TOP 15 câu Trắc nghiệm Lực cản của nước có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 45: Lực cản của nước có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 45.

1 4,274 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Lực cản của nước - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Thí nghiệm về lực cản của nước

* Dụng cụ thí nghiệm:

- Một hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt hình hộp chữ nhật (1)

- Một xe lăn (2) 

- Một tấm cản hình chữ nhật (3)

- Một đường ray cho xe lăn chạy, có xẻ rãnh ở giữa để lắp tấm cản (4)

- Một ròng rọc cố định (5)

- Một phễu rót nước (6)

- Một đoạn dây mảnh (7)

- Một lực kế lò xo có GHĐ 5 N (8)

- Một van xả nước (9)

* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình dưới, kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế.

Bước 2: Cho nước vào hộp lặp lại thí nghiệm như bước 1.

* Rút ra kết luận:

        Các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản của nước.

                           Lực cản của nước | Kết nối tri thức

II. Lực cản của nước phụ thuộc yếu tố nào?

- Lực cản của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: Độ lớn lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.

Ví dụ:

Lực cản của nước | Kết nối tri thức

Thả một tờ giấy phẳng và một tờ giấy được vo tròn xuống nước.

=> Tờ giấy vo tròn nhanh chóng chìm xuống nước, còn tờ giấy phẳng không chìm được xuống nước (nổi trên mặt nước), do diện tích mặt cản của tờ giấy phẳng lớn nên độ lớn lực cản của nước tác dụng lên tờ giấy phẳng mạnh.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nếu để cho cùng một người khi chạy trên bờ và khi bơi dưới nước cùng tiến tới một vạch đích thì kết quả sẽ thế nào?

A. Cả hai trường hợp đều về đích với cùng một thời gian.

B. Trường hợp bơi dưới nước sẽ nhanh hơn.

C. Trường hợp chạy ở trên bờ sẽ nhanh hơn.

D. Chưa đủ cơ sở để kết luận.

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu để cho cùng một người khi chạy trên bờ và khi bơi dưới nước cùng tiến tới một vạch đích thì trường hợp chạy ở trên bờ sẽ nhanh hơn.

Câu 2: Trường hợp nào trong các trường hợp sau chịu lực cản của nước?

A. Con sứa đang bơi.

B. Chiếc thuyền đang trôi trên sông.

C. Vận động viên điền kinh đang chạy.

D. Cả hai đáp án A, B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Trường hợp chịu lực cản của nước là con sứa đang bơi và chiếc thuyền trôi trên sông.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây chịu lực cản của không khí?

A. Con mèo đang đuổi bắt chuột.

B. Từng đám bèo trôi theo dòng nước.

C. Vận động viên bơi lội tham gia vào cuộc thi.

D. Những đàn cá nhỏ di cư theo mùa.

Đáp án: A

Giải thích:

Trường hợp chịu tác dụng của lực cản không khí là con mèo đang đuổi bắt chuột.

Câu 4: Khi so sánh lực cản của nước và lực cản của không khí ta thấy:

A. Lực cản của nước nhỏ hơn lực cản của không khí.

B. Lực cản của nước và không khí là ngang nhau.

C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

D. Chưa đủ điều kiện để so sán.

Đáp án: A

Giải thích:

Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 5: Chọn phát biểu sai:

A. Người đang lặn chịu lực cản lớn hơn người đang chạy bộ.

B. Máy bay chịu lực cản lớn hơn tàu ngầm.

C. Rùa bơi trong nước chịu lực cản lớn hơn rùa bò trên cạn.

D. Vịt đi trên cạn chịu lực cản nhỏ hơn vịt bơi dưới nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Phát biểu sai là: máy bay chịu lực cản lớn hơn tàu ngầm.

Câu 6: Một người chơi nhảy dù sẽ chịu những tác động nào?

A. Chịu tác dụng lực hút của Trái Đất.

B. Chịu tác dụng lực cản của nước.

C. Chịu tác dụng lực cản của không khí.

D. Cả hai đáp án A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Một người chơi nhảy dù sẽ chịu tác động của lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.

