TOP 15 câu Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Biểu diễn lực có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 41.

1 4,097 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Các đặc trưng của lực

1. Độ lớn của lực

- Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.

                                           Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Độ lớn lực của cậu bé tác dụng lên thùng hàng khoảng 70 N.

- Dụng cụ đo lực là lực kế.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Ví dụ: 

Dùng lực kế đo độ lớn của lực để kéo hộp bút của em khoảng 2,3 N.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

3. Phương và chiều của lực

 Mỗi lực có phương và chiều xác định.
                                  Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

II. Biểu diễn lực

Dùng mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

- Gốc của mũi tên: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

- Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.

- Độ dài của mũi tên: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

Ví dụ: 

  Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Điểm đặt: tại mép vật.

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: từ dưới lên trên.

- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Độ lớn của lực là:

A. Độ mạnh hay yếu của lực.

B. Đại lượng phụ thuộc vào cảm nhận của từng người.

C. Đại lượng có thể cảm nhận bằng mắt thường.

D. Đại lượng có thể dùng tai để cảm nhận.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ lớn của lực là độ mạnh hay yếu của lực.

B, C, D sai vì độ lớn của lực được đo bằng lực kế.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây hai lực có độ lớn bằng nhau?

A. Lực tay búng cho quả bóng tennis lăn trên mặt bàn và lực chân sút một quả bóng bay đi.

B. Lực hai bàn tay của hai bạn đang chơi vật tay chưa phân thắng bại.

C. Lực ngón tay gõ bàn phím và lực mở cửa của bàn tay.

D. Lực của người khi dắt xe đạp và lực của người khi dắt xe máy.

Đáp án: B

Giải thích:

A – Lực chân sút bóng mạnh hơn lực tay búng.

C – Lực mở cửa mạnh hơn lực gõ bán phím.

D – Lực dắt xe máy lớn hơn lực dắt xe đạp.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây, có hai lực có độ lớn khác nhau?

A. Lực đẩy của gió và lực giữ của tay tác dụng vào quả bóng bay làm nó không bị bay đi.

B. Lực kéo của hai đội khi chơi kéo co mà dây chưa lệch sang bên nào.

C. Lực của người 20 kg và của người 80 kg tác dụng lên chiếc đệm khi ngồi trên nó.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực của người 20 kg nhỏ hơn lực của người 80 kg tác dụng lên chiếc đệm khi ngồi trên nó.

Câu 4: Sắp xếp các lực sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

(1) Lực nâng của tay khi bê một thùng hàng 40 kg.

(2) Lực đỡ của bàn tay khi cầm một quả cam.

(3) Lực đỡ của tay khi bế một em bé 1 tuổi.

A. (1), (2), (3).                                            

B. (3), (2), (1).

C. (2), (3), (1).                                           

D. (3), (1), (2).

Đáp án: C

Giải thích:

Các lực sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ tới lớn: (2), (3), (1).

Câu 5: Nối tên của một số lực với độ lớn dự đoán tương ứng:

(1) Lực tay xách chiếc cặp.

(2) Lực ném của vận động viên ném đĩa.

(3) Lực kéo của đầu máy tàu hỏa.

a) 240 000 N                   b) 25 N                    c) 270 N

A. (1) – a, (2) – b, (3) – c.

B. (1) – b, (2) – c, (3) – a.

C. (1) – a, (2) – c, (3) – b.

D. (1) – c, (2) – b, (3) – a.

Đáp án: B

Giải thích:

Tên của một số lực với độ lớn dự đoán tương ứng: (1) – b, (2) – c, (3) – a.

Câu 6: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta, đơn vị của lực là:

A. Mét.                  

B. Ki-lô-gam.                

C. Niu-tơn.             

D. Mét khối.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta, đơn vị của lực là: Niu-tơn (N).

Câu 7: Dụng cụ dùng để đo lực là:

A. Thước thẳng.

B. Cân Rô-bec-van.

C. Bình chia độ.

D. Lực kế.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đo chiều dài.

B – đo khối lượng.

C – đo thể tích.

Câu 8: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự đúng các bước đo lực bằng lực kế:

(1) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Ước lượng độ lớn của lực.

(4) Chọn lực kế thích hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (4), (3), (2), (1), (5).

C. (3), (4), (2), (1), (5).

D. (5), (2), (1), (4), (3).

Đáp án: C

Giải thích:

(3) Ước lượng độ lớn của lực.

(4) Chọn lực kế thích hợp.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(1) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Câu 9: Cho biết phương và chiều của lực do hai chân vận động viên thể dục dụng cụ tác dụng lên mặt sàn khi thực hiện động tác tiếp đất.

A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

D. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật rơi theo phương của trọng lực nên phương và chiều của lực do hai chân vận động viên thể dục dụng cụ tác dụng lên mặt sàn khi thực hiện động tác tiếp đất là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 10: Cho biết phương và chiều của lực do chiếc ô tô cứu hộ tác dụng lên chiếc ô tô bị hỏng khi đi trên đường, biết hai xe đang hướng tới phía bên trái khi nhìn từ vị trí của người quan sát.

A. Phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải.

B. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.

C. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

D. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiếc ô tô cứu hộ tác dụng lên chiếc ô tô bị hỏng khi đi trên đường nên phương của lực nằm ngang.

Hai xe đang hướng tới phía bên trái nên chiều của lực là từ phải sang trái.

Câu 11: Khi biểu diễn một lực, ta lưu ý đến những yếu tố nào?

A. Gốc, phương, độ lớn.

B. Gốc, phương, chiều.

C. Phương, chiều, độ lớn.

D. Gốc, phương, chiều, độ lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi biểu diễn một lực, ta lưu ý đến những yếu tố: gốc, phương, chiều, độ lớn.

Câu 12: Một lực có độ lớn 160 N, biểu diễn bằng một mũi tên nằm ngang chia làm 4 đoạn, thì tỉ xích được thể hiện trên hình vẽ sẽ tương ứng với:

A. 16 N.                         

B. 30 N.                           

C. 40 N.                          

D. 80 N.

Đáp án: C

Giải thích:

Một lực có độ lớn 160 N, biểu diễn bằng một mũi tên nằm ngang chia làm 4 đoạn. Vậy tỉ xích được thể hiện trên hình vẽ sẽ tương ứng với Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Câu 13: Lực trong trường hợp sau có phương, chiều thế nào?

Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên.

B. Phương xiên một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

C. Phương xiên một góc 300 so với phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

D. Phương xiên một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương xiên một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 14: Lực trong trường hợp sau có độ lớn bằng:

Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. 200 N.                  

B. 400 N.                   

C. 600 N.            

D. 800 N.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực có độ lớn bằng 600 N vì mũi tên dài 3 đoạn mỗi đoạn ứng với 200 N.

Câu 15: Lực trong hình sau chọn tỉ xích bằng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 1500 N.                       

B. 750 N.                          

 C. 300 N.                       

D. 500 N.

Đáp án: D

Giải thích:

Lực trong hình chọn tỉ xích là 500 N vì lực có độ lớn là 1500N được chia thành 3 đoạn nên mỗi đoạn là Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 42: Biến dạng của lò xo

Trắc nghiệm Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Trắc nghiệm Bài 44: Lực ma sát

Trắc nghiệm Bài 45: Lực cản của nước

Trắc nghiệm Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

1 4,097 04/09/2022
Tải về