TOP 15 câu Trắc nghiệm Lực là gì? có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực là gì? có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 40.

1 4,233 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực là gì? - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Lực và sự đẩy, kéo

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.

                                     Lực là gì | Kết nối tri thức

II. Tác dụng của lực

1. Lực và chuyển động của vật

 Lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của các vật như sau:

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

- Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại.

- Vật đổi hướng chuyển động (vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác).

Ví dụ: 

Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.

                                                                     Lực là gì | Kết nối tri thức

Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.

Lực là gì | Kết nối tri thức

2. Lực và hình dạng của vật

- Lực làm thay đổi hình dạng của vật (biến dạng vật).

Ví dụ:

                                                    Lực là gì | Kết nối tri thức

- Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.

Ví dụ: 

Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.

.Lực là gì | Kết nối tri thức

Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống

Lực là gì | Kết nối tri thức

Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác

Lực là gì | Kết nối tri thức

III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

- Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau. 

Lực là gì | Kết nối tri thức

Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Lực nào xuất hiện trong hình sau?

Trắc nghiệm Lực là gì? có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. Lực hút.

B. Lực nâng.

C. Lực ném.

D. Lực ép.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực xuất hiện trong hình là lực ném.

Câu 2: Lực nào xuất hiện trong hình sau?

Trắc nghiệm Lực là gì? có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. Lực ép.

B. Lực ném.

C. Lực nâng.

D. Lực cản.

Đáp án: A

Giải thích:

Lực xuất hiện trong hình là lực ép.

Câu 3: Chọn câu đúng nói về khái niệm lực?

A. Tác dụng hút, nén của vật này lên vật khác gọi là lực.

B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

C. Tác dụng cọ xát của vật này lên vật khác gọi là lực.

D. Tác dụng nâng, đỡ vật này lên vật khác gọi là lực.

Đáp án: B

Giải thích:

Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

Câu 4: Trường hợp này sau đây xuất hiện lực đẩy?

A. Em bé buộc dây vào đồ chơi và làm cho đồ chơi chuyển động.

B. Dùng chân đá vào quả bóng làm quả bóng bay đi.

C. Dùng nam châm để thu gọn những viên bi sắt lại gần mình.

D. Lực tác dụng của đầu máy tàu hỏa lên những toa tàu phía sau khi chuyển động.

Đáp án: B

Giải thích:

A – lực kéo.

C – lực hút.

D – lực kéo.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực kéo?

A. Bánh xe sau lăn tác động làm cho cả chiếc xe tiến về phía trước.

B. Dùng vợt đánh vào quả bóng tennis đang bay tới gần mình.

C. Trò chơi đẩy gậy.

D. Dùng nam châm điện để thu gom những phần rác bằng sắt, thép.

Đáp án: D

Giải thích:

A – lực đẩy.

B – lực đẩy.

C – lực đẩy.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây, lực tác dụng làm vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động?

A. Dùng tay đỡ món đồ được tung tới.

B. Đang đi đột ngột gặp một xe đi ngược chiều phải đánh tay lái để tránh.

C. Dùng ngón tay búng vào viên bi đang nằm yên trên sàn.

D. Con linh dương tăng tốc khi bị báo săn.

Đáp án: C

Giải thích:

A – vật đang chuyển động thì bị dừng lại.

B – vật đang chuyển động thì bị dừng lại.

C – vật chuyển động nhanh hơn.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây cho thấy vật chuyển động nhanh dần?

A. Chú chim bồ câu bay ổn định trên trời.

B. Đoàn tàu đang về ga.

C. Vận động viên chạy nước rút chuẩn bị về đích.

D. Người ngồi yên trên ghế.

Đáp án: C

Giải thích:

A – chuyển động với tốc độ không đổi.

B – chuyển động chậm dần.

D – không chuyển động.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây, vật đang chuyển động thì dừng lại?

A. Dùng tay đấm vào bao cát đang đứng yên.

B. Dùng tay hứng quả rụng từ trên cành.

C. Thả tay cho những quả bóng bị gió đẩy bay đi.

D. Con trâu đang kéo cày.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B – vật bắt đầu chuyển động.

D – vật tiếp tục chuyển động.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây, vật bị đổi hướng chuyển động?

A. Máy bay đang cất cánh.

B. Đánh lái mái chèo để thuyền tránh va chạm với bãi đá ngầm.

C. Xe đạp tăng tốc để em học sinh không bị muộn giờ học.

D. Cầu thủ sút thẳng bóng về phía cầu môn.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – chuyển động nhanh dần.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây lực tác dụng làm thay đổi hình dạng vật?

A. Ngồi xuống đệm làm đệm bị lún.

B. Vận động viên đang giương cung.

C. Tay nhấc chiếc cốc lên cao.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

C – lực làm vật chuyển động.

Câu 11: Chọn câu đúng về khái niệm lực tiếp xúc.

A. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

B. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

C. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật không gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 12: Chọn câu đúng về khái niệm lực không tiếp xúc.

A. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

B. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật không gây ra lực, tiếp xúc với vật không chịu tác dụng của lực.

C. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

D. Lực không tiếp xúc là lực không xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Đáp án: A

Giải thích:

Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 13: Trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.

B. Hai đầu của hai thanh nam châm đẩy nhau.

C. Em bé dùng tay cầm thìa xúc thức ăn.

D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – lực không tiếp xúc.

Câu 14: Trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Các bạn học sinh đang kê lại bàn ghế trong lớp.

B. Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

C. Bà đang đan chiếc áo len.

D. Người đang cố đẩy chiếc xe ô tô chết máy trên đường.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – lực tiếp xúc.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không phải là lực tiếp xúc?

A. Quả bàng chín rụng xuống từ cành cây.

B. Em đang dùng đũa gắp thức ăn.

C. Bạn học sinh dùng tay cầm bút viết.

D. Cô giáo cầm phấn viết trên bảng.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C, D – đều là lực tiếp xúc.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 41: Biểu diễn lực

Trắc nghiệm Bài 42: Biến dạng của lò xo

Trắc nghiệm Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Trắc nghiệm Bài 44: Lực ma sát

Trắc nghiệm Bài 45: Lực cản của nước

1 4,233 04/09/2022
Tải về