TOP 15 câu Trắc nghiệm Một số lương thực, thực phẩm có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 15.

1 2042 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Vai trò của lương thực, thực phẩm

- Lương thực, thực phẩm là nguồn thức ăn quan trọng của con người. Thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành   năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe người dùng.

VD: Cơm để lâu bị thiu, lạc bị mốc,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm

1. Carbohydrate: nguồn năng lượng chính

- Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ.Phần lớn carbohydrate có nguồn gốc thực vật.

- Khi tiêu hóa, tinh bột chuyển hóa thành đường, rồi thành nước và khí carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

- Đường cũng là một loại carbohydrate. Đường cung cấp nhiều năng lượng và có nhiều trong cây mía, thốt nốt, củ cải đường, các hoa quả ngọt.

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

2. Các chất dinh dưỡng khác  

a) Protein (chất đạm)

- Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Protein liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể và cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

- Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt như đậu, đỗ,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

b) Lipid (chất béo)

- Lipid là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể và có tác dụng chống lạnh. 

- Lipid có ở dạng sản phẩm đã chế biến như bơ, dầu thực vật,... và trong các thực phẩm tự nhiên như sữa, lòng đỏ trứng, thịt, cá, lạc, vừng,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

c) Chất khoáng và vitamin

- Chất khoáng trong cơ thể người gồm: calcium(canxi), phosphorus (photpho), iodine(iot), zinc(kẽm),...Chất khoáng cần thiết cho sự  phát triển của cơ thể.

Ví dụ: Thiếu calcium thì xương trở nên xốp, yếu.Thiếu iodine gây bệnh về tuyến giáp (bướu cổ,...)

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

- Vitamin là những chất chỉ cần lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất. Cơ thể không tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy vào qua thức ăn. 

+ Vitamin chia thành 2 nhóm: vi tamin tan trong chất béo(vitamin A,D,E,K) và nhóm vitamin tan trong nước (vitamin B,C,...)

+ Thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa.

Ví dụ: thiếu vitamin A khiến mắt kém, thiếu vitamin D khiến xương và cơ thể kém phát triển,...

- Nguồn thực phẩm giùa chất khoáng và vitamin: hải sản, các loại rau xanh, củ, quả tươi,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

III. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng

- Các loại thức ăn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau.

- Mỗi người cần năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau phù hợp với lứa tuổi, giới tính, công việc,...

- Nếu ăn quá nhiều nhưng không hoạt động thức ăn sẽ dự trữ dạng chất béo, nếu ăn quá ít không đủ chất cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng.

- Một số chất cần thiết cho cơ thể với lượng nhỏ (chất khoáng, vitamin) nhưng rất quan trọng.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Sắn.

B. Khoai.

C. Mía.

D. Lúa gạo.

Đáp án: C

Giải thích:

Cây mía không được xem là cây lương thực. Cây lương thực là những loại cây cung cấp nhiều tinh bột cho cơ thể như sắn, khoai, lúa gạo, lúa mì, ngô …

Câu 2: Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là

A. chất đạm.

B. chất béo.

C. calcium.

D. carbohydrate.

Đáp án: C

Giải thích:

Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là calcium.

Câu 3: Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng khi thiếu hụt vitamin nào sau đây?

A. Vitamin C.

B. Vitamin A.

C. Vitamin D.

D. Vitamin E.

Đáp án: C

Giải thích:

Trẻ nhỏ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng khi thiếu hụt vitamin D.

Câu 4: Protein có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?

A. Trứng.

B. Rau xanh.

C. Cà chua.

D. Ớt.

Đáp án: A

Giải thích:

Protein có nhiều trong trứng.

Câu 5: Chất dinh dưỡng nào là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể?

A. Vitamin.

B. Chất đạm.

C. Chất xơ.

D. Chất đường bột.

Đáp án: D

Giải thích:

Chất đường bột chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.

Câu 6: Chọn phát biểu sai về các biện pháp bảo vệ thực phẩm?

A. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.

B. Không để ruồi, bọ bâu vào thịt cá.

C. Củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.

D. Cá bỏ tủ lạnh không cần rửa sạch.

Đáp án: D

Giải thích:

Nên làm sạch cá, cắt khúc vừa ăn trước khi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Câu 7: Hãy cho biết đâu là cây lương thực?

A. Cây cà rốt.

B. Cây đu đủ.

C. Cây rau muống.

D. Cây ngô.

Đáp án: D

Giải thích:

Cây ngô là cây lương thực, do ngô cung cấp nhiều tinh bột.

Câu 8: Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ có đặc điểm nào sau đây?

A. Giữ nguyên màu sắc.

B. Giữ nguyên mùi vị.

C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.

D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.

Đáp án: D

Giải thích:

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Câu 9: Lipid có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?

A. Khoai lang.

B. Cà rốt.

C. Thịt.

D. Cà chua.

Đáp án: C

Giải thích:

Lipid có nhiều trong thịt.

Câu 10: Thiếu iodine (I - ốt) có thể gây nên bệnh nào sau đây ở con người?

A. Bệnh quáng gà.

B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh thiếu màu.

D. Bệnh còi xương.

Đáp án: B

Giải thích:

Thiếu iodine gây nên bệnh bướu cổ ở người.

Câu 11: Nhóm chất giúp cho sự phát triển xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và chuyển hóa cơ thể là

A. nhóm chất đường bột.

B. chất đạm.

C. chất béo.

D. nhóm chất khoáng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhóm chất khoáng giúp cho sự phát triển xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và chuyển hóa cơ thể.

Câu 12: Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc?

A. Đau bụng.

B. Buồn nôn, nôn.

C. Đi ngoài nhiều lần.

D. Cả 3 dấu hiệu A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là sau 1 ngày) người bệnh đột ngột có những triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, mất nước, có thể không sốt hoặc sốt trên 38°.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Con người cần năng lượng và chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, phát triển và hoạt động.

B. Thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

C. Lúa gạo, ngô, khoai, sắn là thực phẩm của con người.

D. Lương thực, thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì: Lúa gạo, ngô, khoai, sắn là lương thực của con người.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây là sai về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm?

A. Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ.

B. Protein còn gọi là chất đạm, có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể.

C. Lipit là những chất chỉ cần với một lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất.

D. Chất khoáng vô cùng cần thiết, cho sự phát triển của cơ thể.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì: Vitamin là những chất chỉ cần với một lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất.

Câu 15: Theo số liệu từ Bộ Y Tế Việt Nam, khoảng 16% những người trong độ tuổi từ 25 tới 64 tại Việt Nam bị dư cân hoặc béo phì. Hành động nào sau đây làm tăng nguy cơ béo phì?

A. Ăn nhiều chất đạm, chất béo.

B. Ăn nhiều trái cây, rau xanh.

C. Luyện tập thể dục, thể thao.

D. Đi bộ thường xuyên.

Đáp án: A

Giải thích:

Ăn nhiều chất đạm, chất béo làm tăng nguy cơ dư cân, béo phì.

Để giảm nguy cơ dư cân, béo phì nên:

+ Ăn nhiều trái cây, rau xanh.

+ Luyện tập thể dục, thể thao.

+ Đi bộ thường xuyên.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 16: Hỗn hợp các chất

Trắc nghiệm Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Trắc nghiệm Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống

Trắc nghiệm Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Trắc nghiệm Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

1 2042 lượt xem
Tải về