TOP 15 câu Trắc nghiệm Đo thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Đo thời gian có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 7.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Đo thời gian - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
I. Đơn vị thời gian
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ…
1 giờ = 60 phút = 3600 giây
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây
II. Dụng cụ đo thời gian
- Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Để đo thời gian của một tiết học lớp 6, ta dùng đơn vị đo nào sau đây?
A. tháng.
B. ngày.
C. phút.
D. tuần.
Đáp án: C
Giải thích:
Để đo thời gian của một tiết học lớp 6, ta dùng đơn vị đo là phút.
Câu 2: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta thì đơn vị cơ bản đo thời gian là:
A. giây.
B. phút.
C. giờ.
D. ngày.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta thì đơn vị cơ bản đo thời gian là giây.
Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 384 giờ = …… ngày.
A. 3,84 ngày.
B. 16 ngày.
C. 32 ngày.
D. 6,4 ngày.
Đáp án:B
Giải thích:
384 giờ = = 16 ngày
Câu 4: Đổi đơn vị đo khối lượng trong trường hợp sau: 5 năm 3 tháng =…… năm.
A. 53 năm.
B. 5,03 năm.
C. 5,3 năm.
D. 5,25 năm.
Đáp án: D
Giải thích:
5 năm 3 tháng = = 5,25 năm.
Câu 5: Đâu không phải là dụng cụ đo thời gian?
A. Thước kẹp.
B. Đồng hồ bấm giây.
C. Đồng hồ quả lắc.
D. Đồng hồ Mặt Trời.
Đáp án: A
Giải thích:
Thước kẹp thường dùng để đo đường kính của vật.
Câu 6: Đâu là dụng cụ đo thời gian hiện đại?
A. Đồng hồ Mặt Trời.
C. Đồng hồ cát.
B. Đồng hồ nhang.
D. Đồng hồ điện tử.
Đáp án: D
Giải thích:
Dụng cụ đo thời gian hiện đại là đồng hồ điện tử.
Câu 7: Đâu là đơn vị đo thời gian cổ?
A. Năm.
B. Phút.
C. Khắc.
D. Ngày.
Đáp án: C
Giải thích:
Đơn vị đo thời gian cổ là khắc.
Câu 8: Đâu là ưu điểm của đồng hồ Mặt Trời?
A. Chỉ dùng được vào ngày có nắng.
B. Phụ thuộc vào ngày dài ngày ngắn khác nhau theo từng mùa.
C. Đơn giản, dễ chế tạo.
D. Khó thống nhất về múi giờ do cùng 1 đồng hồ cùng 1 thời điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Ưu điểm của đồng hồ Mặt Trời là đơn giản, dễ chế tạo.
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm của đồng hồ điện tử?
A. Đồng hồ hoạt động liên tục mà không cần phải lên cót tay thủ công.
B. Hiển thị thông số giờ, phút, giây cụ thể và rõ ràng.
C. Đa chức năng hữu ích, có khả năng xử lý cùng lúc nhiều tính năng.
D. Cấu tạo đơn giản, dễ dàng chế tạo.
Đáp án: D
Giải thích:
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng chế tạo không phải là đặc điểm của đồng hồ điện tử.
Câu 10: Xác định ĐCNN của chiếc đồng hồ sau:
A. 1 phút.
B. 1 giây.
C. 12 giờ.
D. 1 giờ.
Đáp án: B
Giải thích:
ĐCNN của đồng hồ là 1 giây.
Câu 11: Xác định ĐCNN của chiếc đồng hồ sau:
A. 5 giây.
B. 5 phút.
C. 0,2 giây.
D. 60 giây.
Đáp án: C
Giải thích:
ĐCNN của đồng hồ là 0,2 giây.
Câu 12: Xác định ĐCNN của chiếc đồng hồ sau:
A. 23 giây.
B. 53 phút.
C. 10 phút.
D. 0,01 giây.
Đáp án: D
Giải thích:
ĐCNN của đồng hồ là 0,01 giây.
Câu 13: Sắp xếp theo thứ tự đúng về các bước đo thời gian bằng đồng hồ điện tử.
(1) Nhấn nút split/reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo.
(2) Nhấn nút start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.
(3) Đọc kết quả đo qua số hiển thị của đồng hồ.
(4) Ước lượng khoảng thời gian cần đo. Nhấn mode để chọn chế độ đo thời gian là giờ, phút hay giây, phân trăm của giây.
(5) Nhấn nút stop (kết thúc) đúng thời điểm để kết thúc sự kiện.
A. (4), (1), (2), (5), (3).
B. (1), (2), (3), (4), (5).
C. (3), (5), (2), (1), (4).
D. (5), (4), (3), (2), (1).
Đáp án: A
Giải thích:
Các bước đo thời gian theo thứ tự đúng là: (4), (1), (2), (5), (3).
Câu 14: Tại sao lại phải ước lượng thời gian trước khi đo thời gian của một hoạt động?
A. Để chọn được đơn vị đo thời gian phù hợp.
B. Để đọc được kết quả đúng.
C. Để mắt đọc được kết quả chính xác hơn.
D. Để nếu ước lượng chuẩn thì không cần đo thời gian nữa.
Đáp án: A
Giải thích:
Phải ước lượng thời gian trước khi đo thời gian một hoạt động để chọn được đơn vị đo thời gian phù hợp, thiết bị đo phù hợp.
Câu 15: Khi đo thời gian cần lưu ý điều gì?
A. Cần bấm chính xác thời điểm bắt đầu tính thời gian và lúc kết thúc việc đo thời gian đó.
B. Nhớ ấn nút reset để đưa con số trên màn hình về 0 trước mỗi lần đo.
C. Kiểm tra hoạt động các nút, phím và pin.
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi đo thời gian cần lưu ý:
- Cần bấm chính xác thời điểm bắt đầu tính thời gian và lúc kết thúc việc đo thời gian đó.
- Nhớ ấn nút reset để đưa con số trên màn hình về 0 trước mỗi lần đo.
- Kiểm tra hoạt động các nút, phím và pin.
Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 8: Đo nhiệt độ
Trắc nghiệm Bài 9: Sự đa dạng của chất
Trắc nghiệm Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Trắc nghiệm Bài 11: Oxygen. Không khí
Trắc nghiệm Bài 12: Một số vật liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều