TOP 15 câu Trắc nghiệm Oxygen. Không khí có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 11: Oxygen. Không khí có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 11.

1 4,291 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Oxygen. Không khí - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

IOxygen trên Trái Đất

Ở đâu có oxygen thì ở đó mới tồn tại sự sống, con người và sinh vật mới tồn tại và phát triển

Trong không khí có oxygen vì thể các sinh vật trên mặt đất như con người, thú, chim có thể sống được.

Trong nước có oxygen hòa tan, nên các loại sinh vật dưới nước mới sống được.

Trong lớp đất xốp, có lượng oxygen nằm lẫn trong đất, nên các loại sâu, bọ có thể lấy lượng oxygen này và tồn tại.

Oxygen. Không khí | Kết nối tri thức

II. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen

1. Tính chất vật lí của oxygen

- Ở nhiệt độ thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí .

- Oxygen hóa lỏng ở -1830C, hóa rắn ở -2180C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

2. Tầm quan trọng của oxygen

- Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống.

- Oxygen không chỉ cần thiết  cho quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật trên trái đất mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,...

Oxygen. Không khí | Kết nối tri thức

III. Thành phần của không khí.

Không khí xung quanh ta ngoài oxygen còn nhiều chất khí khác. Trong điều kiện thông thường, thành phần không khí gần đúng theo thể tích như hình sau:

Oxygen. Không khí | Kết nối tri thức

- Khí có thành phần thể tích lớn nhất trong không khí là: nitrogen (78%)

- Oxygen chiếm 21% thể tích trong không khí.

IV. Vai trò của không khí

Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.

Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu.

- Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

Khí carbon dioxide trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

Oxygen. Không khí | Kết nối tri thức

V. Sự ô nhiễm không khí

1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí 

Khi thành phần không khí bị thay đổi như lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí bị ô nhiễm.

a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và con người.

- Núi lửa phun trào 

- Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

- Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

- Khói các phương tiện giao thông chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

- Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic, ... gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..

Oxygen. Không khí | Kết nối tri thức

b) Tác hại của ô nhiễm không khí

- Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông

- Bụi, khói và các khí độc gây bệnh nguy hiểm cho con người,đặc biệt các bệnh về hô hấp, có nguy cơ gây tử vong

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…

- Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi

- Động vật phải di cư, bị tuyệt chủng

2. Bảo vệ môi trường không khí 

- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư, thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.

- Sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ,…đẻ giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Trồng nhiều cây xanh

- Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm

- Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí .

                                         Oxygen. Không khí | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Oxygen có ở đâu?

A. Trong không khí.

B. Trong nước.

C. Trong đất.

D. Trong không khí, đất và nước. 

Đáp án: D

Giải thích:

Ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen có mặt ở trong không khí, đất và nước.

Câu 2: Trong tự nhiên, khí oxygen được sinh ra từ quá trình nào sau đây?

A. Hô hấp của thực vật.

B. Hô hấp của động vật.

C. Quang hợp của cây xanh.

D. Nhiệt phân hợp chất giàu oxygen.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí oxygen.

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý của oxygen?

A. Chất khí.

B. Không mùi, không vị.

C. Tan ít trong nước.

D. Nhẹ hơn không khí.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở nhiệt độ thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ không khí trong lành?

A. Trồng cây gây rừng.

B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

C. Đốt rừng làm nương, rẫy.

D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Trồng cây gây rừng là biện pháp góp phần bảo vệ không khí trong lành.

Câu 5: Vai trò của nitrogen trong không khí

A. Hình thành sấm sét.

B. Tham gia quá trình quang hợp của cây.

C. Tham gia quá trình tạo mây.

D. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong không khí nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích, nhờ các quá trình tự nhiên như sấm sét mà nitrogen chuyển hóa thành các hợp chất mà cây có thể hấp thu được, đó là đạm tự nhiên cho cây.

Câu 6: Khi đun bếp củi, lúc bếp gần tắt người ta thêm củi vào và thổi hoặc quạt gió vào để duy trì sự cháy. Tại sao người ta phải làm như vậy?

A. Để cung cấp nguồn nhiệt cho sự cháy.

B. Để cung cấp oxygen và nguồn nhiệt cho sự cháy.

C. Để cung cấp chất cháy và nguồn nhiệt cho sự cháy.

D. Để cung cấp chất cháy và oxygen cho sự cháy.

Đáp án: D

Giải thích:

Để hình thành sự cháy cần phải có 3 yếu tố:

+ Chất cháy

+ Nguồn nhiệt

+ Oxygen

Khi đun bếp củi, lúc bếp gần tắt người ta thêm củi vào và thổi hoặc quạt gió vào để duy trì sự cháy nhằm cung cấp oxygen và chất cháy (củi) cho sự cháy.

Câu 7: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen sẽ có hiện tượng là

A. Que đóm tắt dần.

B. Que đóm tắt dần sau đó bùng cháy.

C. Que đóm bùng cháy sau đó tắt dần.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Đáp án: C

Giải thích:

Khí oxygen duy trì sự cháy, do đó khi cho que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen que đóm bùng cháy. Sau đó lượng oxygen trong bình giảm dần, que đóm tắt dần.

Câu 8: Khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.

B. Nitrogen.

C. Carbon dioxide.

D. Helium.

Đáp án: C

Giải thích:

Khí carbon dioxide là nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Câu 9: Nguồn lây ô nhiễm không khí trong nhà là

A. Khói thuốc lá.

B. Sơn tường.

C. Hóa chất tẩy rửa.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khói thuốc lá, sơn tường, hóa chất tẩy rửa … đều là các nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí trong nhà.

Câu 10: Cách dập lửa phù hợp cho đám cháy do chập điện là

A. Phun nước vào đám cháy.

B. Dùng xăng, dầu đổ vào đám cháy.

C. Dùng bình chữa cháy chuyên dụng.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Với đám cháy do chập điện cần dùng bình chữa cháy chuyên dụng, không phun nước vào đám cháy vì điện rò rỉ lan truyền theo dòng nước gây nguy hiểm; không dùng xăng, dầu do sẽ làm đám cháy to hơn.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây làm ô nhiễm môi trường không khí?

A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.

B. Tưới nước cho cây trồng.

C. Cuốc đất thành luống để trồng cây.

D. Trồng nhiều cây xanh.

Đáp án: A

Giải thích:

Đốt rơm rạ sau thu hoạch phát sinh ra nhiều khói, bụi gây ô nhiễm môi trường.

Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của oxygen?

A. Dùng làm bình dưỡng khí.

B. Khử trùng nước.

C. Duy trì sự sống trên Trái Đất.

D. Hàn cắt kim loại.

Đáp án: B

Giải thích:

Khí oxygen không khử trùng được nước.

Câu 13: Dấu hiệu nào chứng tỏ không khí bị ô nhiễm?

A. Không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu.

B. Trời xuất hiện sương mù vào buổi sáng.

C. Trời trở gió, xuất hiện mưa.

D. Mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, khó thở.

Đáp án: D

Giải thích:

Không khí bị ô nhiễm khi xuất hiện mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, khó thở.

Câu 14: Để hạn chế sự oxi hóa trong quá trình bảo quản thực phẩm, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Dùng màng bọc thực phẩm.

B. Hút chân không.

C. Bơm khí nitrogen vào túi đựng thực phẩm.

D. Bơm khí oxygen vào túi đựng thực phẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Để hạn chế sự oxi hóa trong quá trình bảo quản thực phẩm người ta cần làm giảm sự tiếp xúc của thực phẩm với oxygen.

Câu 15: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng.

B. Cháy.

C. Tỏa nhiệt.

D. Sự oxi hóa xảy ra chậm.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Một số vật liệu

Trắc nghiệm Bài 13: Một số nguyên liệu

Trắc nghiệm Bài 14: Một số nhiên liệu

Trắc nghiệm Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Trắc nghiệm Bài 16: Hỗn hợp các chất

1 4,291 04/09/2022
Tải về