TOP 42 câu Trắc nghiệm Động vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 36: Động vật có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 36.

1 5,616 05/09/2022


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Động vật - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Đa dạng động vật

- Động vật xung quanh ta rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở số lượng loài và môi trường sống của chúng.

- Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo và nhiefu đặc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

II. Các nhóm động vật

1. Động vật không xương sống

- Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.

- Động vật không xương sống được chia thành các ngành sau:

* Ruột khoang:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Khoang cơ thể thông với bên ngoài qua miệng

+ Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi

+ Đại diện: sứa, thủy tức, hải quỳ…

* Giun dẹp:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

+ Một số sống tự do trong nước, đa số sống kí sinh trong cơ thể người và động vật.

+ Đại diện: sán lá gan, sán dây…

* Giun tròn:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể hình trụ, phần lớn có kích thước nhỏ

+ Sống trong môi trường nước, đất hoặc sống kí sinh

+ Đại diện: giun kim, giun đũa…

* Giun đốt:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thế phân đốt

+ Sống ở môi trường ẩm ướt như: đất ẩm, nước…

+ Đại diện: giun đất, rươi,…

* Thân mềm:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể mểm, được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng

+ Có nhiều loài vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ

+ Phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn

+ Đại diện: trai, ốc, mực…

* Chân khớp:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Phần phụ phân đốt, khớp động với nhau

+ Sống ở nhiều môi trường, kể cả kí sinh trên cơ thể sinh vật khác

+ Đại diện: tôm, châu chấu, ve…

2. Động vật có xương sống

* Các lớp cá:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cá sống ở nước

+ Hô hấp bằng mang

+ Di chuyển bằng vây

+ Có hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là thân hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước

+ Gồm hai lớp chính là lớp cá sụn và lớp cá xương

* Lớp lưỡng cư

Động vật | Kết nối tri thức

+ Sống ở những nơi ẩm ướt như bờ ao, đầm lầy

+ Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang

+ Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi

+ Đại diện: cóc, ếch, ễnh ương…

* Lớp bò sát:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Hô hấp bằng phổi

+ Cơ thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có vảy sừng bao phủ

+ Hầu hết bò sát có 4 chân, trừ một số loài chân đã tiêu biến (trăn, rắn)

+ Đại diện: rùa, cá sấu, thằn lằn…

* Lớp chim:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Có lông vũ bao phủ cơ thể

+ Chi trước biến đổi thành cánh

+ Hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí thích nghi với đời sống bay lượn

+ Đại diện: chim bồ câu, hải âu, đà điểu…

* Lớp động vật có vú (thú):

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể phủ lông mao

+ Hô hấp bằng phổi

+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa

+ Đại diện: thỏ, voi, hổ…

III. Vai trò của động vật

1. Vai trò đối với tự nhiên

Động vật | Kết nối tri thức

- Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên

- Góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các laoif trong hệ sinh thái

- Nhiều loài động vật có khả năng cải tạo đất

- Một số loài giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt

2. Vai trò đối với con người

Động vật | Kết nối tri thức

- Cung cấp thức ăn, nguyên liệu cho con người

- Một số loài được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và trang sức

- Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh cho con người

- Một số loài có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng

IV. Tác hại của động vật

Động vật | Kết nối tri thức

- Giun, sán kí sinh gây bệnh trong cơ thể người và động vật

- Một số loài là vật trung gian truyền bệnh

- Một số loài gây hại cho cây trồng và vật nuôi

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sự đa dạng của động vật thể hiện ở:

A. Số lượng loài

B. Môi trường sống

C. Cấu trúc cơ thể

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Động vật đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của chúng:

- Số lượng loài: hiện nay có khoảng hơn 1,5 triệu loài động vật đã được xác định, mô tả và định tên.

- Môi trường sống: khắp mọi nơi trên Trái Đất.

- Cấu trúc cơ thể đa dạng.

Câu 2: Trên Thế giới đã phát hiện được khoảng:

A. 1,5 triệu loài động vật

B. 1,6 triệu loài động vật

C. 1,7 triệu loài động vật

D. 2 triệu loài động vật

Đáp án: A

Giải thích:

Số lượng loài: hiện nay có khoảng hơn 1,5 triệu loài động vật đã được xác định, mô tả và định tên.

Câu 3: Tại sao động vật lại phân bố khắp nơi trên Trái Đất

A. Do con người mang chúng di khắp nơi

B. Do có nhiều loài động vật xuất hiện từ rất sớm

C. Do môi trường sống của động vật vô cùng phong phú và đa dạng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Môi trường sống của động vật vô cùng phong phú và đa dạng, do cấu trúc cơ thể khác nhau nên động vật có thể thích nghi được ở những điều kiện sống khác nhau. Ví dụ như gấu bắc cực có bộ lông dày nên sống được ở nơi có nhiệt độ thấp, Trai sông có lớp vỏ cứng nên có thể sống được ở sâu dưới lớp bùn…

Câu 4: Động vật đa dạng, phong phú nhất ở

A. Vùng ôn đới

B. Vùng nhiệt đới

C. Vùng nam cực

D. Vùng bắc cực

Đáp án: B

Giải thích:

Động vật đa dạng, phong phú nhất ở Vùng nhiệt đới do có điều kiện khí hậu thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của động vật.

Câu 5: Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào?

A. Môi trường sống

B. Cấu tạo cơ thể

C. Đặc điểm dinh dưỡng

D. Đặc điểm sinh sản

Đáp án: B

Giải thích:

Để phân biệt các nhóm động vật có xương sống, ta dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể của chúng.

Những đăc điểm còn lại, những động vật ở các nhóm khác nhau vẫn có thể trùng nhau.

Câu 6: Động vật không xương sống được chia thành bao nhiêu nhóm ngành

A. 2

B. 3

C. 6

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Động vật không xương sống được chia thành 6 nhóm ngành: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, giun đốt, thân mềm, chân khớp.

Câu 7: Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành ruột khoang

A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ

B. Đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng bắt mồi

C. Sống môi trường trên cạn điển hình là ốc, thủy tức,…

D. Có thể làm thức ăn, làm nơi ẩn nấp cho động vật khác

Đáp án: C

Giải thích:

Ruột khoang sống dưới nước.

Câu 8: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài

A. 5 nghìn loài

B. 10 nghìn loài

C. 15 nghìn loài

D. 20 nghìn loài

Đáp án: B

Giải thích:

Ngành ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang đều sống ở biển.

Câu 9: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào

A. Không đối xứng

B. Đối xứng tỏa tròn

C. Đối xứng hai bên

D. Hình thoi

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng tỏa tròn.

Câu 10: Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang (động vật không xương sống)?

A. San hô sinh sản bằng cách nảy mầm

B. San hô có khả năng quang hợp

C. San hô dùng xúc tu quanh miệng để bắt mới và tiêu hóa chúng

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Phần lớn san hô đều có thế nảy mầm sinh trưởng gây ra hiểu lầm san hô là thực vật.

Thực tế san hộ là một loại động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang, thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mới.

Tuy nhiên, 80% nhu cầu đình dưỡng của san hỏ đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đây cũng là lí do mà một số người hiểu lắm san hô là một loài thực vật tự dưỡng có khả năng quang hợp.

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói về nhóm Giun?

A. Hình dạng cơ thể đa dạng

B. Sống môi trường đất ẩm, nước,…

C. Cơ thể dài, đối xứng 2 bên

D. Chưa phân biệt được phần đầu đuôi – lưng bụng

Đáp án: D

Giải thích:

Giun đã phân biệt được phần đầu đuôi – lưng bụng.

Câu 12: Loại Giun nào thuộc nhóm Giun dẹp?

A. Giun đất

B. Giun đũa

C. Sán dây

D. Giun kim

Đáp án: C

Giải thích:

Loại Giun thuộc nhóm Giun dẹp sán dây.

Câu 13: Đặc điểm nào không đúng khi nói về nhóm Thân mềm?

A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc

B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước

C. Đại diện: trai, ốc, hến, sò,…

D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn

Đáp án: D

Giải thích:

Thân mềm có một số loài có hại như ốc sên, ốc bươu vàng.

Câu 14: Thân mềm có tập tính phong phú là do

A. Có cơ quan di chuyển

B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng

C. Hệ thần kinh phát triển

D. Có giác quan

Đáp án: C

Giải thích:

Thân mềm có tập tính phong phú là do hệ thần kinh phát triển.

Câu 15: "Cấu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động", đây là đặc điểm của nhóm ngành động vật nào?

A. Nhóm giun

B. Nhóm thân mềm

C. Nhóm chân khớp

D. Nhóm cá

Đáp án: C

Giải thích:

Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

Nhóm chân khớp: cấu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.

Nhóm cá: đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây.

Câu 16: Đặc điểm nào không đúng khi nói về nhóm Chân khớp?

A. Có thể chia làm 3 phần (đầu, ngực, bụng)

B. Đa dạng, phomg phú, phân bố khắp nơi

C. Đại diện: rắn, ếch, rệt, chuồn chuồn,...

D. Nhiều loài dùng làm thức ăn cho con người như tôm, cua

Đáp án: C

Giải thích:

Rắn, ếch, rệt, chuồn chuồn,.. không phải đại điện của chân khớp.

Câu 17: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm Cá     

B. Nhóm Chân khớp    

C. Nhóm Giun   

D. Nhóm Ruột khoang

Đáp án: B

Giải thích:

Nhóm động vật có số lượng loài lớn nhất là chân khớp.

Câu 18: Động vật có xương sống được chia thành bao nhiêu lớp

A. 2

B. 3

C. 6

D. 5

Đáp án: D

Giải thích:

Động vật có xương sống được chia thành 5 lớp: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 19: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú       

B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú

C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú

D. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

Đáp án: A

Giải thích:

Động vật có xương sống bao gồm: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.     

Câu 20: Nhóm động vật có xương sống:

A. Sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, gián, nhện,...

B. Cá, rắn, rùa, chim, gà, chó, mèo, khỉ ,...

C. Cá, rắn, rùa, chim, gà, chó, mèo, ốc sên, trai sông ,...

D. Cá, rắn, rùa, chim, gà, chó, mèo, khỉ, sâu xanh,...

Đáp án: B

Giải thích:

Nhóm động vật có xương sống: cá, rắn, rùa, chim, gà, chó, mèo, khỉ, hươu,...

Sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, gián, nhện, trai sông, sâu xanh là những động vật không xương sống.

Câu 21: Nhóm động vật không xương sống là:

A. Sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, gián, nhện,...

B. Sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, chó, gà,...

C. Sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, tê giác, voi,...

D. Sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, gián, cá mập,...

Đáp án: A

Giải thích:

Nhóm động vật không xương sống: sứa, san hô, giun, cua, tôm, ốc sên, gián, nhện,...

Chó, gà, tê giác , voi, cá mập là những động vật có xương sống.

Câu 22: Hình dạng phổ biến ở lớp cá là

A. Hình vuông

B. Hình chữ nhật

C. Hình thoi

D. Hình bình hành

Đáp án: C

Giải thích:

Hình dạng phổ biến ở lớp cá là hình thoi.

Câu 23: Loài cá nào không thuộc lớp cá xương

A. Cá hồi

B. Cá rô

C. Cá chép

D. Cá đuối

Đáp án: D

Giải thích:

Loài cá không thuộc lớp cá xương là cá đuối.

Câu 24: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?

TOP 42 câu Trắc nghiệm Động vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Ruột khoang

B.

C. Lưỡng Cư

D. Bò Sát

Đáp án: C

Giải thích:

Do cá cóc là động vật có xương sống, cá là động vật không xương sống và cá cóc có những đặc điểm thích nghi được với đời sống trên cạn giống với lưỡng cư.

Câu 25: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài trong quần thể

B. Số lượng cá thể trong quần xã

C. Số lượng loài

D. Số lượng cá thể trong một loài

Đáp án: C

Giải thích:

Tiêu chí biểu thị sự đa dạng sinh học là số lượng loài.

Câu 26: Các di chuyển của ếch đồng là

A. Nhảy cóc

B. Bơi

C. Co duỗi cơ thể

D. Nhảy cóc và bơi

Đáp án: D

Giải thích:

Các di chuyển của ếch đồng là nhảy cóc và bơi.

Câu 27: Đặc điểm nào không đúng khi nói về lớp bò sát

A. Là nhóm động vật thích nghi với đời sống trên cạn, trừ một số loài

B. Bò sát đẻ trứng

C. Hô hấp qua da và phổi

D. Đại diện: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu,…

Đáp án: C

Giải thích:

Bò sát chỉ hô hấp bằng phổi.

Câu 28: Chim cánh cụt có đặc điểm lớp lông và lớp mỡ dày để thích nghi với điều kiện sống ở

A. Vùng nhiệt đới

B. Vùng ôn đới

C. Vùng băng giá

D. Vùng sa mạc

Đáp án: C

Giải thích:

Chim cánh cụt có đặc điểm lớp lông và lớp mỡ dày để thích nghi với điều kiện sống ở vùng băng giá.

Câu 29: "Có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phần lớn chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Môi trường sống đa dạng” là đặc điểm của nhóm động vật nào?

A. Động vật có vú

B.

C. Lưỡng Cư

D. Bò Sát

Đáp án: A

Giải thích:

Nhóm cá: đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây.

Nhóm lưỡng cư: ở cạn, da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số có đuôi hoặc thiếu chân hoặc không có đuôi.

Nhóm bò sát: nhóm động vật thích nghi với đời sống ở cạn, một số mở rộng môi trường sống xuống dưới nước, da khô và có vảy sừng.

Nhóm Thú (động vật có vú): có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phần lớn chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Môi trường sống đa dạng.

Câu 30: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A.

B. Thú

C. Lưỡng cư    

D. Bò sát

Đáp án: B

Giải thích:

Cá heo là đại diện của nhóm Thú.

Câu 31: Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là

A. Heo

B. Khỉ

C. Thú vỏ vịt

D. Kangaroo

Đáp án: C

Giải thích:

Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là thú mỏ vịt.

Câu 32: Trong các lớp động vật sau, lớp nào tiến hóa nhất?

A. Lớp Bò sát

B. Lớp Giáp xác

C. Lớp Lưỡng cư

D. Lớp Thú

Đáp án: D

Giải thích:

Lớp động vật tiến hóa nhất là Thú.

Câu 33: Đâu là vai trò của động vật đối với tự nhiên

1)      Là mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

2)      Góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng loài trong hệ sinh thái.

3)      Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (da lông,…).

4)      Nhiều loài có khả năng cải tạo đất như giun đất, dế, bọ hung,…

5)      Một số loài cây giúp thụ phấn và phát tán hạt.

6)      Làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức.

A. 1,2,3,4

B. 1,2,4,5

C. 2,4,5,6

D. 1,3,5,6

Đáp án: B

Giải thích:

Vai trò của động vật đối với tự nhiên là

  • Là mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
  • Góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng loài trong hệ sinh thái.
  • Nhiều loài có khả năng cải tạo đất như giun đất, dế, bọ hung,…
  • Một số loài cây giúp thụ phấn và phát tán hạt.

Câu 34: Đâu là vai trò của động vật đối với con người

1)      Cung cấp thức ăn cho con người (bò, lợn, gà, tôm,…).

2)      Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (da lông,…).

3)      Khả năng tiêu diệt loài sinh vật gây hại.

4)      Nhiều loài có khả năng cải tạo đất như giun đất, dế, bọ hung,…

5)      Làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức.

6)      Là mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

7)      Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh con người.

8)      Phục vụ nghiên cứu, học tập, thử nghiệm, thuốc chữa bệnh,..

A. 1,2,3,4,5,6

B. 1,2.3,5,7,8

C. 2,3,4,5,6

D. 1,3,4,5,6,7

Đáp án: B

Giải thích:

Vai trò của động vật đối với con người là

  • Cung cấp thức ăn cho con người (bò, lợn, gà, tôm,…).
  • Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (da lông,…).
  • Khả năng tiêu diệt loài sinh vật gây hại.
  • Làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức.
  • Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh con người.
  • Phục vụ nghiên cứu, học tập, thử nghiệm, thuốc chữa bệnh,..

Câu 35: Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về

A. Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ

B. Nguyên liệu công nghệ

C. Khoa học, xuất khẩu

D. Tất cả các ý trên đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về:

  • Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ.
  • Nguyên liệu công nghệ.
  • Khoa học, xuất khẩu.

Câu 36: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo

B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú

D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Đáp án: A

Giải thích:

Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ là thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.

Câu 37: Động vật nào được dùng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu thông dụng?

A. Thỏ

B. Chó

C. Chuột bạch

D. Ếch

Đáp án: C

Giải thích:

Động vật được dùng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu thông dụng là chuột bạch.

Câu 38: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tác hại của động vật:

1.    Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch,...)

2.    Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán,...)

3.    Phá hoại mùa màng lương thực, thực phẩm; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá,...)

4.    Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng của con người (con hà, mối,...)

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Cả 4 nhận định đều là những tác hại mà động vật gây ra.

Câu 39: Muỗi có tác hại gì:

A. Là vật trung gian truyền bệnh

B. Phá hoại đỗ dùng trong gia đình, trường học, nhà máy,...

C. Phá hoại mùa màng

D. Có độc nguy hiểm cho con người

Đáp án: A

Giải thích:

Muỗi là vật trung gian truyền bệnh.

Câu 40: Quan sát vòng đời phát triển của loài sâu bướm, cho biết giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất?

A. Bướm

B. Trứng

C. Ấu trùng

D. Nhộng

Đáp án: C

Giải thích:

Giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất là giai đoạn nhộng.

Câu 41: Động vật nào gây trung gian truyền bệnh Covid – 19?

A. Con cú đêm

B. Con sóc

C. Con dơi

D. Con khỉ

Đáp án: C

Giải thích:

Động vật gây trung gian truyền bệnh Covid – 19 là dơi.

Câu 42: Động vật nào gây truyền dịch hạch?

A. Chuột

B. Thỏ

C. Muỗi

D. Mèo

Đáp án: A

Giải thích:

Động vật gây truyền dịch hạch là chuột.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 38: Đa dạng sinh học

Trắc nghiệm Bài 40: Lực là gì?

Trắc nghiệm Bài 41: Biểu diễn lực

Trắc nghiệm Bài 42: Biến dạng của lò xo

Trắc nghiệm Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

1 5,616 05/09/2022