TOP 15 câu Trắc nghiệm Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 52.

1 3,517 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại.

- Chuyển động quay của các vật quanh ta là chuyển động “nhìn thấy”.

- Chuyển động quay của ta là chuyển động thực.

Ví dụ: 

Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.

+ Chuyển động của hàng cây bên đường là chuyển động nhìn thấy.

+ Chuyển động của ô tô là chuyển động thực.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

- Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

-  Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông

III. Phân biệt các thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao là thiên thể tự phát sáng.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng

- Sao chổi là tiểu hành tinh, được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; có hình dáng giống cái chổi.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

                            Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ngồi trên một chiếc xe ô tô đang chạy, em nhìn ra bên ngoài và thấy hàng cây ven đường như đang “chạy” về hướng ngược lại của mình. Đâu là chuyển động nhìn thấy và đâu là chuyển động thực trong trường hợp này?

A. Chuyển động của ô tô là chuyển động nhìn thấy còn chuyển động của hàng cây ven đường là chuyển động thực.

B. Chuyển động của ô tô và của hàng cây đều là chuyển động nhìn thấy.

C. Chuyển động của ô tô và hàng cây ven đường đều là chuyển động thực.

D. Chuyển động của ô tô là chuyển động thực còn chuyển động của hàng cây ven đường là chuyển động nhìn thấy.

Đáp án: D

Giải thích:

Chuyển động của ô tô là chuyển động thực còn chuyển động của hàng cây ven đường là chuyển động nhìn thấy.

Câu 2: Đứng trên một cây cầu bắc qua sông và nhìn xuống dòng nước đang chảy xiết, em có cảm giác như mình đang bị “trôi” ngược dòng nước bên dưới. Đâu là chuyển động nhìn thấy và đâu là chuyển động thực trong trường hợp này?

A. Chuyển động của dòng nước là chuyển động thực, chuyển động của em là chuyển động nhìn thấy.

B. Chuyển động của dòng nước là chuyển động nhìn thấy, chuyển động của em là chuyển động thực.

C. Chuyển động của dòng nước và chuyển động của em là chuyển động nhìn thấy.

D. Chuyển động của dòng nước và chuyển động của em là chuyển động nhìn thực.

Đáp án: A

Giải thích:

Chuyển động của dòng nước là chuyển động thực, chuyển động của em là chuyển động nhìn thấy.

Câu 3: Khi đứng ở trên Trái Đất quan sát sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trong một ngày ta thấy:

A. Mặt Trời mọc lên ở đằng Đông và lặn cũng quay về đằng Đông.

B. Mặt Trời mọc lên ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông.

C. Mặt Trời mọc lên ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

D. Mặt Trời mọc lên ở đằng Tây và lặn cũng quay về đằng Tây

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đứng ở trên Trái Đất quan sát sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trong một ngày ta thấy: Mặt Trời mọc lên ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

Câu 4: Theo quan niệm thời xưa thì:

A. Mặt Trời đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất và các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, Mặt trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.

C. Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.

D. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất và các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo quan niệm xưa thì: Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.

Câu 5: Sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trong một ngày ta quan sát được khi đứng ở Trái Đất là:

A. Chuyển động thực.

B. Chuyển động chậm dần đều.

C. Chuyển động nhanh dần đều.

D. Chuyển động nhìn thấy.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trong một ngày ta quan sát được khi đứng ở Trái Đất là chuyển động nhìn thấy.

Câu 6: Tại sao ta nhìn thấy sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trong ngày khi nhìn từ Trái Đất?

A. Do Trái Đất chuyển động quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

B. Do Trái Đất chuyển động quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.

C. Do Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

D. Do Mặt Trời di chuyển từ hướng Đông sang hướng Tây.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta thấy sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trong ngày khi nhìn từ Trái Đất do Trái Đất chuyển động quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

Câu 7: Khi nhìn từ Trái Đất thấy đường di chuyển của Mặt Trời, đâu là chuyển động thực, đâu là chuyển động nhìn thấy?

A. Chuyển động thực là chuyển động từ Tây sang Đông của Mặt Trời; chuyển động nhìn thấy là chuyển động quay quanh trục của Trái Đất.

B. Chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy đều là chuyển động từ Tây sang Đông của Mặt Trời.

C. Chuyển động thực là chuyển động quay quanh trục của Trái Đất; chuyển động nhìn thấy là chuyển động từ Đông sang Tây của Mặt Trời.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Chuyển động thực là chuyển động quay quanh trục của Trái Đất; chuyển động nhìn thấy là chuyển động từ Đông sang Tây của Mặt Trời.

Câu 8: Trái Đất tự quay quanh trục của nó một vòng hết:

A. Một ngày đêm.

B. Một ngày.

C. Một đêm.

D. Một năm.

Đáp án: A

Giải thích:

Trái Đất tự quay quanh trục của nó một vòng hết một ngày đêm.

Câu 9: Một ngày đêm mà Trái Đất tự quay quanh trục tương ứng với khoảng:

A. 8 giờ.                         

B. 24 giờ.                      

C. 12 giờ.                      

D. 48 giờ.

Đáp án: B

Giải thích:

Một ngày đêm mà Trái Đất tự quay quanh trục tương ứng với khoảng 24 giờ.

Câu 10: Biết Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng, lặn lúc 6 giờ chiều. Hãy cho biết thời điểm quan sát thấy tia sáng Mặt Trời tạo với mặt đất góc 60° về phía Đông là lúc mấy giờ?

A. 9 giờ sáng.          

B. 8 giờ sáng.              

C. 6 giờ chiều.               

D. 10 giờ sáng.

Đáp án: D

Giải thích:

Thời điểm quan sát thấy tia sáng Mặt Trời tạo với mặt đất góc 60° về phía Đông là lúc 10 giờ sáng.

Câu 11: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay Lạng Sơn sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Biết rằng Lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc Bộ.

A. Hà Nội thấy Mặt Trời mọc trước.

B. Không xác định được.

C. Cả Hà Nội và Lạng Sơn cùng nhìn thấy một lúc.

D. Lạng Sơn thấy Mặt Trời mọc trước.

Đáp án: D

Giải thích:

Lạng Sơn nhìn thấy Mặt Trời mọc trước.

Câu 12: Khi nói về khái niệm sao, ta hiểu sao là:

A. Thiên thể không thể tự phát sáng.

B. Thiên thể quay quanh hành tinh.

C. Thiên thể tự phát sáng.

D. Thiên thể phản chiếu lại ánh sáng của thiên thế khác phát ra.

Đáp án: C

Giải thích:

Sao là thiên thể tự phát sáng.

Câu 13: Khi nói về khái niệm hành tinh, ta hiểu hành tinh là:

A. Thiên thể không thể tự phát sáng, quay quanh sao.

B. Thiên thể không thể tự phát sáng, quay quanh vệ tinh.

C. Thiên thể tự phát sáng, quay quanh sao.

D. Thiên thể tự phát sáng, quay quanh các chòm sao.

Đáp án: A

Giải thích:

Hành tinh là thiên thể không thể tự phát sáng, quay quanh sao.

Câu 14: Khi nói về khái niệm vệ tinh, ta hiểu vệ tinh là:

A. Thiên thể không thể tự phát sáng, quay quanh sao.

B. Thiên thể không thể tự phát sáng, quay quanh hành tinh.

C. Thiên thể tự phát sáng, quay quanh hành tinh.

D. Thiên thể tự phát sáng, quay quanh các chòm sao.

Đáp án: B

Giải thích:

Vệ tinh là thiên thể không thể tự phát sáng, quay quanh hành tinh.

Câu 15: Trái Đất là dạng thiên thể nào?

A. Sao.                   

B. Vệ tinh.                       

C. Hành tinh.                        

D. Chòm sao.

Đáp án: C

Giải thích:

Trái Đất là hành tinh.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 53: Mặt trăng

Trắc nghiệm Bài 54: Hệ mặt trời

Trắc nghiệm Bài 55: Ngân hà

1 3,517 04/09/2022
Tải về