hình C?
c) So sánh diện tích hình C với diện tích hình E.
Lời giải
a) Diện tích hình A là 9 ô vuông.
Diện tích hình B cũng có 9 ô vuông.
Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B đều bằng 9 ô vuông.
b) Diện tích hình D là 8 ô vuông
Diện tích hình C là 2 ô vuông
Ta có 8 : 2 = 4
⇒ Diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C
c) Diện tích hình E là 8 ô vuông
Diện tích hình C là 2 ô vuông
Ta có 8 : 2 = 4
⇒ Diện tích hình E gấp 4 lần diện tích hình C.
Câu hỏi 2 trang 117 Toán 8 Tập 1: Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật hãy suy ra công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
Lời giải
- Vì hình vuông là hình chữ nhật có chiều dài bằng chiều rộng nên diện tích hình vuông cạnh a: S = a.a = a2.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là: a.b
Diện tích tam giác vuông ABC có hai cạnh góc vuông a và b bằng một nửa diện tích hình chữ nhật ABCD bằng:
Câu hỏi 3 trang 118 Toán 8 Tập 1: Ba tính chất của diện tích đa giác đã được vận dụng như thế nào khi chứng minh công thức tính diện tích tam giác vuông?
Lời giải
Muốn tính diện tích tam giác vuông ABC, ta dựng hình chữ nhật ABDC như trên
Xét ∆ABC và ∆DCB, có:
AB = DC (ABDC là hình chữ nhật)
AC = BD (ABDC là hình chữ nhật)
(hai cạnh góc vuông)
⇒SABC = SDCB (theo tính chất 1 diện tích đa giác) (1)
Đường chéo BC chia hình chữ nhật ABDC thành 2 phần là ∆ABC và ∆DCB
⇒SABDC = SABC + SDCB (theo tính chất 2 diện tích đa giác) (2)
Từ (1) và (2) ⇒ SABDC = 2SABC
⇒ SABC = SABDC
- ABDC là hình chữ nhật ⇒ SABDC = a.b
⇒ SABC = SABDC = ab
Bài tập
Bài 6 trang 118 Toán 8 Tập 1: Diện tích hình chữ nhật thay đổi như thế nào nếu:
a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi?
b) Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần?
c) Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần?
Lời giải:
Giả sử hình chữ nhật ban đầu có chiều dài là a, chiều rộng là b
⇒ Diện tích: S = a.b
a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi
⇒ a’ = 2a, b’ = b
⇒ S’ = a’.b’ = 2a.b = 2ab = 2.S
⇒ Diện tích tăng 2 lần.
Vậy diện tích hình chữ nhật tăng 2 lần.
b) Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần
⇒ a’ = 3a; b’ = 3b
⇒ S’ = a’.b’ = 3a.3b = 9ab = 9S
⇒ Diện tích tăng 9 lần
Vậy diện tích hình chữ nhật tăng 9 lần.
c) Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần
⇒ a’ = 4a; b’ = .
⇒ S’ = a’.b’ = 4a. = ab = S
⇒ Diện tích không đổi.
Vậy diện tích hình không đổi.
Bài 7 trang 118 Toán 8 Tập 1: Một gian phòng có nền hình chữ nhật với kích thước là 4,2m và 5,4m, có một cửa sổ hình chữ nhật kích thước là 1m và 1,6m và một cửa ra vào hình chữ nhật kích thước 1,2m và 2m.
Lời giải:
Diện tích nền nhà: S = 4,2.5,4 = 22,68 (m2)
Diện tích cửa sổ: S1 = 1.1,6 = 1,6 (m2)
Diện tích cửa ra vào: S2 = 1,2.2 = 2,4 (m2)
Diện tích các cửa: S' = S1 + S2 = 1,6 + 2,4 = 4 (m2)
Ta có:
Vậy gian phòng không đạt mức chuẩn về ánh sáng.
Bài 8 trang 118 Toán 8 Tập 1: Đo cạnh (đơn vị mm) rồi tính diện tích tam giác vuông dưới đây (h.122)
Lời giải:
Đo hai cạnh góc vuông, ta được AB = 30mm, AC = 25mm.
Áp dụng công thức tính diện tích tam giác vuông, ta được:
(mm2)
Vậy S = 375 mm2
Bài 9 trang 119 Toán 8 Tập 1: ABCD là một hình vuông cạnh 12 cm, AE = x cm (h123). Tính x sao cho diện tích tam giác ABE bằng diện tích hình vuông ABCD.
Lời giải:
Diện tích tam giác vuông ABE là:
Diện tích hình vuông là S = 12.12 = 144 cm2
Theo đề bài ta có:
Vậy x = 8 cm.
Bài 10 trang 119 Toán 8 Tập 1: Cho một tam giác vuông. Hãy so sánh tổng diện tích của hai hình vuông dựng trên hai cạnh góc vuông với diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền.
Gợi ý: Sử dụng định lí Pitago.
Lời giải:
Giả sử tam giác vuông ABC có cạnh huyền là a và hai cạnh góc vuông là b, c.
Diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền a là a2
Diện tích các hình vuông dựng trên hai cạnh góc vuông b, c lần lượt là b2, c2.
Tổng diện tích hai hình vuông dựng trên hai cạnh góc vuông b, c là b2 + c2.
Theo định lí Pitago, tam giác ABC có: a2 = b2 + c2
Vậy: Trong một tam giác vuông, tổng diện tích của hai hình vuông dựng trên hai cạnh góc vuông bằng diện tích vuông dựng trên cạnh huyền.
Bài 11 trang 119 Toán 8 Tập 1: Cắt hai tam giác vuông bằng nhau từ một tấm bìa. Hãy ghép hai tam giác đó để tạo thành:
Diện tích của các hình này có bằng nhau không? Vì sao?
Lời giải:
Ta ghép như sau:
Diện tích 3 hình này đều bằng nhau vì cùng bằng tổng diện tích của hai tam giác vuông ban đầu.
Bài 12 trang 119 Toán 8 Tập 1: Tính diện tích các hình dưới đây (h.124) (Mỗi ô vuông là một đơn vị diện tích).
Lời giải:
Theo đề bài: mỗi ô vuông là 1 đơn vị diện tích nên mỗi cạnh của ô vuông sẽ có độ dài là 1 (đơn vị)
- Hình thứ nhất là một hình chữ nhật có chiều dài là 3, chiều rộng là 2:
Diện tích hình chữ nhật là: 2.3 = 6 (đơn vị diện tích).
- Hình thứ hai là hình bình hành, đặt tên hình là ABCD, kẻ AH, CK như hình vẽ:
Khi đó diện tích hình bình hành ABCD bằng tổng diện tích hình vuông AHCK với diện tích tam giác AHD và diện tích tam giác CKB
SABCD = SAHD + SAHD + SCKB
Diện tích hình vuông AHCK có cạnh 3 là: 32 = 9 (đơn vị diện tích)
Diện tích tam giác ADH bằng diện tích tam giác CKB bằng (đơn vị diện tích)
Diện tích hình bình hành ABCD là: 9 + 1 + 1 = 11 (đơn vị diện tích)
- Hình thứ ba là một hình bình hành:
Ta đặt hình bình hành đã cho là ABCD có đường chéo AC. Khi đó diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích tam giác ABC cộng với diện tích tam giác ADC.
Diện tích tam giác ABC bằng diện tích tam giác ADC bằng: (đơn vị diện tích).
Diện tích hình bình hành ABCD là: 3 + 3 = 6 (đơn vị diện tích).
Bài 13 trang 119 Toán 8 Tập 1: Cho hình 125 trong đó ABCD là hình chữ nhật, E là một điểm bất kì nằm trên đường chéo AC, FG // AD và HK // AB. Chứng minh rằng hai hình chữ nhật EFBK và EGDH có cùng diện tích.
Lời giải:
Ta có: SEHDG = SADC – SAHE – SEGC.
SEFBK = SABC – SAFE – SEKC.
Để chứng minh SEHDG = SEFBK ta chứng minh SADC = SABC; SAHE = SAFE ; SEGC = SEKC.
+ Chứng minh SADC = SABC.
SADC = ;
SABC = .
Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD, AD = BC
⇒ SADC = SABC.
+ Chứng minh SAHE = SAFE (1)
Ta có: EH // AF và EF // AH
⇒ AHEF là hình bình hành
Mà Â = 90º
⇒ AHEF là hình chữ nhật
⇒ SAHE = SAFE (2)
+ Chứng minh SEGC = SEKC
EK // GC, EG // KC
⇒ EGCK là hình bình hành
Mà D̂ = 90º
⇒ EGCK là hình chữ nhật
⇒ SEGC = SEKC (3).
Từ (1); (2); (3) suy ra đpcm.
Bài 14 trang 119 Toán 8 Tập 1: Một đám đất hình chữ nhật dài 700m, rộng 400m. Hãy tính diện tích đám đất đó theo đơn vị m2, km2, a, ha.
Lời giải:
Diện tích đám đất theo đơn vị m2 là:
S = 700.400 = 280 000 (m2)
Ta có: 1km2 = 1 000 000 m2
1a = 100 m2
1ha = 10 000 m2
Nên diện tích đám đất tính theo các đơn vị trên là:
S = 0,28 km2 = 2800 a = 28 ha.
Bài 15 trang 119 Toán 8 Tập 1: Đố. Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 5cm, BC = 3cm.
Lời giải:
a) Hình chữ nhật ABCD đã cho có diện tích là
SACBD = 3.5 = 15 (cm2)
Hình chữ nhật có kích thước là 1cm x 12cm có diện tích là 12cm2 và chu vi là
(1 + 12).2 = 26 (cm)
(có 26 > 15)
Hình chữ nhật kích thước 2cm x 7cm có diện tích là 14cm2 và chu vi là
(2 + 7).2 = 18 (cm)
(có 18 > 15).
Như vậy, vẽ được nhiều hình chữ nhật có diện tích bé hơn nhưng có chu vi lớn hơn hình chữ nhật ABCD cho trước.
b) + Chu vi hình chữ nhật ABCD đã cho là
(5 + 3).2 = 16 cm
Cạnh hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật ABCD là:
16 : 4 = 4 cm
Diện tích hình vuông này là
4.4 = 16 cm2
(Ở trên hình là ví dụ hình vuông MNPQ có cạnh là 4cm)
Vậy diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình vuông.
+ Trong các hình chữ nhật có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất.
Gọi cạnh của hình chữ nhật có độ dài lần lượt là a, b.
Hình vuông có cùng chu vi với hình chữ nhật nên cạnh hình vuông là .
Do a, b là các số dương nên áp dụng bất đẳng thức Cô – si cho hai số dương a, b ta được:
Vậy hình vuông có diện tích lớn nhất.
Bài giảng Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
Xem thêm lời giải bài tập Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8