TOP 15 câu Trắc nghiệm Lực ma sát có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Lực ma sát có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 44.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 44: Lực ma sát - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
I. Lực ma sát là gì?
Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Ví dụ:
Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát.
Ta đẩy thùng hàng chuyển động trên mặt sàn, giữa mặt sàn và thùng hàng có lực ma sát. Lực này xuất hiện làm cản trở chuyển động của thùng hàng.
II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt
- Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy.
Ví dụ:
Ô tô đậu được trên mặt đường nghiêng là nhờ có ma sát nghỉ.
Cậu bé tác dụng lực kéo lên thùng hàng mà thùng hàng vẫn đứng yên là nhờ có lực ma sát nghỉ.
- Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ:
Khi giáo viên viết phấn lên bảng, giữa viên phấn và bảng xuất hiện lực ma sát trượt.
Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt xuất hiện lực ma sát trượt.
- Ngoài ra còn có lực ma sát lăn. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn.
III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động
- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.
Ví dụ:
Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.
Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.
Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.
Khi ta đẩy một thùng hàng, giữa mặt đất và thùng hàng xuất hiện lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của thùng hàng.
IV. Ma sát trong an toàn giao thông
- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông.
Ví dụ:
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Em học sinh chơi cầu trượt.
B. Dùng tay mở nắp đậy của hộp.
C. Đặt một gói quà trên bàn.
D. Một bông hoa rụng từ trên cành xuống.
Đáp án: A
Giải thích:
Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp: em học sinh chơi cầu trượt.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không có lực ma sát trượt.
A. Viên phấn nằm yên trên mặt bàn.
B. Vận động viên trượt băng.
C. Giáo viên đang viết bảng.
D. Gặp chướng ngại vật, xe đạp đột ngột phanh gấp.
Đáp án: A
Giải thích:
Trường hợp không có lực ma sát trượt là: viên phấn nằm yên trên mặt bàn.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Một con chim đang bay trên trời.
B. Vận động viên trượt tuyết.
C. Thùng hàng nằm yên trên băng chuyền từ thấp lên cao.
D. Xe đang đi chậm đột ngột tăng tốc.
Đáp án: C
Giải thích:
Trường hợp xuất hiện lực ma sát nghỉ là thùng hàng nằm yên trên băng chuyền từ thấp lên cao.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Một người cố sức đẩy một xe ô tô chết máy nhưng xe không di chuyển.
B. Một người đạp xe đạp đi trên đường.
C. Chân đi vào chỗ sàn vừa được lau bị trơn trượt.
D. Cả hai đáp án B và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Trường hợp không xuất hiện lực ma sát nghỉ là:
Một người đạp xe đạp đi trên đường.
Chân đi vào chỗ sàn vừa được lau bị trơn trượt.
Câu 5: Có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo sau khi đi xe đạp ta ngừng đạp cho xe chạy trên mặt đường?
A. Xe chuyển động nhanh dần.
B. Xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn.
C. Xe chuyển động tiếp tục mãi.
D. Xe dừng lại ngay lập tức.
Đáp án: B
Giải thích:
Sau khi đi xe đạp ta ngừng đạp cho xe chạy trên mặt đường thì xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn.
Câu 6: Nguyên nhân nào gây ra lực ma sát?
A. Do các mặt tiếp xúc giữa các vật rất nhẵn.
B. Do các mặt tiếp xúc giữa các vật rất gồ ghề.
C. Do các vật có hình dạng khác nhau.
D. Do mặt tiếp xúc giữa các vật khớp vào với nhau.
Đáp án: B
Giải thích:
Nguyên nhân gây ra lực ma sát là do các mặt tiếp xúc giữa các vật rất gồ ghề.
Câu 7: Để làm tăng tuổi thọ cho trục xe và giúp xe chuyển động êm hơn, người ta lắp ổ bi vào trục bánh xe. Lúc này ở trục đã có sự chuyển đổi lực ma sát thế nào?
A. Chuyển từ ma sát nghỉ thành ma sát lăn.
B. Chuyển từ ma sát nghỉ thành ma sát trượt.
C. Chuyển từ ma sát trượt thành ma sát lăn.
D. Chuyển từ ma sát lăn thành ma sát trượt.
Đáp án: C
Giải thích:
Ở trực bánh xe xuất hiện sự chuyển đổi từ ma sát trượt thành ma sát lăn.
