TOP 15 câu Trắc nghiệm Một số dạng năng lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 47.

1 1,557 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Nhận biết năng lượng

- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó.

Ví dụ: 

Nhận biết quang năng khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn, đèn pin,…

Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

Nhận biết động năng khi ta thấy vật đang chuyển động: người đi xe đạp, ô tô đang chạy…

                                  Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

II. Các dạng năng lượng

- Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.

                                     Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).

                                         Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng hóa học (hóa năng): năng lượng sinh ra do phản ứng hóa học của các hóa chất.

                                             Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng điện (điện năng): năng lượng được tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)

                               Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

+ Năng lượng ánh sáng (quang năng): năng lượng được phát ra từ các nguồn sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo).

                                     Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng âm: năng lượng lan truyền từ các nguồn âm.

                                                Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhiệt.

                                      Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

Ví dụ: 

Khi em bé đang trượt cầu trượt, thì:

+ Em bé đang chuyển động: em bé có động năng.

+ Em bé ở trên cao so với mặt đất: em bé có thế năng hấp dẫn.

Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khi đi xe máy, ta nhận biết năng lượng xuất hiện nhờ biểu hiện nào?

A. Động cơ nóng lên.

B. Có tiếng nổ máy.

C. Xe di chuyển.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đi xe máy, ta nhận biết năng lượng xuất hiện nhờ biểu hiện:

- Động cơ nóng lên.

- Có tiếng nổ máy.

- Xe di chuyển.

Câu 2: Khi dùng quạt điện, ta nhận biết năng lượng điện nhờ biểu hiện nào?

A. Cánh quạt vẫn đứng yên.

B. Cánh quạt bắt đầu quay.

C. Ngửi thấy mùi thơm từ quạt.

D. Thấy không khí xung quanh nóng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

Dùng quạt điện, ta nhận biết năng lượng điện nhờ nhìn thấy cánh quạt bắt đầu quay.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây xuất hiện động năng?

A. Hai bạn học sinh đang chơi đuổi bắt.

B. Người ngồi lên đệm làm đệm bị lún.

C. Tiếng trống hội rất to.

D. Không khí xung quanh ngọn nến rất ấm.

Đáp án: A

Giải thích:

B – thế năng đàn hồi.

C – năng lượng âm thanh.

D – năng lượng nhiệt.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện thế năng hấp dẫn?

A. Cặp sách đặt trên ghế học sinh.

B. Vận động viên đang chạy marathon.

C. Ô tô đang đi trên dường.

D. Sợi dây chun buộc bị biến dạng.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C – động năng.

D – thế năng đàn hồi.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện năng lượng hóa học?

A. Quẹt cho que diêm phát sáng.

B. Tiếng trống trường lúc ra chơi rất to.

C. Các loại thực phẩm em ăn uống mỗi ngày.

D. Cả hai đáp án A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

B – năng lượng âm thanh.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện điện năng?

A. Khi xe máy khởi động.

B. Tấm pin Mặt Trời nối với đèn tín hiệu giao thông làm đèn phát sáng.

C. Tiếng chuông nhà thờ mỗi ngày.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

A – Khi xe máy khởi động, dòng điện được tạo ra từ acqui, động cơ, …

B – Khi tấm pin Mặt Trời được nối với mạch điện sẽ tạo ra dòng điện trong mạch.

C – Năng lượng âm thanh.

Câu 7: Trường hợp nào xuất hiện quang năng?

A. Một cơn gió thổi làm tán lá xao động.

B. Nồi nước đang sôi.

C. Ánh Mặt Trời lúc hoàng hôn.

D. Người thanh niên đang luyện tập bằng chiếc kìm tay.

Đáp án: C

Giải thích:

A – động năng.

B – nhiệt năng

D – động năng.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây xuất hiện năng lượng âm?

A. Con cá đang bơi trong bể cá cảnh.

B. Tiếng học sinh nô đùa giờ ra chơi.

C. Dòng nước chảy ra từ vòi xuống chậu.

D. Em đi từ tầng một lên tầng hai.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – động năng.

Câu 9: Trường hợp nào xuất hiện năng lượng nhiệt?

A. Bố em đang bật bếp để nấu ăn.

B. Đàn vịt con đang theo mẹ ra ao bơi.

C. Con bướm đang đậu trên cành hoa.

D. Điều hòa hoạt động làm mát phòng.

Đáp án: A

Giải thích:

B – động năng.

C – thế năng.

D – nhiệt năng.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây xuất hiện thế năng đàn hồi?

A. Trẻ em nhún nhẩy trên tấm bạt lò xo.

B. Các em bé đang chơi trong nhà phao.

C. Chú chim đậu trên cành cây.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

C – thế năng hấp dẫn.

Câu 11: Em đang đạp xe tới trường học, dạng năng lượng chính xuất hiện ở đây là:

A. Thế năng đàn hồi.

B. Thế năng hấp dẫn.

C. Động năng.

D. Quang năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Dạng năng lượng chính xuất hiện là động năng.

Câu 12: Em đang ngồi trông nồi bánh chưng ngày tết, dạng năng lượng chính xuất hiện trong trường hợp này là:

A. Nhiệt năng.

B. Hóa năng.

C. Quang năng.

D. Năng lượng điện.

Đáp án: A

Giải thích:

Dạng năng lượng chính xuất hiện ở đây là nhiệt năng.

Câu 13: Trên tầng 2 đang có các học sinh ngồi học trong lớp, dạng năng lượng chính xuất hiện ở đây là:

A. Động năng.

B. Thế năng hấp dẫn.

C. Nhiệt năng.

D. Hóa năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Dạng năng lượng chính xuất hiện ở đây là thế năng hấp dẫn.

Câu 14: Chọn đúng phương án cho biết nguồn phát ra năng lượng âm.

A. Tỏa ra từ Mặt Trời, dây tóc bóng đèn...

B. Lưu trữ trong thức ăn và các dạng năng lượng hóa thạch: than đá, khí ga...

C. Phát ra từ các nguồn: dây đàn, loa…

D. Tỏa ra từ ngọn lửa, Mặt Trời, bếp đun…

Đáp án: C

Giải thích:

A – Quang năng, nhiệt năng.

B – Hóa năng.

D – Nhiệt năng, quang năng.

Câu 15: Chọn đúng phương án cho biết nguồn phát ra năng lượng hóa học.

A. Tỏa ra từ Mặt Trời, dây tóc bóng đèn...

B. Lưu trữ trong thức ăn và các dạng năng lượng hóa thạch: than đá, khí ga...

C. Tạo ra từ pin, acqui, nhà máy điện...

D. Xuất hiện khi vật ở một độ cao so với mặt đất.

Đáp án: B

Giải thích:

A – Quang năng, nhiệt năng.

C – Điện năng.

D – Thế năng hấp dẫn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Trắc nghiệm Bài 49: Năng lượng hao phí

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể

1 1,557 04/09/2022
Tải về