TOP 15 câu Trắc nghiệm Sự chuyển hóa năng lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 48.

1 4,796 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Chuyển hóa năng lượng

Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: 

Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

II. Định luật bảo toàn năng lượng

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

Rót nước vào cốc nước đá. Nước đã truyền nhiệt năng cho đá làm đá tan.

- Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác”.

Ví dụ: 

                                 Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sau khi bào gỗ, ta thấy mặt của gỗ và dao bào bị nóng lên. Đã có sự chuyển hóa năng lượng nào trong trường hợp này?

A. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang hóa năng.

B. Chuyển hóa từ động năng sang nhiệt năng.

C. Chuyển hóa từ thế năng hấp dẫn thành thế năng đàn hồi.

D. Chuyển hóa từ thế năng đàn hồi sang nhiệt năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi bào gỗ, ta thấy mặt của gỗ và dao bào bị nóng lên. Đã có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng.

Câu 2: Một cầu thủ bóng đá thực hiện động tác đánh đầu vào quả bóng làm nó bay lên cao, rơi xuống chạm đất, biến dạng và phát ra tiếng động. Đã có sự chuyển hóa năng lượng nào trong trường hợp đó?

A. Động năng của đầu cầu thủ chuyển hóa thành cơ năng và năng lượng âm thanh của quả bóng.

B. Nhiệt năng của cầu thủ chuyển hóa thành cơ năng và năng lượng âm thanh của quả bóng.

C. Động năng của đầu cầu thủ chuyển hóa thành hóa năng, cơ năng và năng lượng âm thanh của quả bóng.

D. Quang năng chuyển hóa thành cơ năng và năng lượng âm thanh của quả bóng.

Đáp án: A

Giải thích:

Động năng của đầu cầu thủ chuyển hóa thành cơ năng và năng lượng âm thanh của quả bóng.

Câu 3: Dạng năng lượng nào không xuất hiện trong quá trình chuyển hóa năng lượng khi dùng bếp gas nấu ăn?

A. Hóa năng.

B. Nhiệt năng.

C. Thế năng đàn hồi.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong quá trình chuyển hóa năng lượng khi dùng bếp gas nấu ăn, không có thế năng đàn hồi.

Câu 4: Các em nhỏ chơi bạt nhún, có sự chuyển hóa năng lượng nào xuất hiện trong trường hợp này?

A. Chuyển hóa từ động năng thành hóa năng và năng lượng ánh sáng.

B. Chuyển hóa từ động năng thành năng lượng âm thanh và điện năng.

C. Chuyển hóa từ hóa năng thành động năng và điện năng.

D. Chuyển hóa từ động năng thành thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn.

Đáp án: D

Giải thích:

Các em nhỏ chơi bạt nhún, có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn.

Câu 5: Trong số các đồ vật sau, đồ vật nào biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác?

A. Máy bơm nước.

B. Chiếc bàn gỗ.

C. Kìm cộng lực.

D. Dũa cơ khí.

Đáp án: A

Giải thích:

Đồ vật biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác là máy bơm nước.

Câu 6: Hóa năng không chuyển hóa thành dạng năng lương nào trong số các dạng năng lượng sau?

A. Động năng.                                        

B. Điện năng.

C. Thế năng đàn hồi.                               

D. Nhiệt năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Hóa năng không chuyển hóa thành thế năng đàn hồi.

Câu 7: Thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng trong trường hợp nào sau đây?

A. Quả hồng bị rụng xuống đất.

B. Gió thổi làm chiếc lá dưới đất bay lên cao.

C. Nước ở trên cao chảy xuống theo ống dẫn.

D. Cả hai đáp án A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng trong trường hợp:

Quả hồng bị rụng xuống đất và nước ở trên cao chảy xuống theo ống dẫn.

Câu 8: Trường hợp nào có sự chuyển hóa từ thế năng đàn hồi thành năng lượng âm thanh?

A. Thổi vào sáo ta thấy phát ra tiếng.

B. Vỗ hai tay vào nhau phát ra tiếng.

C. Mặt trống khi bị gõ sẽ dao động và phát ra tiếng.

D. Dùng tay vò một tờ giấy ta thấy phát ra tiếng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trường hợp có sự chuyển hóa từ thế năng đàn hồi thành năng lượng âm thanh là: mặt trống khi bị gõ sẽ dao động và phát ra tiếng.

Câu 9: Câu nào đúng về nội dung định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng không tự sinh ra nhưng có thể dễ dàng bị mất đi nếu không có tác dụng lực.

B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

C. Năng lượng không tự sinh ra nhưng sẽ tự mất đi và chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

Câu 10: Khi thắp sáng đèn sợi đốt, dạng năng lượng ban đầu nào đã được bảo toàn thông qua việc chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng?

A. Hóa năng.

B. Thế năng hấp dẫn.

C. Động năng.

D. Điện năng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi thắp sáng đèn sợi đốt, điện năng đã được bảo toàn thông qua việc chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.

Câu 11: Khi thả quả bóng tennis từ trên cao xuống đất, năng lượng trong trường hợp này được bảo toàn và có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào?

A. Thế năng hấp dẫn chuyển sang động năng và nhiệt năng.

B. Thế năng đàn hồi chuyển sang động năng và nhiệt năng.

C. Cơ năng chuyển sang nhiệt năng.

D. Cơ năng chuyển sang động năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi thả quả bóng tennis từ trên cao xuống đất, năng lượng có sự chuyển hóa từ thế năng hấp dẫn sang động năng và nhiệt năng.

Câu 12: Nhấc một con lắc khỏi vị trí cân bằng và thả tay cho nó dao động, có hiện tượng gì xảy ra sau đó.

A. Con lắc dao động một lúc thì tiếp tục dao động nhanh hơn.

B. Con lắc dao động một lúc thì dao động chậm hơn và dừng lại.

C. Con lắc dao động mãi không ngừng.

D. Con lắc dao động chậm hơn nhưng không bao giờ dừng lại.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhấc một con lắc khỏi vị trí cân bằng và thả tay cho nó dao động, có hiện tượng con lắc dao động một lúc thì dao động chậm hơn và dừng lại.

Câu 13: Thả một viên bi lăn từ máng nghiêng xuống, viên bi lúc đầu chuyển động nhanh nhưng sau đó chậm dần rồi dừng lại. Tại sao lại như vậy?

A. Thế năng hấp dẫn được chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

B. Thế năng hấp dẫn được chuyển hóa thành thế năng đàn hồi và nhiệt năng.

C. Động năng được chuyển hóa thành hóa năng và thế năng hấp dẫn.

D. Hóa năng được chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Thả một viên bi lăn từ máng nghiêng xuống, viên bi lúc đầu chuyển động nhanh nhưng sau đó chậm dần rồi dừng lại vì thế năng hấp dẫn được chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

Câu 14: Tại sao sau khi chạy một lúc ta thấy mệt và nóng.

A. Hóa năng được chuyển hóa thành động năng và quang năng.

B. Hóa năng được chuyển hóa thành động năng và thế năng.

C. Hóa năng được chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

D. Động năng được chuyển hóa thành quang năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau khi chạy một lúc ta thấy mệt và nóng vì hóa năng là năng lượng dự trữ trong thức ăn ta nạp vào cơ thể được chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

Câu 15: Chọn câu sai:

A. Từ một dạng năng lượng ban đầu có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác nhau.

B. Từ một dạng năng lượng ban đầu chỉ có thể chuyển hóa thành môt dạng năng lượng duy nhất.

C. Một hiện tượng có thể diễn ra sự chuyển hóa của nhiều dạng năng lượng.

D. Một dạng năng lượng được bảo toàn thông qua việc truyền và chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D đúng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 49: Năng lượng hao phí

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể

Trắc nghiệm Bài 53: Mặt trăng

1 4,796 04/09/2022
Tải về