TOP 15 câu Trắc nghiệm Hệ mặt trời có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 54: Hệ mặt trời có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 54.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ mặt trời - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
I. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm:
+ Mặt Trời ở trung tâm.
+ Các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời:
* Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
* Hơn trăm vệ tinh
* Các sao chổi
* Các tiểu hành tinh
* Các thiên thạch
* Bụi vũ trụ.
- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.
- Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau:
+ Thủy tinh gần Mặt Trời nhất.
+ Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời
1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời
- Bốn hành tinh vòng trong (nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh):
+ Thủy tinh
+ Kim tinh
+ Trái Đất
+ Hỏa tinh
- Chúng có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại.
- Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.
2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời
- Bốn hành tinh vòng ngoài là:
+ Mộc tinh
+ Thổ tinh
+ Thiên Vương tinh
+ Hải Vương tinh
- Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì:
+ Chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí;
+ Chúng có kích thước rất lớn.
- Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời nên có nhiệt độ thấp.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hệ Mặt Trời gồm có:
A. Mặt Trời.
B. Tám hành tinh.
C. Hàng trăm vệ tinh.
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, tám hành tinh, hàng trăm vệ tinh.
Câu 2: Tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời gồm:
A. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
B. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Diêm Vương tinh, Hải Vương tinh.
C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh.
D. Thủy tinh, Diêm Vương tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
Đáp án: A
Giải thích:
Tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
Câu 3: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
A. Mộc tinh.
B. Hỏa tinh.
C. Diêm Vương tinh.
D. Thủy tinh.
Đáp án: D
Giải thích:
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là: Thủy tinh.
Câu 4: Hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?
A. Hỏa tinh.
B. Trái Đất.
C. Hải Vương tinh.
D. Mộc tinh.
Đáp án: C
Giải thích:
Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu 5: Tại sao không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
A. Ánh sáng từ Mặt Trời rất mạnh.
B. Mặt Trời phát ra các tia tử ngoại có hại cho mắt.
C. Ánh sáng Mặt Trời gây hoa mắt, chói mắt.
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời vì:
- Ánh sáng từ Mặt Trời rất mạnh.
- Mặt Trời phát ra các tia tử ngoại có hại cho mắt.
- Ánh sáng Mặt Trời gây hoa mắt, chói mắt.
Câu 6: Lực nào gây ra chuyển động quay của các hành tinh xung quanh Mặt Trời?
A. Lực nâng.
B. Lực hấp dẫn.
C. Lực cản của không khí.
D. Lực đẩy.
Đáp án: B
Giải thích:
Lực gây ra chuyển động quay của các hành tinh xung quanh Mặt Trời là lực hấp dẫn.
Câu 7: Chu kì tự quay quanh trục của hành tinh nào sau đây tương tự như Trái Đất?
A. Thủy tinh.
B. Kim tinh.
C. Hòa tinh.
D. Mộc tinh.
Đáp án: C
Giải thích:
Chu kì tự quay quanh trục của Hỏa tinh tương tự như Trái Đất.
Câu 8: Trong số các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời, hành tinh nào mất ít thời gian nhất để quay một vòng xung quanh Mặt Trời?
A. Thủy tinh.
B. Diêm Vương tinh.
C. Kim tinh.
D. Trái Đất.
Đáp án: A
Giải thích:
Hành tinh mất ít thời gian nhất để quay một vòng xung quanh Mặt Trời là: Thủy tinh.
Câu 9: Chu kì tự quay của hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt Trời?
A. Thủy tinh.
B. Kim tinh.
C. Mộc tinh.
D. Thổ tinh.
Đáp án: B
Giải thích:
Chu kì tự quay của Kim tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời với chu kì là 244 ngày.
Câu 10: Trong số các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời, hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời dài nhất?
A. Thổ tinh.
B. Trái Đất.
C. Kim tinh.
D. Hải Vương tinh.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong số các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời, hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời dài nhất là Hải Vương tinh.
Câu 11: Trong số các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời, hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời dài nhất?
A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Thổ tinh.
D. Mộc tinh.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong số các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời, hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời dài nhất là Hải Vương tinh.
Câu 12: Câu nhận xét nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ ở Thủy tinh là lớn nhất.
B. Nhiệt độ ở Kim tinh là lớn nhất.
C. Nhiệt độ ở Hỏa tinh là lớn nhất.
D. Nhiệt độ ở Trái Đất là lớn nhất.
Đáp án: B
Giải thích:
Sao Kim hay Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời bởi hành tinh này được bao phủ bởi lớp mây dày chứa cacbon điôxít và các khí khác, điều này ngăn không cho nhiệt từ Mặt Trời thoát ra không gian bên ngoài. Đó là lý do tại sao hành tinh thứ hai, sau sao Thủy hấp thu nhiệt từ Mặt Trời lại trở nên nóng hơn.
Câu 13: Quan sát Mặt Trời từ Trái Đất và từ Hải Vương tinh ta thấy:
A. Mặt Trời nhìn từ Trái Đất có kích thước nhỏ hơn nhìn từ Hải Vương tinh.
B. Mặt Trời nhìn từ cả hai hành tinh có kích thước như nhau.
C. Mặt Trời nhìn từ Trái Đất có kích thước lớn hơn nhìn từ Hải Vương tinh.
D. Không thể so sánh kích thước của Mặt Trời khi nhìn từ hai hành tinh này.
Đáp án: C
Giải thích:
Mặt Trời nhìn từ Trái Đất có kích thước lớn hơn nhìn từ Hải Vương tinh.
Câu 14: Chọn câu đúng nhất.
A. Thiên Vương tinh có nhiệt độ thấp nhất trong các hành tinh hệ Mặt Trời.
B. Mộc tinh có nhiệt độ thấp nhất trong các hành tinh hệ Mặt Trời.
C. Thổ tinh có nhiệt độ thấp nhất trong các hành tinh hệ Mặt Trời.
D. Hải Vương tinh có nhiệt độ thấp nhất trong các hành tinh hệ Mặt Trời.
Đáp án: D
Giải thích:
Hải Vương tinh có nhiệt độ thấp nhất trong các hành tinh hệ Mặt Trời.
Câu 15: Hành tinh duy nhất (tính đến thời điểm hiện tại) tồn tại sự sống trong hệ Mặt Trời là:
A. Thủy tinh.
B. Trái Đất.
C. Kim tinh.
D. Mộc tinh.
Đáp án: B
Giải thích:
Hành tinh duy nhất (tính đến thời điểm hiện tại) tồn tại sự sống trong hệ Mặt Trời là: Trái Đất.
Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo
Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều