TOP 15 câu Trắc nghiệm Đo chiều dài có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 5.

1 2,644 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo chiều dài - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Đơn vị độ dài

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.

- Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

    1 milimét (mm) = 0,001 m (1 m = 1000 mm)

    1 xentimét (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

    1 đềximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

    1 kilômét (km) = 1000 m (1 m = 0,001 km)

II. Dụng cụ đo chiều dài

- Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp…

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

                 Đo chiều dài | Kết nối tri thức

- Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo:

  + GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

  + ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ: 

Để đo chiều dài của cái bút, em dùng thước kẻ có GHĐ là 15 cm và ĐCNN là 1mm.

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

III. Cách đo chiều dài

- Đo chiều dài của vật, ta làm theo các bước sau:

  + Bước 1. Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp 

  + Bước 2. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

  + Bước 3. Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  + Bước 4. Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

  + Bước 5. Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

IV. Vận dụng cách đo chiều dài của vào đo thể tích

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L)

      1 m3 = 1000 L

     1 mL = 1 cm

- Đo thể tích của vật bỏ lọt bình chia độ ta làm như sau:

  + Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

  + Bước 2: Thả vật vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước khi đó (gọi là V2).

  + Bước 3: Thể tích của vật (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

Đo chiều dài | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Để đo khoảng cách từ Hà Nội tới Thái Nguyên thì người ta sử dụng đơn vị đo

A. cm.                       

B. km.                               

C. dm.                                   

D. m.

Đáp án: B

Giải thích:

Để đo khoảng cách từ Hà Nội tới Thái Nguyên thì người ta sử dụng đơn vị đo là km.

Câu 2: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta thì đơn vị đo độ dài là:

A. mét.          

B. đề-ca-mét.          

C. héc-tô-mét.         

D. ki-lô-mét.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta thì đơn vị đo độ dài là mét.

Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 23 m = ……dam

A. 230 dam.                    

B. 2 300 dam.                          

C. 0,023 dam.                           

D. 2,3 dam.

Đáp án: D

Giải thích:

23 m = 2,3 dam

Câu 4: Đổi đơn vị đo độ dài trong trường hợp sau: 5 m 42 mm =......m

A. 5,042 m.              

B. 5,42 m.                 

C. 54,2 m.                          

D. 542 m.

Đáp án: A

Giải thích:

5 m 42 mm = 5,042 m

Câu 5: Đâu không phải là dụng cụ đo độ dài?

A. Thước kẹp (thước cặp).

B. Thước dây.

C. Cân tiểu ly.

D. Thước cuộn.

Đáp án: C

Giải thích:

C – sai là dụng cụ đo khối lượng.

Câu 6: Câu nào sau đây đúng khi nói về khái niệm giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước?

A. GHĐ của thước là độ dài nhỏ nhất ghi trên thước, ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN của thước là độ dài giữa vạch đầu tiên và vạch cuối cùng trên thước.

C. GHĐ của thước là độ dài nhỏ nhất ghi trên thước, ĐCNN của thước là độ dài giữa vạch đầu tiên và vạch cuối cùng trên thước.

D. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Đáp án: D

Giải thích:

GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 7: Để đo đường kính trong một chiếc nhẫn đeo tay, ta dùng loại thước đo độ dài nào sau đây?

A. Thước kẹp.      

B. Thước cuộn.                 

C. Thước thẳng.            

D. Thước dây.

Đáp án: A

Giải thích:

Để đo đường kính trong một chiếc nhẫn đeo tay, ta dùng thước kẹp.

Câu 8: Xác định GHĐ và ĐCNN của chiếc thước sau:

Trắc nghiệm Đo chiều dài có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. GHĐ: 7 cm, ĐCNN: 1 cm.                           

B. GHĐ: 7 cm, ĐNCC: 0,5 cm.

C. GHĐ: 7 cm, ĐCNN: 1 mm.                         

D. GHĐ: 7 cm, ĐCNN: 5 mm.

Đáp án: C

Giải thích:

GHĐ: 7 cm, ĐCNN: 1 mm.

Câu 9: Xác định GHĐ và ĐCNN của chiếc thước sau:

Trắc nghiệm Đo chiều dài có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. GHĐ: 18 cm, ĐCNN: 2 cm.                    

B. GHĐ: 18 cm, ĐCNN: 0,25 cm.

C. GHĐ: 18 cm, ĐCNN: 1 mm.                      

D. GHĐ: 18 cm, ĐCNN: 0 mm.

Đáp án: B

Giải thích:

GHĐ: 18 cm, ĐCNN: 0,25 cm.

Câu 10: Bước đầu tiên khi đo chiều dài cần thực hiện là gì?

A. Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

B. Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

C. Mắt nhìn theo hướng vuông góc với đầu kia của vật.

D. Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

Đáp án: D

Giải thích:

Bước đầu tiên khi đo chiều dài cần thực hiện là ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

Câu 11: Trong hình sau, chọn đâu là cách đặt mắt đọc độ dài của vật đúng.

Trắc nghiệm Đo chiều dài có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. Cách 3.          

B. Cách 2.             

C. Cách 1.                

D. Cả hai cách 2 và 3 đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Cách đặt mắt đúng là cách 1.

Câu 12: Một chiếc thước đo độ dài thẳng có GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm có thể dùng để đo độ dài của?

A. Chiều dài lớp học.

B. Độ dày của cuốn sách bài tập KHTN lớp 6.

C. Chiều dài và chiều rộng của sân trường.

D. Chiều rộng của chiếc ba lô học sinh.

Đáp án: D

Giải thích:

Một chiếc thước đo độ dài thẳng có GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm có thể dùng để đo độ dài của chiều rộng chiếc ba lô học sinh.

Câu 13: Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, người ta còn sử dụng đơn vị để đo độ dài là

A. kg, pound.      

B. inch, dặm.       

C. tấc, trượng.         

D. Cả hai đáp án B và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, người ta còn sử dụng đơn vị inch, dặm, tấc, trượng.

Câu 14: Người ta vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích bằng cách dùng bình chia độ thế nào?

A. Dùng mắt để đọc độ cao của mực nước dâng lên trong bình chia độ khi thả vật vào.

B. Thả vật vào bình chia độ xem vật cao đến vạch nào thì đó là thể tích vật.

C. Số chỉ của mực nước cuối cùng khi đã thả vật vào trong bình chia độ là thể tích của vật.

D. Cả hai đáp án B và C đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Người ta vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích bằng cách dùng bình chia độ bằng cách dùng mắt để đọc độ cao của mực nước dâng lên trong bình chia độ khi thả vật vào.

Câu 15: Người ta vận dụng cách đặt mắt đọc chiều dài vào đo thể tích chất lỏng bằng cách dùng bình chia độ như thế nào?

A. Đặt mắt ở phía trên mặt chất lỏng.

B. Đặt mắt ở phía dưới mặt chất lỏng.

C. Đặt mắt ngang với mặt chất lỏng (vuông góc với mặt số).

D. Cả hai đáp án A và B đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Để đọc thể tích chất lỏng người ta đặt mắt ngang với mặt chất lỏng (vuông góc với mặt số).

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Đo khối lượng

Trắc nghiệm Bài 7: Đo thời gian

Trắc nghiệm Bài 8: Đo nhiệt độ

Trắc nghiệm Bài 9: Sự đa dạng của chất

Trắc nghiệm Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

1 2,644 04/09/2022
Tải về