Câu 8: Lực ma sát trượt là:
A. Lực xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác.
B. Lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác.
C. Lực giữ cho vật đứng yên khi chịu tác dụng của lực khác.
D. Lực khiến cho vật chuyển động khi chịu tác dụng của lực khác.
Đáp án: B
Giải thích:
Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác.
Câu 9: Lực ma sát lăn là:
A. Lực khiến cho vật đổi hướng khi chịu tác dụng của lực khác.
B. Lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.
C. Lực xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác.
D. Lực khiến cho vật biến dạng khi chịu tác dụng của lực khác.
Đáp án: C
Giải thích:
Lực ma sát lăn là lực xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác.
Câu 10: Lực ma sát nghỉ là:
A. Lực giữ cho vật đứng yên khi chịu tác dụng của lực khác.
B. Lục khiến cho vật biến dạng đàn hồi khi chịu tác dụng của lực khác.
C. Lực xuất hiện kh vật này lăn trên bề mặt của vật khác.
D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.
Đáp án: A
Giải thích:
Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên khi chịu tác dụng của lực khác.
Câu 11: Trường hợp nào lực ma sát thúc đẩy chuyển động?
A. Khi đi xe đạp, bàn chân nhấn lên phần bàn đạp làm xuất hiện lực ma sát trượt.
B. Hai má phanh bóp chặt làm bánh xe dừng lại.
C. Khi đi xe trượt, nếu không dùng chân tạo đà thì xe chuyển động chậm rồi dừng lại.
D. Dù cố sức nhưng bạn nhỏ không đẩy cho cái tủ di chuyển được.
Đáp án: A
Giải thích:
Trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động là: khi đi xe đạp, bàn chân nhấn lên phần bàn đạp làm xuất hiện lực ma sát trượt.
Câu 12: Trường hợp nào lực ma sát cản trở chuyển động?
A. Mặt bảng hơi nhám giúp phấn bám được trên mặt bảng và ta viết dễ dàng.
B. Tung quả bóng lên cao, quả bóng bị rơi xuống.
C. Khi ta chơi đu quay, nếu không dùng tay đẩy đu quay sẽ quay chậm dần.
D. Em bé ngồi chơi xúc cát.
Đáp án: C
Giải thích:
Trường hợp lực ma sát cản trở chuyển động là khi ta chơi đu quay, nếu không dùng tay đẩy đu quay sẽ quay chậm dần.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây lực ma sát có ích?
A. Trời mưa, đường trơn khiến các phương tiện dễ bị trơn trượt.
B. Lưỡi dao dùng lâu bị cùn.
C. Bôi nhựa thông vào dây đàn tạo âm thanh rõ ràng và hay hơn.
D. Cả hai đáp án A và C đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Trường hợp lực ma sát có ích là:
- Trời mưa, đường trơn khiến các phương tiện dễ bị trơn trượt.
- Bôi nhựa thông vào dây đàn tạo âm thanh rõ ràng và hay hơn.
Câu 14: Việc làm nào sau đây đảm bảo an toàn giao thông?
A. Tạo khía rãnh sâu trên lốp xe ô tô.
B. Kẻ những vạch giảm tốc độ trên đoạn đường xuống dốc.
C. Rải nhựa đường trên các con đường thuộc các tuyến giao thông đô thị.
D. Cả hai đáp án A và B đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Việc làm đảm bảo an toàn giao thông là:
- Tạo khía rãnh sâu trên lốp xe ô tô.
- Kẻ những vạch giảm tốc độ trên đoạn đường xuống dốc.
Câu 15: Việc làm nào sau đây gây mất an toàn khi tham gia giao thông?
A. Quan sát kĩ trước khi chuyển hướng di chuyển.
B. Lốp xe đi lâu ngày mòn nhưng vẫn không thay.
C. Kiểm tra phanh xe cẩn thận xem còn ma sát với bánh xe nữa không.
D. Cả hai đáp án A và B đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
Việc làm gây mất an toàn khi tham gia giao thông là: lốp xe đi lâu ngày mòn nhưng vẫn không thay.
Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 45: Lực cản của nước
Trắc nghiệm Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
Trắc nghiệm Bài 47: Một số dạng năng lượng
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều