TOP 15 câu Trắc nghiệm Trọng lực, lực hấp dẫn có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 43.

1 8,427 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Lực hút của Trái Đất

Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.

Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất

II. Trọng lượng và lực hút của Trái Đất

- Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.

- Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.

- Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực (N).

Ví dụ: 

                             Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

III. Trọng lượng và khối lượng

- Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn. 

                              Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

IV. Lực hấp dẫn  

- Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.

Ví dụ:

                              Trọng lượng, lực hấp dẫn | Kết nối tri thức

- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Ví dụ:

Cùng là một quyển sách có khối lượng 0,2 kg, nhưng:

+ Đặt quyển sách trên Trái Đất: độ lớn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên quyển sách là 1,9 N.

+ Đặt quyển sách trên Mặt Trăng: độ lớn lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên quyển sách là 0,3 N.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

A. Lực giúp ô tô chạy được trên đường.

B. Lực giúp một số vật lơ lửng được trong lòng chất lỏng.

C. Lực giúp một chiếc thuyền buồm chuyển được trên biển.

D. Lực giúp con người đi lại, sinh hoạt bình thường mà không bị văng vào vũ trụ.

Đáp án: D

Giải thích:

A – lực ma sát.

B, C – lực đẩy của nước.

Câu 2: Lực nào sau đây không phải là lực hút của Trái Đất?

A. Lực đưa người lên trên tầng cao khi đi thang máy.

B. Lực làm chiếc lá bị rụng tự nhiên từ trên cành xuống.

C. Lực khiến quả bóng rơi xuống khi thả từ trên cao.

D. Lực khiến giọt mưa rơi xuống đất.

Đáp án: A

Giải thích:

Lực đưa thang máy lên là lực kéo của động cơ.

Câu 3: Trong số các lực có đặc điểm sau đây, đâu là lực hút của Trái Đất?

A. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.

B. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

D. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới là trọng lực.

Câu 4: Lực hút của Trái Đất trong trường hợp sau có độ lớn bằng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Trọng lực, lực hấp dẫn có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. 600 N.                      

B. 300 N.                         

C. 150 N.                       

D. 1 500 N.

Đáp án: D

Giải thích:

Lực hút của Trái Đất trong trường hợp hình trên bằng 1 500 N vì mũi tên có 5 đoạn mỗi đoạn ứng với 300 N.

Câu 5: Vai trò của lực hút của Trái Đất là gì?

A. Giúp con người không bị trôi nổi trong vũ trụ.

B. Giữ lại được những tài nguyên tự nhiên cho Trái Đất: nước, không khí..

C. Các vật có khối lượng bị bay với vận tốc rất lớn.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của lực hút của Trái Đất là:

- Giúp con người không bị trôi nổi trong vũ trụ.

- Giữ lại được những tài nguyên tự nhiên cho Trái Đất: nước, không khí...

- Các vật có khối lượng bị bay với vận tốc rất lớn.

Câu 6: Trọng lượng là:

A. Độ lớn của lực đàn hồi tác dụng lên một vật.

B. Độ lớn của lực đẩy tác dụng lên một vật.

C. Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật.

D. Cả 2 đáp án B, C đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật.

Câu 7: Nối trọng lượng với các đối tượng tương ứng sau đây?

(1) 10 N             (2) 300 N                               (3) 50 000 N

a) ô tô tải           b) bạn học sinh lớp 6              c) một túi đường

A. (1) – a, (2) – b, (3) – c.

B. (1) – c, (2) – b, (3) – a.

C. (1) – b, (2) – a, (3) – c.

D. (1) – a, (2) – c, (3) – b.

Đáp án: B

Giải thích:

Trọng lượng tương ứng với vật: (1) – c, (2) – b, (3) – a.

Câu 8: Độ lớn lực hút của Trái Đất phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Khối lượng của vật.

B. Thể tích của vật.

C. Độ dài của vật.

D. Diện tích bề mặt của vật.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ lớn lực hút của Trái Đất phụ thuộc vào khối lượng của vật và vị trí của vật.

Câu 9: Chọn câu đúng.

A. Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.

B. Khối lượng của vật càng nhỏ thì trọng lượng của vật càng lớn.

C. Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng nhỏ.

D. Khối lượng của vật không liên quan đến trọng lượng của vật đó.

Đáp án: A

Giải thích:

Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.

Câu 10: Nội dung nào sau đây phù hợp với đại lượng trọng lượng?

A. Đơn vị đo là ki-lô-gam.

B. Đơn vị là niu-tơn.

C. Có gốc, phương và chiều.

D. Cả hai đáp án B và C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Trọng lượng có đơn vị là niu-tơn.

Câu 11: Nội dung nào sau đây phù hợp với khái niệm lực hút của Trái Đất.

A. Độ lớn của lực được đo bằng cân.

B. Kí hiệu là P.

C. Có gốc đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

D. Có xu hướng đẩy các vật rời xa khỏi Trái Đất.

Đáp án: C

Giải thích:

A – độ lớn của lực được đo bằng lực kế.

B – kí hiệu lực là Trắc nghiệm Trọng lực, lực hấp dẫn có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

D – có xu hướng hút các vật về phía tâm Trái Đất.

Câu 12: Lực hấp dẫn là:

A. Lực đẩy giữa các vật có khối lượng.

B. Lực nâng giữa các vật có khối lượng.

C. Lực đàn hồi giữa các vật có khối lượng.

D. Lực hút giữa các vật có khối lượng.

Đáp án: D

Giải thích:

Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Câu 13: Một bức tranh đang được treo trên tường, câu kết luận nào sau đây đúng?

A. Bức tranh tác dụng lực hấp dẫn lên Trái Đất còn Trái Đất không tác dụng lực hấp dẫn lên bức tranh.

B. Bức tranh tác dụng lực hấp dẫn lên Trái Đất và Trái Đất cũng tác dụng lực hấp dẫn lên bức tranh.

C. Bức tranh không tác dụng lực hấp dẫn lên Trái Đất còn Trái Đất tác dụng lực hấp dẫn lên bức tranh.

D. Cả bức tranh và Trái Đất đều không tác dụng lực hấp dẫn lên nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Bức tranh tác dụng lực hấp dẫn lên Trái Đất và Trái Đất cũng tác dụng lực hấp dẫn lên bức tranh.

Câu 14: Tại sao nhà du hành vũ trụ mặc một bộ áo rất nặng trên Mặt Trăng nhưng vẫn có thể di chuyển dễ dàng?

A. Nhà du hành vũ trụ rất khỏe mạnh.

B. Bộ đồ có thể tháo rời để mang đi từng phần.

C. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên nhà du hành vũ trụ nhỏ hơn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên nhà du hành vũ trụ.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên nhà du hành vũ trụ nhỏ hơn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên nhà du hành vũ trụ nên trọng lượng của nó ở Mặt Trăng nhỏ hơn khi ở trên Trái Đất.

Câu 15: Một con voi có khối lượng là 4 tấn thì sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?

A. 40 000 N.                          

B. 4 000 N.                        

C. 400 N.                      

D. 4 N.

Đáp án: A

Giải thích:

Một con voi có khối lượng là 4 tấn = 4000 kg thì sẽ có trọng lượng khoảng 40 000 N.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 44: Lực ma sát

Trắc nghiệm Bài 45: Lực cản của nước

Trắc nghiệm Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Trắc nghiệm Bài 47: Một số dạng năng lượng

Trắc nghiệm Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

1 8,427 04/09/2022
Tải về