TOP 15 câu Trắc nghiệm Hỗn hợp các chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 16.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
I. Chất tinh khiết và hỗn hợp
- Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ 1 chất duy nhất và có những tính chất xác định.
Ví dụ:
+ Nước cất được tạo từ một chất duy nhất là nước , sôi ở 1000C, nóng chảy ở 00C.
+ Một chiếc thìa bằng bạc chỉ được tạo thành từ một chất là bạc.
- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.Tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp .
Ví dụ: Nước đường ( ngoài nước còn có đường ), nước cam (ngoài nước, đường, còn có axit hữu cơ, tinh dầu,...)
II. Dung dịch
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Ví dụ: Khi hòa tan đường vào nước ta được nước đường. Khi đó, đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.
III. Huyền phù và nhũ tương
- Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng
Ví dụ: nước phù sa, nước bột màu,...
- Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác
Ví dụ: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...
- Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất. Chúng thường không trong suốt.
IV. Sự hòa tan các chất
1. Khả năng tan của các chất
- Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch . Khi hòa tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.
Ví dụ:
- Đường tan nhiều trong nước, muối ăn, bột nở tan khá nhiều, còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.
- Rượu, giấm là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng.
- Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là carbon dioxide đã hòa tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hòa tan.
- Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.
Ví dụ: Hòa tan đường trong nước nóng, thấy đường tan nhanh hơn nhiều so với khi hòa tan đường trong cốc nước lạnh.
- Quá trình hòa tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chất tinh khiết là chất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chất lẫn ít tạp chất.
B. Chất không lẫn tạp chất.
C. Chất lẫn nhiều tạp chất.
D. Chất có tính chất thay đổi.
Đáp án: B
Giải thích:
Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nước cất là chất tinh khiết.
B. Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp các chất cùng thể.
C. Không khí trong lành là một chất tinh khiết.
D. Nước mưa là chất tinh khiết.
Đáp án: A
Giải thích:
B sai vì dầu ăn và nước đều ở thể lỏng, nhưng hỗn hợp dầu ăn và nước không phải là hỗn hợp đồng nhất.
C sai không khí là một hỗn hợp.
D sai vì nước mưa là một hỗn hợp.
Câu 3: Dung dịch là
A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
B. hỗn hợp không đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
C. hợp chất gồm dung môi và chất tan.
D. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Đáp án: D
Giải thích:
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Câu 4: Chất tan có thể tồn tại ở dạng nào?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí.
D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Đáp án: D
Giải thích:
Chất tan có thể là chất rắn (ví dụ hòa tan đường vào nước); chất lỏng (ví dụ hòa tan cồn vào nước) hoặc chất khí (như hòa tan khí chlorine vào nước).
Câu 5: Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp không đồng nhất?
A. Đường và nước.
B. Muối và nước.
C. Alcohol và nước.
D. Bột mì và nước.
Đáp án: D
Giải thích:
Bột mì và nước là hỗn hợp không đồng nhất. Đây là huyền phù, do có chất rắn (bột mì) lơ lửng trong lòng chất lỏng (nước).
Câu 6: Để có được một hỗn hợp ta cần trộn lẫn mấy chất với nhau?
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 2 chất trở lên.
Đáp án: D
Giải thích:
Để có được hỗn hợp ta cần trộn từ hai chất với nhau trở lên.
Câu 7: Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn, người ta tiến hành các biện pháp nào sau đây?
A. Khuấy dung dịch.
B. Đun nóng dung dịch.
C. Nghiền nhỏ chất rắn.
D. Cả 3 biện pháp đều được.
Đáp án: D
Giải thích:
Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn, người ta tiến hành một hoặc đồng thời các biện pháp:
+ Khuấy dung dịch.
+ Đun nóng dung dịch.
+ Nghiền nhỏ chất rắn.
Câu 8: Khi hòa tan 1 thìa muối vào một cốc nước đầy thì muối đóng vai trò là
A. chất tan.
B. dung môi.
C. dung dịch.
D. chất bão hòa.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi hòa tan 1 thìa muối vào một cốc nước đầy thì muối đóng vai trò là chất tan, nước là dung môi.
Câu 9: Tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là chất tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua…
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hóa rắn ở nhiệt độ không đổi.
Đáp án: D
Giải thích:
Chất tinh khiết sôi ở nhiệt độ cố định và hóa rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 10: Nước khoáng trong suốt, không màu có lẫn một số chất tan khác (calcium, sodium, bicarbonate,…). Vậy nước khoáng
A. là hỗn hợp đồng nhất.
B. là hỗn hợp không đồng nhất.
C. là chất tinh khiết.
D. không phải là hỗn hợp.
Đáp án: A
Giải thích:
Nước khoáng là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các chất.
Câu 11: Chất tinh khiết là
A. Không khí.
B. Nước biển.
C. Sodium chloride.
D. Nước cam.
Đáp án: C
Giải thích:
Chất tinh khiết là sodium chloride do nó không có lẫn chất khác.
Câu 12: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Đường ăn.
B. Khí oxygen.
C. Khí nitrogen.
D. Đá vôi.
Đáp án: A
Giải thích:
Đường ăn tan nhiều trong nước nóng.
Câu 13: Chất tinh khiết là
A. nước khoáng thiên nhiên.
B. hợp kim inox.
C. bột canh.
D. oxygen.
Đáp án: D
Giải thích:
Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác. Oxygen là chất tinh khiết.
Câu 14: Khi hòa tan chất lỏng này vào chất lỏng khác thì chất lỏng đóng vai trò là dung môi sẽ
A. có thể tích nhiều hơn.
B. có thể tích ít hơn.
C. nặng hơn.
D. nhẹ hơn.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi hòa tan chất lỏng này vào chất lỏng khác thì chất lỏng đóng vai trò là dung môi sẽ có thể tích nhiều hơn.
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Không khí là chất tinh khiết.
B. Chất tinh khiết có những tính chất xác định.
C. Nước biển là chất tinh khiết.
D. Nước cam là chất tinh khiết.
Đáp án: B
Giải thích:
Không khí, nước biển, nước cam đều không phải là chất tinh khiết.
Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Trắc nghiệm Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống
Trắc nghiệm Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều