TOP 15 câu Trắc nghiệm Ngân hà có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 55: Ngân hà  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 55.

1 705 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 55: Ngân hà - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Ngân Hà là gì?

- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà và thấy nó giống một dòng sông.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngàn Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ngân Hà là:

A. Con sông có màu trắng bạc.

B. Một tập hợp các thiên thế giống như hệ Mặt Trời.

C. Tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, hệ Mặt Trời cũng nằm trong Ngân Hà.

D. Lực giúp con người đi lại, sinh hoạt bình thường mà không bị văng vào vũ trụ.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngân Hà là tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, hệ Mặt Trời cũng nằm trong Ngân Hà.

Câu 2: Ngân Hà là một thiên hà có dạng:

A. Xoắn ốc.

B. Đường thẳng giống dòng sông.

C. Hình oval.

D. Vô định.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngân Hà là một thiên hà có dạng xoắn ốc.

Câu 3: Đơn vị thiên văn (AU) là đơn vị đo lường dựa trên khoảng cách giữa hai thiên thể nào?

A. Trái Đất và Mặt Trăng.

B. Trái Đất và Thủy tinh.

C. Trái Đất và Mặt Trời.

D. Mặt Trăng và Mặt Trời.

Đáp án: C

Giải thích:

Đơn vị thiên văn (AU) là đơn vị đo lường dựa trên khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 4: Vị trí của hệ Mặt Trời so với Ngân Hà là:

A. Trung tâm của Ngân Hà.

B. Gần rìa một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà.

C. Chính giữa các vòng xoắn của Ngân Hà.

D. Cả hai đáp án A, B đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Vị trí của hệ Mặt Trời so với Ngân Hà là gần rìa một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà.

Câu 5: Đường kính của Ngân Hà bằng bao nhiêu?

A. 10 000 năm ánh sáng.

B. 1 000 năm ánh sáng.

C. 100 năm ánh sáng.

D. 100 000 năm ánh sáng.

Đáp án: D

Giải thích:

Đường kính của Ngân Hà bằng 100 000 năm ánh sáng.

Câu 6: Một năm ánh sáng tương đương với:

A. 950 nghìn ki-lô-mét.

B. 95 nghìn ki-lô-mét.

C. 95 nghìn tỉ ki-lô-mét.

D. 9,5 nghìn tỉ ki-lô-mét.

Đáp án: C

Giải thích:

Một năm ánh sáng tương đương với 95 nghìn tỉ ki-lô-mét.

Câu 7: Ngân Hà có độ dày tương đương:

A. 300 năm ánh sáng.

B. 30 năm ánh sáng.

C. 3 năm ánh sáng.

D. 3 000 năm ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngân Hà có độ dày tương đương: 300 năm ánh sáng.

Câu 8: Khoảng cách từ hệ Mặt Trời đến tâm Ngân Hà tương đương:

A. 16 000 năm ánh sáng.

B. 26 000 năm ánh sáng.

C. 6 000 năm ánh sáng.

D. 600 năm ánh sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoảng cách từ hệ Mặt Trời đến Ngân Hà tương đương 26 000 năm ánh sáng.

Câu 9: Mất bao lâu hệ Mặt Trời mới quay hết một vòng quanh Ngân Hà?

A. 130 triệu năm.

B. 230 triệu năm.

C. 30 triệu năm.

D. 200 triệu năm.

Đáp án: B

Giải thích:

Hệ Mặt Trời quay hết một vòng quanh Ngân Hà hết 230 triệu năm.

Câu 10: Nếu coi hệ Mặt Trời là một đồng xu thì Ngân Hà tương ứng với:

A. Một lục địa.

B. Diện tích của Việt Nam.

C. Một quả cam.

D. Một ngôi nhà.

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu coi hệ Mặt Trời là một đồng xu thì Ngân Hà tương ứng với một lục địa.

Câu 11: Tên thiên hà chứa hệ Mặt Trời của chúng ta là:

A. Hành tinh.

B. Vệ tinh.

C. Ngân Hà.

D. Thiên thể.

Đáp án: C

Giải thích:

Tên thiên hà chứa hệ Mặt Trời của chúng ta là Ngân Hà.

Câu 12: Nếu đổi độ dày của Ngân Hà sang ki-lô-mét thì ta có kích thước sau:

A. 300 000 tỉ ki-lô-mét.

B. 285 000 tỉ ki-lô-mét.

C. 28 50 000 tỉ ki-lô-mét.

D. 28 500 000 tỉ ki-lô-mét.

Đáp án: D

Giải thích:

Nếu đổi độ dày của Ngân Hà sang ki-lô-mét thì ta có kích thước sau: 28 500 000 tỉ ki-lô-mét. 

Câu 13: Từ Trái Đất ta quan sát được Ngân Hà vào thời điểm nào?

A. Bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng.

B. Bầu trời lúc ban ngày vào những lúc trời quang và không mây.

C. Bầu trời đêm vào những đêm trời nhiều mây và có trăng.

D. Bầu trời ban ngày vào những ngày trời nhiều mây.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ Trái Đất ta quan sát được Ngân Hà vào thời điểm: bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng.

Câu 14: Thời gian để hành tinh tự chuyển động quanh trục gọi là:

A. Chu kì quay một vòng quanh Ngân Hà của hành tinh.

B. Chu kì quay một vòng quanh Mặt Trời của hành tinh.

C. Chu kì tự quay một vòng quanh trục của hành tinh.

D. Pha tự quay một vòng quanh trục của hành tinh.

Đáp án: C

Giải thích:

Thời gian để hành tinh tự chuyển động quanh trục gọi là: Chu kì tự quay một vòng quanh trục của hành tinh.

Câu 15: Với tốc độ di chuyển là 600 000 m/s thì Ngân Hà đi được đoạn đường bằng bao nhiêu trong 230 triệu năm? Biết 1 năm ánh sáng tương ứng với 95000 tỉ km.

A. 45 810 năm ánh sáng.

B. 451 800 năm ánh sáng.

C. 4 518 200 năm ánh sáng.

D. 45 182 000 năm ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Đổi

+ 230 triệu năm = 230 000 000 . 365 . 24. 3600 = 7,2533.1015 (s)

+ 600 000 m/s = 600 km/s.

Đoạn đường mà Ngân Hà di chuyển trong 230 triệu năm là

S = v. t = 600 . 7,25.1015 = 4,352.1018 (km)

Lại có 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95 000 tỉ km

Trắc nghiệm Ngân hà có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) năm ánh sáng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể

Trắc nghiệm Bài 53: Mặt trăng

Trắc nghiệm Bài 54: Hệ mặt trời

1 705 04/09/2022
Tải về