Câu 7: Trường hợp nào lực cản của không khí lớn nhất?

A. Thả rơi một quả bàn từ độ cao 3 m.

B. Thả rơi một chiếc lá bàng từ độ cao 3 m.

C. Thả rơi một tờ giấy ăn trải rộng từ độ cao 3 m.

D. Thả rơi một chiếc vòng kim loại từ độ cao 3 m.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực cản của không khí lớn nhất trong trường hợp thả rơi một tờ giấy ăn từ độ cao 3 m.

Câu 8: Trường hợp nào lực cản không khí nhỏ nhất?

A. Một người đi xe máy ngồi thẳng người.

B. Một người đi xe máy với tư thế người cúi thấp.

C. Người mặc áo mưa choàng khi đi xe máy.

D. Người đi xe máy với tư thế nghiêng một bên.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực cản không khí nhỏ nhất trong trường hợp người đi xe máy với tư thế người cúi thấp.

Câu 9: Độ lớn lực cản phụ thuộc vào:

A. Thể tích của vật.

B. Diện tích bề mặt tiếp xúc của vật.

C. Chiều cao của vật.

D. Cân năng của vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ lớn lực cản phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc của vật.

Câu 10: Hiện tượng nào cho thấy ảnh hưởng của lực cản của nước.

A. Động vật sống dưới nước thường có thân hình mỏng, dẹt và thuôn gọn.

B. Gấu thường có bộ lông rất dày.

C. Làn da của một số loại bò sát có khả năng đổi màu.

D. Lớp lông của vịt thường có một lớp dầu mỏng.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng cho thấy ảnh hưởng của lực cản của nước là: động vật sống dưới nước thường có thân hình mỏng, dẹt và thuôn gọn.

Câu 11: Hiện tượng nào cho thấy ảnh hưởng lực cản của không khí?

A. Con bạch tuộc có rất nhiều chân.

B. Con tê giác có thân hình to bản và chắc chắn.

C. Dù thường có dạng tấm to bản và rộng.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.  

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện tượng cho thấy ảnh hưởng của lực cản không khí là dù thường có dạng tấm to bản và rộng.

Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến lực cản của nước?

A. Bàn chân con vịt thường có lớp màng da.

B. Những người thợ lặn đi một đôi giày đặc biệt giống chân vịt.

C. Đầu mũi thuyền thường có dạng khá nhọn và thuôn.

D. Cú là loài động vật săn mồi ban đêm.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C liên quan đến lực cản của nước.

Câu 13: Chọn câu đúng:

A. Lực cản của không khí lớn hơn lực cản của nước.

B. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

C. Lực cản của mỗi loại chất lỏng khác nhau là khác nhau.

D. Cả hai đáp án B và C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C đều đúng.

Câu 14: Khi so sánh hai động tác bơi sải và bơi bướm, ta có những nhận xét sau. Chọn nhận xét đúng?

A. Bơi sải nhanh hơn bơi bướm vì lực cản của nước nhỏ hơn.

B. Bơi sải chậm hơn bơi bướm vì lực cản của nước lớn hơn.

C. Bơi sải và bơi bướm đều nhanh ngang nhau.

D. Bơi sải và bơi bướm nhanh hay chậm không phụ thuộc lực cản của nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Bơi sải nhanh hơn bơi bướm vì lực cản của nước nhỏ hơn.

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến lực cản của không khí?

A. Khi bay, chim giang rộng đôi cánh của nó.

B. Máy bay thường có dạng thuôn và phần mũi nhọn hơn phần thân.

C. Cánh của chim cánh cụt nhỏ và ngắn.

D. Con mèo có phần đệm thịt dày ở chân.

Đáp án: D

Giải thích:

Hiện tượng không liên quan đén lực cản không khí là: con mèo có phần đệm thịt dày ở chân.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Trắc nghiệm Bài 47: Một số dạng năng lượng

Trắc nghiệm Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Trắc nghiệm Bài 49: Năng lượng hao phí

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

1 4,274 04/09/2022
Tải về