TOP 15 câu Trắc nghiệm Một số vật liệu có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Một số vật liệu có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 12.

1 2175 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Một số vật liệu - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Vật liệu

- Từ xưa, con người đã biết dùng các vật liệu tự nhiên như: đá và gỗ để làm dụng cụ lao động, xây nhà, đóng thuyền,...

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

- Sau đó con người chế tạo các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,...để phục vụ cho đời sống.

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu

- Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.

Ví dụ: 

- Dây dẫn điện làm bằng kim loại cầ được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc.

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

- Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

Bảng tính chất một số vật liệu thông dụng      Một số vật liệu | Kết nối tri thức

III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình

- Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.

- Nhiều đồ cũ hoặc hỏng (đồ điện, chai lọ, túi đựng,...), rau, thực phẩm hư hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác hoặc được gom lại để tái chế.

- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: 43% tổng sản lượng vàng (gold) trên thế giới được sử dụng trong ngành điện tử. Lí do nào để vàng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện tử?

A. Vàng là kim loại quý, hiếm.

B. Vàng là kim loại dẫn điện tốt nhất.

C. Vàng là kim loại có màu sắc đẹp.

D. Vàng là kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Đáp án: B

Giải thích:

Vàng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện tử vì vàng dẫn điện tốt nhất.

 

Câu 2: Loại vật liệu nào sau đây được sử dụng rộng rãi nhờ tính chất đàn hồi tốt?

A. Cao su.

B. Kim loại.

C. Nhựa.

D. Giấy.

Đáp án: A

Giải thích:

Cao su là vật liệu có tính chất đàn hồi tốt.

Câu 3: Vật liệu được dùng làm các ống dẫn, vỏ tàu, thuyền, khung nhà … là

A. Gang, thép.

B. Thủy tinh.

C. Gốm, sứ.

D. Nhựa.

Đáp án: A

Giải thích:

Gang, thép được dùng làm các ống dẫn, vỏ tàu thuyền, khung nhà …

Câu 4: Vật liệu thủy tinh có các tính chất là

A. Trong suốt, cho ánh sáng đi qua.

B. Dẫn nhiệt kém, không dẫn điện.

C. Cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật liệu thủy tinh có các tính chất: trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

Câu 5: Chu trình 3R (reduce; reuse; recycle) có nghĩa là

A. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

B. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Đáp án: A

Giải thích:

Chu trình 3R có ý nghĩa: Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

+ Reduce: giảm thiểu việc sử dụng.

+ Reuse: Tái sử dụng.

+ Recycle: Tái chế.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây cách điện tốt?

A. Cao su.  

B. Bạc.

C. Sắt.

D. Nhôm.

Đáp án: A

Giải thích:

Kim loại: Bạc, sắt, nhôm là chất dẫn điện

Cao su là vật liệu không dẫn điện nên cao su là chất cách điện.

Câu 7: Vật liệu nào sau đây thường được sử dụng làm lõi dây dẫn điện?

A. Đồng.

B. Thủy tinh.

C. Cao su.

D. Gốm.

Đáp án: A

Giải thích:

Kim loại đồng thường được dùng làm lõi dây dẫn điện vì đồng dẫn điện tốt.

Câu 8: Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại. Vật liệu thường được dùng làm xoong, chảo nấu thức ăn là

A. nhựa.

B. gỗ.

C. thủy tinh.

D. kim loại.

Đáp án: D

Giải thích:

Kim loại dẫn nhiệt tốt, bền nên thường được dùng làm xoong, chảo nấu thức ăn.

Câu 9: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Nhôm.

B. Sắt.

C. Xi măng.

D. Giấy.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong 4 loại vật liệu trên có xi măng không thể tái chế.

Câu 10: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật liệu nhân tạo là do con người tạo ra. Nhựa, thủy tinh, gốm, thép là các vật liệu nhân tạo.

Câu 11: Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2018 đến nay. Landmark 72 là tòa nhà cao nhất Thủ đô Hà Nội. Loại vật liệu nào sau đây có tính chất bền vững, làm khung chịu lực cho các ngôi nhà cao tầng hiện đại?

A. Thủy tinh.

B. Nhôm.

C. Gỗ.

D. Thép.

Đáp án: D

Giải thích:

Thép được sử dụng là khung chịu lực cho các ngôi nhà cao tầng.

Câu 12: Túi nilon rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, vì lý do đó túi nilon gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Hành vi nào sau đây không có tác dụng bảo vệ môi trường?

A. Cấm hoàn toàn việc sử dụng túi nilon.

B. Dùng túi cói, túi giấy thay thế cho túi nilon.

C. Tái chế nilon và rác thải nhựa.

D. Vứt rác bừa bãi, trong đó có cả túi nilon.

Đáp án: D

Giải thích:

Vứt rác bừa bãi, trong đó có cả túi nilon là hành vi phá hoại môi trường.

Câu 13: Loại vật liệu nào sau đây cách điện tốt?

A. Cao su.

B. Nhôm.

C. Đồng.

D. Thép.

Đáp án: A

Giải thích:

Cao su là vật liệu cách điện tốt.

Câu 14: Kim loại sắt, đồng không có tính chất nào sau đây?

A. Có ánh kim.

B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

C. Dễ cháy.

D. Bền, có thể bị gỉ.

Đáp án: C

Giải thích:

Các kim loại sắt, đồng khó cháy.

Câu 15: Cho câu sau: “Để xây dựng thành lũy, làm nhà, làm đường, đổ bê tông, ốp lát các công trình xây dựng người ta thường sử dụng đá”. Từ chỉ vật liệu trong câu trên là

A. thành lũy.

B. nhà.

C. đường.

D. đá.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Vậy đá là vật liệu.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Một số nguyên liệu

Trắc nghiệm Bài 14: Một số nhiên liệu

Trắc nghiệm Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Trắc nghiệm Bài 16: Hỗn hợp các chất

Trắc nghiệm Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

1 2175 lượt xem
Tải về