TOP 15 câu Trắc nghiệm Một số nhiên liệu có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Một số nhiên liệu có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 14.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số nhiên liệu - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
I. Các loại nhiên liệu
- Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Đó là gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,...
- Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện.
- Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hỏa,...), thể khí (các loại khí đốt). Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn).
II. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu
- Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là các nguồn nhiên liệu phổ biến
+ Than đá chứa nhiều tạp chất, khi đốt cháy sinh ra nhiều chất độc hại, là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
+ Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong các mỏ dầu. Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa, xăng và khí đốt.
- Một số tính chất của nhiên liệu:
+ Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí
+ Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt
+ Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước(trừ cồn)
III. Sơ lược về an ninh năng lượng
- Tất cả hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng.
- Các nguồn năng lượng thông thường là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nhiên liệu hóa thạch), là nguồn năng lượng không tái tạo, sẽ cạn kiệt.
- Con người đã nghiên cứu các nguồn nănng lượng tái tạo: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,...
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …
D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.
Đáp án: D
Giải thích:
D sai vì: Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.
Câu 2: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Ethanol.
B. Dầu mỏ.
C. Khí tự nhiên.
D. Than đá.
Đáp án: A
Giải thích:
Ethanol không phải là nhiên liệu hóa thạch.
Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các nhiên liệu hóa thạch.
Câu 3: Trong các nhiên liệu: than đá, than củi, dầu hỏa, xăng, khí gas, nhiên liệu nào dễ cháy hoàn toàn nhất?
A. Khí gas dễ cháy nhất, vì nó dễ lan tỏa vào không khí khi thoát ra khỏi bình chứa.
B. Xăng dễ cháy nhất vì xăng là chất lỏng.
C. Dầu hỏa dễ cháy nhất vì châm lửa là cháy nhanh.
D. Than củi dễ cháy nhất vì đã được sử dụng rộng rãi từ xa xưa.
Đáp án: A
Giải thích:
Khí gas dễ cháy hoàn toàn nhất.
Câu 4: Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Cả 3 thể: rắn, lỏng, khí.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiên liệu có thể ở thể rắn (than đá, gỗ …); thể lỏng (xăng, dầu hỏa …); thể khí (gas, biogas, …).
Câu 5: Không nên đun bếp than trong phòng kín vì lý do nào sau đây?
A. Than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
B. Than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
C. Than không cháy được trong phòng kín.
D. Giá thành than rất cao.
Đáp án: B
Giải thích:
Không nên đun bếp than trong phòng kín vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu hít quá nhiều trong phòng kín.
Câu 6: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. nguyên liệu.
B. nhiên liệu.
C. vật liệu.
D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Đáp án: B
Giải thích:
Than đá được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện vì nó được dùng để đốt cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất điện.
Câu 7: Nhiên liệu hóa thạch là
A. nguồn nhiên liệu tái tạo.
B. đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
C. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành bởi quá trình phân hủy của các xác động thực vật bị chôn vùi hàng triệu năm.
Câu 8: Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu?
A. Vặn gas thật to khi đun nấu.
B. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong.
C. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp.
D. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu.
Đáp án: B
Giải thích:
Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong góp phần làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxi không khí, tăng hiệu quả khi sử dụng than.
Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các nhiên liệu lỏng?
A. Nến, cồn, xăng.
B. Dầu, than đá, củi.
C. Biogas, cồn, củi.
D. Cồn, xăng, dầu.
Đáp án: D
Giải thích:
A. Sai vì nến là nhiên liệu ở thể rắn.
B. Sai vì than đá và củi là nhiên liệu dạng rắn.
C. Sai vì biogas là nhiên liệu dạng khí, củi là nhiên liệu dạng rắn.
D. Đúng. Cồn, xăng, dầu đều là những nhiên liệu ở dạng lỏng.
Câu 10: Lợi ích nào không phải là lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?
A. Tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản.
B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
C. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
D. Tăng lượng carbon dioxide thải vào môi trường.
Đáp án: D
Giải thích:
Chọn D vì các đáp án A, B, C đều là các lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả.
Câu 11: Nguồn năng lượng nào sau đây ít thân thiện với môi trường nhất?
A. Năng lượng hạt nhân.
B. Năng lượng mặt trời.
C. Năng lượng sinh học.
D. Năng lượng hóa thạch.
Đáp án: D
Giải thích:
Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch sẽ phát sinh nhiều carbon dioxide gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Câu 12: Nhiên liệu nào sau đây được chế biến từ dầu mỏ?
A. Than đá.
B. Gỗ.
C. Xăng.
D. Biogas.
Đáp án: C
Giải thích:
Xăng được chế biến từ dầu mỏ.
Câu 13: Loại nhiên liệu có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn là
A. Nhiên liệu hóa thạch.
B. Nhiên liệu lỏng.
C. Nhiên liệu rắn.
D. Nhiên liệu khí.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn.
Câu 14: Đá cháy hay băng cháy là
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Carbon.
D. Methane hydrate.
Đáp án: D
Giải thích:
Đá cháy hay băng cháy là methane hydrate được hình thành ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, được phát hiện với lượng rất lớn ở sâu dưới biển Bắc cực.
Câu 15: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
B. Nhiên liệu hóa thạch không bị cạn kiệt.
C. Năng lượng gió là năng lượng tái tạo.
D. Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tồn tại cùng nhau trong mỏ dầu.
Đáp án: B
Giải thích:
B sai vì nhiên liệu hóa thạch có hạn và dần bị cạn kiệt.
Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
Trắc nghiệm Bài 16: Hỗn hợp các chất
Trắc nghiệm Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Trắc nghiệm Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống
Trắc nghiệm Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều